i<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Việc xác định chi phí sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến tính chính xác của giá<br />
thành sản phẩm, là tiền đề để xác định chính xác kết quả hoạt động kinh doanh của<br />
Doanh nghiệp, ảnh hưởng đến tính trung thực, hợp lý của các thông tin báo cáo kế<br />
toán. Điều này đặc biệt quan trọng trong thời điểm các Doanh nghiệp đã lên sàn<br />
chứng khoán phải công khai tình hình tài chính của Doanh nghiệp, ảnh hưởng đến<br />
quyết định của các nhà đầu tư và cuối cùng là ảnh hưởng đến các quyết định quản<br />
trị của Doanh nghiệp. Vì vậy việc xác định chi phí sản xuất, doanh thu và kết quả<br />
kinh doanh đúng đắn sẽ giúp cho nhà lãnh đạo Doanh nghiệp đánh giá chính xác<br />
hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, từ đó đưa ra những biện pháp hữu<br />
hiệu nhằm nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp mình. Để làm được điều này yêu<br />
cầu kế toán phải không ngừng hoàn thiện, đặc biệt là kế toán chi phí, doanh thu và<br />
kết quả kinh doanh.<br />
Xuất phát từ nhận thức đó, tác giả chọn đề tài nghiên cứu của luận văn là<br />
"Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại các Công ty cổ<br />
phần xây lắp đã niêm yết thuộc Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Xây dựng<br />
Việt Nam - Vinaconex.<br />
Đề tài hệ thống và làm rõ hơn cơ sở lý luận chung về kế toán chi phí, doanh<br />
thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp xây lắp và thông qua nghiên cứu<br />
thực tế kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại các Công ty cổ phần<br />
xây lắp đã niêm yết thuộc Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt<br />
Nam – Vinaconex từ đó nêu ra những vấn đề còn tồn tại cần khắc phục và hoàn<br />
thiện cũng như các giải pháp để hoàn thiện công tác kế toán này tại các Công ty.<br />
* Kết cấu của đề tài<br />
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương:<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh<br />
tại các doanh nghiệp xây lắp<br />
<br />
ii<br />
<br />
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại<br />
các Công ty cổ phần xây lắp đã niêm yết thuộc Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập<br />
khẩu Xây dựng Việt Nam - Vinaconex.<br />
Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại<br />
các Công ty cổ phần xây lắp đã niêm yết thuộc Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập<br />
khẩu Xây dựng Việt Nam - Vinaconex.<br />
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU<br />
VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP<br />
1.1. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh xây lắp<br />
1.1.1. Ví trí vai trò của ngành xây lắp trong nền kinh tế<br />
Ngành xây lắp là một ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất<br />
công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân, trực tiếp nâng cao<br />
chất lượng, hiệu quả các hoạt động xã hội, dân sinh, chất lượng cuộc sống của cộng<br />
đồng, góp phần hoàn thiện cơ cấu kinh tế, tạo tiền đề quan trọng để thực hiện thành<br />
công công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Nó được coi là ngành mũi nhọn<br />
đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, thu hút đông đảo lực lượng lao động trong<br />
xã hội.<br />
Xét về tốc độ tăng trưởng của giá trị sản xuất kinh doanh, lĩnh vực xây dựng<br />
luôn đạt được mức tăng trưởng khoảng trên 20% trong những năm gần đây và triển<br />
vọng tăng trưởng của lĩnh vực xây dựng trong thời gian tới được đánh giá là tương<br />
đối tốt với rất nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp trong ngành.<br />
Doanh nghiệp xây lắp là những đơn vị sản xuất độc lập, hiệu quả sản xuất<br />
của toàn ngành phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng doanh<br />
nghiệp xây lắp.<br />
1.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp xây lắp<br />
Hoạt động kinh doanh xây lắp là một hoạt động có nhiều đặc điểm riêng biệt<br />
như: hoạt động kinh doanh được thực hiện trên cơ sở các hợp đồng đã ký với đơn vị<br />
chủ đầu tư sau khi trúng thầu hoặc chỉ định thầu; Sản phẩm xây lắp là những công<br />
trình có quy mô lớn, thời gian xây dựng dài; Giá trị sản phẩm xây lắp rất lớn, …<br />
<br />
iii<br />
<br />
Chính những đặc đểm riêng biệt đó đã chi phối rất lớn đến công tác tổ chức quản lý,<br />
công tác tổ chức sản xuất, công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí,<br />
doanh thu và kết quả kinh doanh nói riêng của hoạt động xây lắp trong các doanh<br />
nghiệp xây lắp.<br />
1.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý tại các doanh nghiệp xây lắp<br />
Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xây lắp thường được gọi là các<br />
công ty xây dựng. Việc tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh ở các doanh<br />
nghiệp xây lắp hiện nay được tổ chức dưới dạng Tổng công ty xây lắp hoặc công ty<br />
xây lắp độc lập.<br />
1.1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất tại các doanh nghiệp xây lắp<br />
Phần lớn các đơn vị đã thực hiện cơ chế khoán sản phẩm xây lắp cho các xí<br />
nghiệp, tổ đội sản xuất. Các doanh nghiệp xây lắp trên cơ sở giá trị dự toán của<br />
công trình, hạng mục công trình đã ký kết nhận thầu với các đơn vị đầu tư, tính toán<br />
giá giao khoán cho các đơn vị thi công thực hiện qua các hợp đồng giao khoán. Sau<br />
khi nhận được hợp đồng giao khoán các đơn vị sẽ lên kế hoạch cân đối về vật tư,<br />
nhân công, máy móc… để phục vụ cho việc thi công công trình.<br />
1.2. Kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại các doanh<br />
nghiệp xây lắp.<br />
1.2.1. Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp xây lắp<br />
1.2.2. Kế toán doanh thu tại các doanh nghiệp xây lắp<br />
1.2.3. Kế toán kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp xây lắp<br />
1.3. Kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh với việc tăng cường<br />
quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp xây lắp.<br />
1.4. Kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh ở một số nước trên thế<br />
giới và bài học rút ra cho các doanh nghiệp Việt Nam<br />
1.4.1. Kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh theo hệ thống kế toán Mỹ.<br />
1.4.2. Kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh theo hệ thống kế toán<br />
Pháp.<br />
<br />
iv<br />
<br />
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU VÀ KẾT<br />
QUẢ KINH DOANH TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐÃ<br />
NIÊM YẾT THUỘC TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU<br />
XÂY DỰNG VIỆT NAM - VINACONEX<br />
2.1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh tại các Công ty cổ phần xây lắp<br />
đã niêm yết thuộc Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam<br />
- Vinaconex<br />
2.1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Tổng Công ty cổ phần<br />
Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam - Vinaconex<br />
Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu & Xây dựng Việt Nam tiền thân là<br />
Công ty Dịch vụ và Xây dựng nước ngoài, được thành lập ngày 27/09/1988 theo<br />
Quyết định số 1118 BXD/TCLĐ của Bộ Xây dựng.<br />
Theo Quyết định số 432 BXD/TCLĐ ngày 10/08/1991 của Bộ Xây dựng,<br />
Công ty được chuyển đổi thành Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam,<br />
hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, xuất - nhập khẩu và xuất khẩu lao động.<br />
Ngày 20/11/1995 Bộ Xây dựng đã ra Quyết định số 992/BXD-TCLĐ về việc<br />
thành lập Tổng Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam theo mô hình Tổng<br />
công ty 90.<br />
Theo Quyết định số 84/2004/QĐ-TTg ngày 13/05/2004 của Thủ tướng Chính<br />
phủ, Tổng Công ty VINACONEX được chọn là một trong những Tổng Công ty<br />
Nhà nước đầu tiên thực hiện thí điểm cổ phần hoá toàn Tổng Công ty.<br />
Đến ngày 27/11/2006, Đại hội cổ đông thành lập Tổng Công ty cổ phần đã<br />
được tiến hành và VINACONEX đã chính thức đi vào hoạt động theo hình thức<br />
Công ty cổ phần với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103014768 đăng ký<br />
lần đầu ngày 01/12/2006 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.<br />
Ngày 05/09/2008, cổ phiếu của Tổng Công ty VINACONEX chính thức<br />
được niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội với mã giao dịch<br />
là VCG.<br />
<br />
v<br />
<br />
* Đặc điểm hoạt động kinh doanh và mô hình tổ chức quản lý của Tổng<br />
Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam – Vinaconex<br />
Ngay từ ngày đầu thành lập, Tổng Công ty VINACONEX đã xác định<br />
phương châm kinh doanh đa ngành với chiến lược xuyên suốt trong quá trình hoạt<br />
động, phấn đấu trở thành tập đoàn kinh tế mạnh.<br />
Qua chặng đường hơn 19 năm phát triển đến nay, VINACONEX đã tạo dựng<br />
được uy tín và thương hiệu của mình trên thị trường, đặc biệt là trong lĩnh vực xây<br />
lắp, được các khách hàng trong và ngoài nước tôn trọng đánh giá cao, đặt niềm tin<br />
để thiết lập quan hệ hợp tác kinh doanh trong các lĩnh vực mà hai bên cùng quan<br />
tâm.<br />
Tính đến thời điểm 31/03/2008, VINACONEX có trên 42.283 cán bộ công<br />
nhân viên và 88 đơn vị trực thuộc (gồm 46 công ty cổ phần; 12 công ty liên kết; 02<br />
liên doanh; 04 đơn vị hạch toán phụ thuộc; 05 trường đào tạo; 15 Ban quản lý, ban<br />
điều hành, ban chuẩn bị dự án; 04 văn phòng đại diện trong và ngoài nước).<br />
Trong đó có 10 Công ty cổ phần xây lắp đã niêm yết cổ phiếu trên Sàn Giao<br />
dịch Chứng khoán Hà Nội gồm: Công ty cổ phần Xây dựng số 1; Công ty cổ phần<br />
Xây dựng số 2; Công ty cổ phần Xây dựng số 3; Công ty cổ phần Xây dựng số 5;<br />
Công ty cổ phần Xây dựng số 6; Công ty cổ phần Xây dựng số 7; Công ty cổ phần<br />
Vinaconex số 25; Công ty cổ phần Đá ốp lát cao cấp Vinaconex; Công ty cổ phần<br />
Vimeco; Công ty cổ phần bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai.<br />
Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam được tổ chức và<br />
điều hành theo mô hình Tổng Công ty cổ phần. Bộ máy quản lý của Tổng Công ty<br />
được xây dựng theo mô hình kiểu trực tuyến - chức năng.<br />
2.1.2. Đặc điểm sản phẩm của các Công ty cổ phần xây lắp đã niêm yết<br />
thuộc Tổng Công ty<br />
- Sản phẩm của các công ty thường có quy mô lớn, giá trị cao, kết cấu phức<br />
tạp, mang tính chất đơn chiếc.<br />
- Sản phẩm của các công ty thường có thời gian sử dụng dài, trình độ kỹ<br />
thuật, mỹ thuật cao<br />
<br />