TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
Trong các ngành sản xuất nói chung và ngành sản xuất đồ may mặc nói riêng,<br />
hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một khâu rất quan trọng trong<br />
toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp. Vì vậy, hoàn thiện kế toán nói chung và hoàn<br />
thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng là yêu cầu, nhiệm vụ<br />
khách quan và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của doanh nghiệp.<br />
Đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại<br />
Công ty may xuất khẩu SSV” được lựa chọn với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về kế<br />
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty, qua đó có thể phát hiện<br />
những vấn đề còn tồn tại trong công tác này và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần<br />
hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm và năng lực quản trị doanh<br />
nghiệp tại Công ty may xuất khẩu SSV.<br />
Kết cấu luận văn được chia làm 4 chương ngoài lời mở đầu và kết luận:<br />
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu<br />
Chương 2: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá<br />
thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.<br />
Chương 3: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại<br />
Công ty may xuất khẩu SSV.<br />
Chương 4: Các kết luận và giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính<br />
giá thành sản phẩm tại Công ty may xuất khẩu SSV.<br />
Chương 1 tổng quan về đề tài nghiên cứu<br />
Thực tế việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các<br />
doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hầu như mới chỉ đáp ứng được yêu cầu cơ bản của kế<br />
toán tài chính, hướng tới mục tiêu lập Báo cáo tài chính. Điều đó cho thấy các Công ty<br />
sản xuất công nghiệp cần khẩn trương xây dựng công tác hạch toán chi phí sản xuất và<br />
tính giá thành sản phẩm để phục vụ cho việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của<br />
mình.<br />
Đề tài nghiên cứu “ Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản<br />
phẩm” đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu tại nhiều địa bàn và nhiều lĩnh vực sản<br />
<br />
xuất khác nhau. Công ty may xuất khẩu SSV hiện nay đang rất cần những thông tin này<br />
nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm góp phần nâng<br />
cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.<br />
Trong Chương 1 trình bày lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi<br />
nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu làm cơ sở để thực hiện trong các chương tiếp<br />
theo của luận văn.<br />
Trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học chi phí sản xuất và tính giá thành sản<br />
phẩm trong luận văn hướng tới những mục đích cụ thể sau:<br />
- Làm rõ bản chất, vai trò cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá<br />
thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng trên hai góc độ kế toán tài chính và kế toán<br />
quản trị.<br />
- Phân tích đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm<br />
tại Công ty may xuất khẩu SSV.<br />
-Trên cơ sở lý luận và thực tế khảo sát, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện kế<br />
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty may xuất khẩu SSV giúp các<br />
nhà quản trị đưa ra các quyết định kinh doanh kịp thời trong môi trường cạnh tranh.<br />
Chương 2 trình bầy về những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản<br />
xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp<br />
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta cùng với sự tiến bộ vượt bậc của<br />
khoa học kỹ thuật đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong cơ chế mới cần<br />
phải có sức cạnh tranh cao và có khả năng tự điều chỉnh thích ứng kịp thời với những<br />
biến động của môi trường kinh doanh. Vì vậy, nhu cầu sử dụng thông tin kế toán cũng<br />
ngày càng cao, phong phú hơn, đa dạng hơn nhằm phục vụ cho công tác quản lý doanh<br />
nghiệp một cách kịp thời, có hiệu quả. Chính điều đó thúc đẩy kế toán phát triển và cho<br />
ra đời các loại kế toán khác nhau, cụ thể là kế toán tài chính và kế toán quản trị.<br />
Hiện nay nói về chi phí sản xuất người ta thường có khái niệm chi phí như sau:“Chi<br />
phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền về toàn bộ các hao phí lao động sống, lao động vật hóa và<br />
các chi phí khác mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất trong một thời<br />
<br />
kỳ”. Giá thành sản phẩm là chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra tính cho một khối lượng sản<br />
phẩm, công việc, lao vụ và dịch vụ đã hoàn thành.<br />
Phân loại chi phí sản xuất thì Kế toán tài chính phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố<br />
(nội dụng, tính chất kinh tế của chi phí) gồm: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi<br />
phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằn tiền khác; Phân loại chi phí theo<br />
mục đích, công dụng kinh tế (chi nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí<br />
sản xuất chung);<br />
Với mục tiêu kiểm soát được chi phí và đưa ra các quyết định đúng đắn, kế toán<br />
quản trị phân loại chi phí theo các tiêu thức khác nhau: Phân loại chi phí theo mối quan<br />
hệ chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính (chi phí sản phẩm, chi phí thời kỳ);<br />
phân loại chi phí theo khả năng quy nạp của chi phí đối với các đối tượng kế toán (chi phí<br />
trực tiếp, chi phí gián tiếp), phân loại chi phí căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với quy<br />
trình của công nghệ sản phẩm (chi phí cơ bản, chi phí chung); Phân loại chi phí theo mối<br />
quan giữa chi phí với mức độ hoạt động (chi phí biến đổi, chi phhis cố định, chi phí hỗn<br />
hợp); Phân loại chi phí sản xuất theo thẩm quyền ra quyết định (chi phí kiểm soát được<br />
và chi phí không kiểm soát được).<br />
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ phải được<br />
kế toán tập hợp theo một phạm vi, giới hạn nhất định.<br />
Phương pháp kế toán chi phí sản xuất là cách thức tập hợp và phân bổ chi phí cho<br />
từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định. Tùy theo từng loại chi phí và<br />
điều kiện cụ thể, kế toán có thể vận dụng phương pháp tập hợp trực tiếp hoặc phương<br />
pháp phân bổ gián tiếp cho thích hợp: Phương pháp tập hợp trực tiếp, phương pháp phân<br />
bổ gián tiếp.<br />
Phân loại giá thành sản phẩm thì có nhiều cách phân loại giá thành khác nhau: Phân<br />
loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành (giá thành kế hoạch, giá<br />
thành định mức, giá thành thực tế); Phân loại giá thành sản phẩm theo phạm vi chi phí trong<br />
giá thành (giá thành sản xuất sản phẩm, giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ, giá thành<br />
sản xuất toàn bộ, giá thành sản xuất theo biến phí, giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý<br />
định phí sản xuất, giá thành toàn bộ theo biến phí).<br />
<br />
Xác định đối tượng giá thành chính là việc xác định sản phẩm, bán thành phẩm, công<br />
việc, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị. Đối tượng tính giá thành có thể là<br />
sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay trên dây chuyền sản xuất tùy theo mục tiêu bán<br />
ra sản phẩm gì của quá trình sản xuất ra sản phẩm.<br />
Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành tiến hành công việc tính giá<br />
thành cho các đối tượng. Xác định kỳ tính giá thành sản phẩm phải khoa học, hợp lý, đảm<br />
bảo cung cấp số liệu về giá thành thực tế của các sản phẩm, lao vụ một cách kịp thời,<br />
phát huy đầy đủ chức năng Giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản<br />
phẩm.<br />
Sản phẩm dở dang là sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, gia<br />
công chế biến, trên các giai đoạn của quy trình công nghệ và đã hoàn thành một vài quy<br />
trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến mới trở thành sản phẩm. Các<br />
phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ gồm: Phương pháp xác định giá trị<br />
sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính; Đánh giá sản phẩm dở dang<br />
theo sản lượng hoàn thành tương đương; Đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí<br />
chế biến.<br />
Phương pháp tính giá thành: Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp tính<br />
giá thành trực tiếp); Phương pháp tính giá thành theo hệ số; Phương pháp tính giá thành<br />
theo tỷ lệ;<br />
Tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Tính giá thành trong các<br />
doanh nghiệp sản xuất giản đơn công việc tính giá thành được tiến hành vào cuối tháng<br />
theo phương pháp giản đơn (trực tiếp); Tính giá thành trong những doanh nghiệp sản xuất<br />
theo đơn đặt hàng Việc tính giá thành trong doanh nghiệp này chỉ tiến hành khi đơn đặt<br />
hàng hoàn thành nên kỳ tính giá thành thông thường không nhất trí với kỳ báo cáo. Đối với<br />
những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo mà chưa sản xuất xong thì toàn bộ chi phí tập hợp theo<br />
đơn đó đều coi là sản phẩm dở dang chuyển sang kỳ sau; Tính giá thành trong các doanh<br />
nghiệp sản xuất áp dụng hệ thống hạch toán định mức; Tính giá thành trong các doanh nghiệp<br />
sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục: Tính giá thành phân bước theo phương án hạch<br />
<br />
toán có tính giá thành bán thành phẩm (phương pháp kết chuyển chi phí tuần tự), Tính giá<br />
<br />
thành phân bước theo phương án hạch toán không tính giá thành bán thành phẩm (phương<br />
pháp kết chuyển chi phí song song).<br />
Theo chế độ kế toán hiện nay, chi phí sản xuất được tập hợp theo từng khoản mục<br />
như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất<br />
chung, sau đó tổng hợp lại toàn bộ chi phí sản xuất phục vụ tính giá thành sản phẩm. Việc<br />
tập hợp chi phí tùy thuộc vào doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê<br />
khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ.<br />
Để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành<br />
thì phụ thuộc vào phương pháp kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê định kỳ<br />
để lựa chọn tài khoản kế toán cho phù hợp<br />
Kế toán chi phí sản xuất theo kế toán quản trị: Lập dự toán chi phí sản xuất và tính giá<br />
<br />
thành sản phẩm (Lập dự toán chi phí sản xuất, Xác định giá thành sản phẩm sản xuất),<br />
Thu thập thông tin kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (Thu thập<br />
thông tin kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thông qua các phân<br />
xưởng, đội sản xuất, tổ sản xuất, Thu thập thông tin kế toán quản trị chi phí sản xuất và<br />
tính giá thành sản phẩm thông qua mô hình tổ chức kế toán quản trị). Phân tích thông tin<br />
về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phục vụ cho việc ra các quyết định sản xuất<br />
kinh doanh.<br />
Chương 3 trình bày về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành<br />
sản phẩm tại Công ty may xuất khẩu SSV<br />
Công ty may xuất khẩu SSV là công ty có 100% vốn đầu tư của Hàn Quốc được<br />
thành lập vào ngày 10/11/2007. Công ty chuyên sản xuất với những sản phẩm như quần<br />
áo các loại, xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, châu âu và các nước trong khu vực.<br />
Nguyên vật liệu sau khi nhập kho được chuyển đến bộ phân cắt dựa trên các phiếu<br />
yêu cầu nguyên vật liệu và kế hoạch sản xuất. Sau khi cắt, bán thành phẩm sẽ được<br />
chuyển đến các xưởng may, mỗi tổ, xưởng may sẽ đảm nhận một bộ phận, một công<br />
đoạn của sản phẩm như may cổ, may tay, may thân, may túi…rồi lắp ghép thành sản<br />
phẩm hoàn chỉnh. Sản phẩm sau khhi đã được may hoàn chỉnh sẽ được chuyển sang bộ<br />
phận KCS xưởng may để kiểm tra về điều kiện và chất lượng của sản phẩm. Khi kiểm tra<br />
<br />