i<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực hiện nay ở Việt Nam đã tạo ra<br />
nhiều cơ hội cũng như thách thức mới cho nền kinh tế, nhất là đối với các doanh<br />
nghiệp. Kế toán chi phí trong các doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua đã có<br />
nhiều sự biến đổi tích cực trong việc áp dụng và thực hiện đúng các chế độ, chuẩn mực<br />
kế toán nhưng mới chỉ dừng lại ở công tác kế toán tài chính và còn nhiều mặt hạn chế<br />
trong công tác kế toán quản trị. Chính vì những lý do đó, việc tập hợp chi phí sản xuất<br />
và tính giá thành sản phẩm luôn là một vấn đề cấp bách đối với các doanh nghiệp mà<br />
yêu cầu phải hoàn thiện cả về lý luận để làm cơ sở cho các hoạt động thực tiễn.<br />
Đối với Công ty Quang điện – Điện tử Bộ Quốc phòng, nhận thức được tầm<br />
quan trọng trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm, Công ty đã tăng<br />
cường thực hiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.<br />
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn bộc lộ nhiều mặt chưa hợp lý cần được bổ<br />
sung và hoàn thiện cho phù hợp với chế độ kế toán hiện hành và điều kiện cụ thể tại<br />
Công ty hiện nay từ đó giúp Công ty vững bước trong tiến trình hội nhập và phát triển.<br />
Đề tài: “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại<br />
Công ty Quang điện – Điện tử Bộ Quốc phòng”<br />
Kết cấu: Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo. Luận văn<br />
được chia thành 3 chương:<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ<br />
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN<br />
XUẤT<br />
Luận văn đi sâu nghiên cứu lý luận cơ bản về chi phí, giá thành, boa gồm các<br />
khái niệm, phân loại, xác định đối tượng của chi phí – giá thành, kỳ tính, phương pháp<br />
tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, hệ thống các chứng từ tài khoản, hình thức<br />
tổ chức sổ kế toán từ đó đưa ra các phương pháp hạch toán tổng hợp chi phí, giá thành.<br />
<br />
ii<br />
<br />
Luận văn cũng nghiên cứu việc lập các định mức chi phí, làm cơ sở cho việc lập<br />
dự toán chi phí sản xuất, đưa ra lý thuyết về phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối<br />
lượng và lợi nhuận theo kế toán quản trị.<br />
Luận văn tìm hiểu, nghiên cứu cách kế toán chi phí của các nước Pháp, Mỹ và<br />
đưa ra những nhận định về sự vận dụng kinh nghiệm của các nước trong các doanh<br />
nghiệp của Việt Nam.<br />
<br />
CHƯƠNG 2<br />
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH<br />
SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY QUANG ĐIỆN – ĐIỆN TỬ BỘ QUỐC<br />
PHÒNG<br />
2.1. Tổng quan về Công ty Quang điện – Điện tử Bộ Quốc phòng<br />
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Quang điện – Điện tử Bộ Quốc<br />
phòng<br />
Giới thiệu chung về quá trình từ khi thành lập và trong suốt quá trình phát triển<br />
của mình doanh nghiệp ngày càng khẳng định được vị trí trong thị trường hàng dân<br />
dụng Việt Nam.<br />
2.1.2. Mô hình tổ chức và hoạt động của Công ty Quang điện – Điện tử Bộ Quốc<br />
phòng<br />
Đặc điểm về tổ chức bộ máy của Công ty, bộ máy được tổ chức theo mô hình<br />
trực tuyến tham mưu với các phòng ban nhằm phục vụ cho quản lý sản xuất của Công<br />
ty đạt hiệu quả cao nhất.<br />
2.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Quang điện – Điện<br />
tử Bộ Quốc phòng.<br />
Tìm hiểu về quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty trong đó đi sâu vào quy<br />
trình sản xuất quạt đây là sản phẩm chủ yếu của Công ty. Từ đó biết được đặc điểm sản<br />
phẩm và tính chất phức tạp của quy trình công nghệ sản xuất.<br />
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Quang điện – Điện tử Bộ Quốc<br />
phòng.<br />
<br />
iii<br />
<br />
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty, điều kiện và trình độ quản<br />
lý, bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Theo đó, Công<br />
ty chỉ tổ chức một phòng kế toán tập trung tại Xí nghiệp 91, còn xí nghiệp 23 không<br />
thực hiện tổ chức kế toán riêng.<br />
2.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty Quang điện – Điện tử Bộ Quốc<br />
phòng.<br />
Khái quát về cách tổ chức và các chế độ kế toán hiện hành đang được áp dụng<br />
tại Công ty. Từ đó, có được thông tin một cách tổng quát về cách tính và tập hợp chi<br />
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty.<br />
2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty<br />
Quang điện – Điện tử Bộ Quốc phòng.<br />
2.2.1. Đặc điểm và phân loại chi phí<br />
Chi phí của Công ty cũng được tập hợp theo từng phân xưởng và từng chủng<br />
loại sản phẩm. Chi phí sản xuất được phân loại theo các khoản mục sau:<br />
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp<br />
+ Chi phí nhân công trực tiếp<br />
+ Chi phí sản xuất chung<br />
2.2.2. Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất<br />
Đối tượng kế toán chi phí sản xuất<br />
Đối tượng kế toán chi phí sản xuất tại Công ty là theo từng sản phẩm ở từng<br />
phân xưởng sản xuất.<br />
Phương pháp kế toán chi phí sản xuất<br />
Việc tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty được tiến hành theo phương pháp trực<br />
tiếp và phân bổ gián tiếp.<br />
2.2.3. Nội dung kế toán chi phí sản xuất<br />
2.2.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp<br />
Cuối tháng trên cơ sở các chứng từ gốc như: PXK, phiếu chi… kế toán tập hợp<br />
số liệu ghi vào Bảng kê số 4 dòng TK 621, tương ứng cột TK liên quan. Đồng thời, số<br />
<br />
iv<br />
<br />
liệu trên Bảng kê số 4, Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ là căn cứ để<br />
kế toán ghi vào NKCT số 7 – dòng Nợ TK 621, cột Có TK liên quan.<br />
Căn cứ vào số liệu ở cột TK 621 và dòng tổng trên NKCT số 7, kế toán ghi vào<br />
sổ cái TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh bên Có, số liệu chi tiết phát<br />
sinh bên Nợ lấy từ các NKCT liên quan.<br />
2.2.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp<br />
Cuối mỗi tháng kế toán căn cứ vào các chứng từ tiền lương lập bảng tổng hợp<br />
tiền lương, bảng thanh toán tiền lương. Đồng thời căn cứ vào bảng thanh toán kế toán<br />
tiến hành lập Bảng phân bổ tiền lương, tập hợp số liệu để phản ánh khoản mục chi phí<br />
cụ thể đối với từng đối tượng và được ghi vào Bảng kê số 04, NKCT số 07, Sổ cái TK<br />
622.<br />
2.2.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung<br />
Căn cứ vào các chứng từ gốc và các bảng phân bổ0, kế toán tiến hành lập bảng<br />
tổng hợp chi phí sản xuất chung. Số liệu trong bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung<br />
được phản ánh vào các sổ tổng hợp như Bảng kê số 04, Nhật ký chứng từ số 07, Sổ cái<br />
TK154, TK627.<br />
2.2.3.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang.<br />
Tổng hợp và kết chuyển chi phí sản xuất sang TK154, căn cứ vào Bảng phân bổ<br />
số 01: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, Bảng phân bổ số 02 – Bảng phân bổ nguyên<br />
vật liệu, CCDC và các Bảng kê và NKCT có liên quan như NKCT số 01, số 02, số 05,<br />
số 06 để phản ánh vào Bảng kê số 04, NKCT số 07, Sổ cái TK154. Từ số liệu đã được<br />
phản ánh ta xác định được toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ của từng đối<br />
tượng. Số liệu này là căn cứ để tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ.<br />
2.2.4. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm<br />
2.2.4.1. Đối tượng tính giá thành<br />
Công ty đã xác định đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm, đơn vị tính<br />
giá thành là cái. Kỳ tính giá thành ở Công ty được xác định là một tháng.<br />
2.2.4.2. Phương pháp tính giá thành<br />
<br />
v<br />
<br />
Hiện nay, Công ty đang áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn cho từng<br />
loại sản phẩm: Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ theo từng loại sản<br />
phẩm ở từng phân xưởng, trị giá làm dở cuối kỳ, đầu kỳ để tính giá thành sản phẩm.<br />
2.3. Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại<br />
Công ty Quang điện – Điện tử Bộ Quốc phòng<br />
2.3.1. Kết quả đạt được<br />
Về bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán được tổ chức gọn nhẹ, bố trí phân công<br />
công việc cụ thể, rõ ràng, đảm bảo yêu cầu về toàn bộ thông tin kế toán trong Công ty.<br />
Về hệ thống sổ sách kế toán: Hiện nay, Công ty đang áp dụng hình thức kế toán<br />
NKCT, nó phản ánh một cách toàn diện các mặt của chi phí sản xuất, giảm bớt khối<br />
lượng ghi chép và cung cấp thông tin kịp thời.<br />
Về phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Công ty đã ra<br />
sức tăng cường thực hiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.<br />
Tuy nhiên, công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ở Công ty vẫn còn<br />
một số tồn tại cần được hoàn thiện.<br />
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân<br />
Về tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo kiểu<br />
tập trung, toàn bộ công tác kế toán được thực hiện ở phòng kế toán của Công ty điều đó<br />
là chưa phù hợp.<br />
Về việc sử dụng tài khoản: Tại Công ty việc sử dụng tài khoản còn mang tính<br />
chủ quan, đơn giản và chưa hợp lý. Cụ thể như TK 627 không được chi tiết theo từng<br />
loại chi phí.<br />
Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân viên phân xưởng … Cách hạch toán này<br />
tuy đơn giản cho công tác kế toán nhưng lại không tách bạch được các loại chi phí khác<br />
nhau về đặc điểm, tính chất của chi phí.<br />
Về việc hạch toán chi phí CCDC: Tại Công ty, tất cả các CCDC khi xuất dùng<br />
đều phân bổ tất vào chi phí sản xuất không kể giá trị của chúng là nhỏ hay lớn. Điều<br />
này gây ra sự thiếu chính xác, tạo nên sự sai lệch về giá thành giữa các kỳ kế toán.<br />
<br />