TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU<br />
1.1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Bất cứ một quốc gia nào, muốn phát triển về kinh tế chính trị, văn hóa, xã<br />
hội, đều cần một nền tảng cơ bản là cơ sở hạ tầng vững chắc. Hoạt động xây lắp<br />
có quy mô và độ phức tạp rất lớn. Sản phẩm của doanh nghiệp xây lắp là các công<br />
trình kiến trúc, hệ thống giao thông, chứa đựng trong đó là sự hao phí chi phí vô<br />
cùng lớn, cùng thời gian thi công kéo dài. Nên việc tập hợp chi phí và tính giá<br />
thành công trình rất phức tạp. Công ty Đầu tư xây lắp và Thương mại 36 được<br />
thành lập từ năm 2006 trên cơ sở chuyển đổi từ xí nghiệp Xây dựng công trình 36<br />
– Tổng công ty Thành An. Mới trải qua hơn 6 năm phát triển từ việc chuyển đổi<br />
loại hình công ty, công tác quản lý và kế toán của Công ty đối mặt với nhiều khó<br />
khăn. Do vậy hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây<br />
lắp tại Công ty là một vấn đề cấp bách hiện nay.<br />
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về kế toán chi phí sản xuất và tính giá<br />
thành sản phẩm xây lắp trong doanh nghiệp xây lắp<br />
Để học hỏi được những kinh nghiệm của các đề tài trước, đồng thời khắc<br />
phục những nhược điểm của các đề tài đó nhằm tự hoàn thiện đề tài bản thân cá<br />
nhân tôi tự nghiên cứu, luận văn đưa ra một số đề tài nghiên cứu về kế toán chi phí<br />
sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong doanh nghiệp xây lắp trước đây, trên<br />
cả 2 phương diện về kế toán tài chính và kế toán quản trị .<br />
1.3. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Luận văn đưa ra 4 mục tiêu nghiên cứu về nội dung lý luận kế toán chi phí<br />
sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp; thực trạng kế toán chi phí sản xuất và<br />
tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Đầu tư xây lắp và Thương mại 36.<br />
1.4. Câu hỏi nghiên cứu<br />
Để đảm bảo luận văn có được kết quả tốt nhất, luận văn nghiên cứu phải trả<br />
lời được năm câu hỏi nghiên cứu cụ thể.<br />
<br />
1.5. Phạm vi nghiên cứu<br />
Luận văn tập trung nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản<br />
phẩm xây lắp trong các doanh nghiệp xây lắp nói chung và Công ty Đầu tư xây lắp<br />
và Thương mại 36 nói riêng trên phương diện kế toán tài chính.<br />
1.6. Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.<br />
1.7. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu<br />
Luận văn có 4 ý nghĩa v ề mặt lý luận là khái quát nội dung kế toán chi phí<br />
sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp và ý nghĩa thực tiễn giúp phân tích,<br />
đánh giá, hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại<br />
công ty Đầu tư xây lắp và Thương mại 36.<br />
1.8. Kết cấu đề tài nghiên cứu<br />
Kết cấu của luận văn gồm có 4 chương.<br />
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu – Hoàn thiện kế toán chi phí sản<br />
xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong các doanh nghiệp xây lắp.<br />
Chương 2: Lý lu ận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản<br />
phẩm xây lắp trong các doanh nghiệp xây lắp.<br />
Chương 3: Phân tích thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành<br />
sản phẩm xây lắp tại Công ty Đầu tư xây lắp và Thương mại 36.<br />
Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và các giải pháp hoàn thiện kế<br />
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Đầu tư xây lắp<br />
và Thương mại 36.<br />
<br />
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ<br />
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP<br />
XÂY LẮP<br />
2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp ảnh hưởng tới kế toán chi phí sản<br />
xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp<br />
Sản phẩm xây lắp là các công trình, vật kiến trúc...thuộc kết cấu hạ tầng của<br />
nền kinh tế quốc dân có quy mô và giá trị lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sử dụng<br />
lâu dài, mang tính đơn chiếc; giá cả của sản phẩm xây lắp được quy định trước khi<br />
tiến hành hoạt động thi công; hoạt động xây lắp có tính thời vụ, địa điểm thi công<br />
phân tán; sản phẩm xây lắp cố định ở nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất như<br />
nguyên vật liệu, nhân công, máy móc thiết bị…phải di chuyển theo địa điểm thi<br />
công của công trình. Những đặc điểm này ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất<br />
và tính giá thành sản phẩm xây lắp, khác với các loại hình sản xuất khác.<br />
2.2. Khái niệm, phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp trong<br />
doanh nghiệp xây lắp<br />
2.2.1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp<br />
Chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp là toàn bộ hao phí về lao động sống và lao<br />
động vật hóa phát sinh trong quá trình sản xuất để cấu thành nên giá thành của sản<br />
phẩm xây lắp.<br />
Dưới góc độ kế toán tài chính, chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp có 2 cách<br />
phân loại: theo khoản mục chi phí trong giá thành và phân loại theo yếu tố chi phí.<br />
2.2.2. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm xây lắp<br />
Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao<br />
động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình sản xuất có liên quan tới<br />
khối lượng xây lắp đã hoàn thành.<br />
Có 2 cách phân loại giá thành, gồm: phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí<br />
và Phân loại theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành.<br />
<br />
2.2.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp<br />
Chi phí sản xuất và giá thành thành sản phẩm xây lắp có mối quan hệ chặt<br />
chẽ, đều biểu hiện bằng tiền của các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa<br />
mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong quá trình sản xuất sản phẩm. Nhưng giá thành và<br />
chi phí sản xuất không giống nhau về lượng. Giá thành sản phẩm hoàn thành bao<br />
gồm chi phí sản xuất kỳ trước chuyển sang và một phần chi phí sản xuất phát sinh<br />
trong kỳ. Quản lý giá thành phải gắn liền với quản lý chi phí sản xuất.<br />
2.3. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong doanh<br />
nghiệp xây lắp<br />
2.3.1. Ý nghĩa và nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản<br />
phẩm xây lắp<br />
Kế toán chi chí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp phản ánh, tổng<br />
hợp thông tin về chi phí giá thành sản phẩm xây lắp, đóng vai trò quan trọng trong<br />
công tác tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Xuất phát từ những yêu cầu nói<br />
trên, nhiệm vụ chủ yếu của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây<br />
lắp là xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phù hợp.<br />
2.3.2. Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp<br />
Đối tượng kế toán chi phí sản xuất xây lắp là phạm vi giới hạn chi phí sản<br />
xuất xây lắp cần được tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra giám sát chi phí và<br />
yêu cầu tính giá thành.<br />
Có 4 phương pháp kế toán chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp, gồm: phương<br />
pháp tập hợp chi phí sản xuất theo từng công trình, hạng mục công trình; phương<br />
pháp tập hợp chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng; phương pháp tập hợp chi phí sản<br />
xuất theo khối lượng công việc hoàn thành; phương pháp tập hợp chi phí sản xuất<br />
theo các đơn vị hoặc khu vực thi công.<br />
2.3.3. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp<br />
Chi phí NVLTT gồm tất cả các chi phí về NVLTT dung cho thi công xây lắp<br />
như: vật liệu xây dựng (cát, đá, sỏi, xi măng…), vật liệu khác (bột màu, đinh, dây..),<br />
nhiên liệu (than, củi..), vật kết cấu (bê tông đúc sẵn..)…<br />
<br />
Kế toán CPNVLTT sử dụng TK 621 – CP NVLTT<br />
2.3.4. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp<br />
Chi phí NCTT gồm tiền lương, phụ cấp của công nhân trực tiếp tham gia<br />
công tác thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị cụ thể.<br />
Kế toán CPNCTT sử dụng TK 622 – CP NCTT<br />
2.3.5. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công<br />
Đối với doanh nghiệp thực hiện việc xây lắp theo phương thức thi công hỗn<br />
hợp vừa thi công bằng thủ công vừa thi công bằng máy, chi phí sử dụng máy thi công<br />
bao gồm: tiền lương và phụ cấp lương công nhân điều khiển máy, chi phí khấu hao<br />
máy thi công, chi phí công cụ dụng cụ dùng cho MTC, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa,<br />
tiền thuê MTC và các chi phí khác có liên quan đến việc sử dụng máy thi công.<br />
Kế toán CP sử dụng MTC sử dụng TK 623 – CP sử dụng MTC<br />
2.3.6. Kế toán chi phí sản xuất chu ng<br />
Chi phí sản xuất chung là các chi phí trực tiếp khác (ngoài CPNVLTT,<br />
CPNCTT, CP sử dụng MTC) và các chi phí về tổ chức, quản lý phục vụ sản xuất<br />
xây lắp, các chi phí có tính chất chung cho hoạt động xây lắp gắn liền với từng đơn<br />
vị thi công như tổ, đội, công trường thi công, bao gồm: chi phí lương và tiền ăn ca<br />
nhân viên quản lý đội xây dựng; tiền ăn ca của công nhân xây lắp; khoản trích theo<br />
lương BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên<br />
viên sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý đội (thuộc biên chế của doanh<br />
nghiệp); chi phí nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng cho hoạt động quản lý tại<br />
công trường, chi phí về đồ bảo hộ lao động cho công nhân; chi phí khấu hao TSCĐ<br />
dùng chung cho hoạt động của đội; chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng<br />
tiền khác …<br />
Kế toán CPSXC sử dụng TK 627 – CP SXC<br />
2.3.7. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp<br />
Chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp bao gồm CPNVLTT, CPNCTT, CP sử<br />
dụng MTC, CP SCX. Để tính được giá thành sản phẩm cho từng đối tượng, kế toán<br />
thực hiện kết chuyển chi phí đối với các chi phí đã t ập hợp trực tiếp theo từng đối<br />
<br />