CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TRONG<br />
CÁC DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC TẠI VIỆT NAM<br />
1.1. Tổng quan chung về các Dự án hỗ trợ phát triển chính thức tại Việt Nam<br />
Hỗ trợ phát triển chính thức (theo tiếng Anh được gọi tắt là ODA) là sự hợp tác phát<br />
triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Nhà<br />
tài trợ, bao gồm Chính phủ nước ngoài và các tổ chức liên Chính phủ hoặc liên quốc gia.<br />
Thông thường các Nhà tài trợ cung cấp ODA theo hai hình thức: ODA không hoàn<br />
lại và ODA vay ưu đãi. Với mỗi hình thức đó, các Dự án ODA có thể được phân loại theo<br />
những cách khác nhau. Các cách phân loại dự án ODA chủ yếu sau:<br />
Theo Nhà tài trợ: Theo cách này, dự án ODA được phân thành ba loại: Dự án đa<br />
phương, Dự án song phương, Dự án có đồng tài trợ<br />
Theo loại hình của dự án: Có năm loại: Dự án phát triển cơ sở hạ tầng, Dự án xoá<br />
đói giảm nghèo – phát triển sinh kế bền vững, Dự án đầu tư cho một ngành cụ thể, Dự án<br />
tín dụng, Dự án tăng cường năng lực - hỗ trợ thể chế, chính sách,...<br />
Theo phân cấp quản lý: Có hai loại: Dự án Trung ương, Dự án địa phương<br />
Theo cơ chế tài chính của dự án: có hai loại: Dự án cấp phát toàn bộ, Dự án vạy lại<br />
toàn bộ, Dự án hỗn hợp<br />
Theo tính chất chi phí của dự án: Có ba dự án: Dự án hoàn toàn mang tính chất đầu<br />
tư XDCB, Dự án hoàn toàn mang tính chất HCSN, Dự án hỗ hợp vừa đầu tư XDCB, vừa<br />
HCSN.<br />
Thủ tục chung cho quá trình tiếp nhận, phân phối, sử dụng và quyết toán kinh<br />
phí trong các dự án hỗ trợ phát triển chính thức<br />
Lập kế hoạch tài chính của dự án<br />
- Nguyên tắc lập kế hoạch tài chính đối với các dự án ODA:<br />
Thể hiện các nội dung chi tiết theo từng hợp phần, từng hoạt động tài chính của dự<br />
án, chi tiết theo từng nguồn vốn tài trợ, vốn đối ứng, vốn đóng góp của người hưởng lợi,<br />
vốn tín dụng (nếu có) và kèm theo báo cáo thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ tính toán từng<br />
khoản chi.<br />
<br />
Kế hoạch tài chính hàng năm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, thông báo<br />
là cơ sở để kiểm soát thanh toán, rút vốn đối ứng và vốn ODA cho dự án.<br />
- Lập kế hoạch tài chính đối với các dự án thuộc diện NSNN cấp phát<br />
- Lập kế hoạch tài chính đối với các dự án vay lại, dự án tín dụng<br />
- Lập kế hoạch tài chính đối với các dự án hỗn hợp vừa cấp phát, vừa vay lại.<br />
Thủ tục rút vốn và thanh toán:<br />
Thủ tục rút vốn, thanh toán của các dự án dùng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức,<br />
thủ tục giải ngân TKĐB/TKTƯ được áp dụng. Bên cạnh đó, các thủ tục giải ngân khác<br />
như Thanh toán trực tiếp, Thư cam kết, Hoàn vốn cũng được áp dụng.<br />
1.2. Nội dung kế toán quá trình tiếp nhận, phân phối, sử dụng và quyết toán kinh<br />
phí trong các dự án ODA<br />
Xét về mặt thủ tục tiếp nhận nguồn kinh phí, với mỗi Nhà tài trợ khác nhau thì yêu<br />
cầu về thủ tục tiếp nhận là khác nhau.<br />
Chứng từ kế toán: sử dụng theo quy định tại Quyết định 19/2006/QĐ-BTC. Ngoài<br />
ra, Dự án phải tuân thủ một số thủ tục, chứng từ theo yêu cầu từ phía Nhà tài trợ.<br />
Chế độ kế toán áp dụng: áp dụng chế độ kế toán HCSN theo quyết định<br />
19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006. Bên cạnh đó, với những dự án, tiểu dự án chỉ thực<br />
hiện hoạt động XDCB thì áp dụng chế độ kế toán đơn vị chủ đầu tư theo Quyết định<br />
214/2000/QĐ-BTC ngày 28/12/2000.<br />
Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài<br />
chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến dự án.<br />
Dự án có thể áp dụng một trong bốn hình thức sổ kế toán sau: Nhật ký chung, Chứng từ<br />
ghi sổ, Nhật ký - Sổ cái, Nhật ký - Chứng từ<br />
Báo cáo tài chính: Thực hiện chế độ báo cáo, mẫu biểu báo cáo theo Quyết định<br />
19/2006/QĐ-BTC. Bên cạnh đó phải thực hiện một số báo cáo riêng báo cáo cho Nhà tài<br />
trợ.<br />
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN, PHÂN<br />
PHỐI, SỬ DỤNG VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ TẠI CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN<br />
GIÁO DỤC - BỘ GD & ĐT THUỘC NGUỒN VỐN ODA<br />
<br />
2.1. Tổng quan về một số dự án phát triển giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và<br />
Đào tạo sử dụng nguồn ODA<br />
Tổng quan về Dự án phát triển giáo dục Trung học phổ thông<br />
-<br />
<br />
Tên dự án: Dự án phát triển giáo dục Trung học phổ thông, Hiệp định vay vốn số<br />
<br />
VIE 1979 (SF) giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng<br />
phát triển Châu Á (ADB).<br />
-<br />
<br />
Mục tiêu hoạt động:<br />
<br />
Hỗ trợ các điều kiện cải thiện chất lượng giáo dục THPT<br />
Nâng cao khả năng tiếp cận, tính công bằng và sự tham gia vào giáo dục THPT ở<br />
các vùng khó khăn<br />
Áp dụng Công nghệ thông tin hiện đại vào việc quản lý trường THPT<br />
-<br />
<br />
Quy mô dự án: Vốn vay ADB: 55 triệu USD; Vốn Đối ứng 25 triệu USD<br />
<br />
-<br />
<br />
Thời gian hoạt động dự kiến: từ 01/6/2003 đến 30/6/2009<br />
<br />
Tổng quan về Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn<br />
-<br />
<br />
Tên dự án: Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, Quyết<br />
<br />
định 224/2003/QĐ-TTg ngày 5/3/2003. phê duyệt Báo cáo khả thi dự án.<br />
-<br />
<br />
Mục tiêu hoạt động:<br />
<br />
Cải thiện cơ hội tiếp cận với trường tiểu học và nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ<br />
em có hoàn cảnh khó khăn<br />
Cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ giáo dục tiểu học, đặc biệt ở các huyện khó<br />
khăn, các trường khó khăn<br />
Tăng cường khả năng tiếp cận với giáo dục tiểu học của gia đình và cộng đồng<br />
Giảm số trẻ em có hoàn cảnh khó khăn không được đi học hoặc hiện đang bỏ học,<br />
trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật, trẻ em nghèo, trẻ em đường phố nhằm tăng tỷ<br />
lệ đi học tiểu học, tỷ lệ hoàn thành bậc học<br />
Nâng cao chất lượng đầu ra của tiểu học, góp phần phổ cập THCS.<br />
-<br />
<br />
Quy mô dự án:<br />
<br />
Vốn vay từ Ngân hàng thế giới: 138,755 triệu USD<br />
<br />
Viện trợ không hoàn lại: 38,69 triệu USD từ Bộ phát triển quốc tế Anh; 8,38 triệu<br />
USD từ CIDA; 1,005 triệu USD từ AusAID<br />
Đối ứng của Chính phủ Việt Nam: 41,054 triệu USD.<br />
-<br />
<br />
Thời gian hoạt động dự kiến: bắt đầu từ năm 2003 đến hết năm 2008.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Thực trạng kế toán quá trình tiếp nhận, phân phối, sử dụng và quyết<br />
<br />
toán kinh phí tại các dự án phát triển giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo sử dụng<br />
nguồn ODA<br />
Qua tìm hiểu thực tế tại các dự án thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, tác giả nhận thấy<br />
có sự khác biệt nhất định giữa những Nhà tài trợ khác nhau đối với mỗi dự án về thủ tục<br />
tiếp nhận kinh phí, thủ tục tiến hành phân phối và sử dụng nguồn kinh phí viện trợ. Trong<br />
khuôn khổ luận văn, tác giả đi nghiên cứu sâu về thủ tục và kế toán quá trình tiếp nhận,<br />
phân phối, sử dụng và quyết toán kinh phí tại các dự án hiện đang sử dụng nguồn viện trợ<br />
của một số Nhà tài trợ lớn như Ngân hàng Phát triển Châu Á, Ngân hàng Thế giới, …<br />
2.2.1.Thực trạng kế toán quá trình tiếp nhận, phân phối, sử dụng và quyết toán<br />
kinh phí tại các dự án phát triển giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo sử dụng nguồn<br />
ODA<br />
Qua khảo sát thực tế tại các dự án phát triển giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo<br />
sử dụng nguồn ODA. Thực trạng thực hiện thủ tuẹc tiếp nhận, phân phối, sử dụng và<br />
quyết toán kinh phí tại các dự án phát triển giáo dục như sau:<br />
Thủ tục tiếp nhận nguồn kinh phí hoạt động<br />
Qua khảo sát thực tế tại các dự án phát triển giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo<br />
sử dụng nguồn ODA, với mỗi Nhà tài trợ, yêu cầu về mặt thủ tục, đơn rút vốn,… tiếp<br />
nhận nguồn viện trợ là khác nhau. Ví dụ:<br />
Tại Dự án phát triển giáo dục THPT do Ngân hàng phát triển Châu Á tài trợ, quá<br />
trình và thủ tục tiếp nhận kinh phí được thực hiện theo hướng dẫn trong Sổ tay hướng dẫn<br />
các vấn đề tài chính trong dự án hỗ trợ phát triển chính thức tháng 12/2004 của Bộ Tài<br />
chính viết phối hợp cùng Ngân hàng phát triển Châu Á.<br />
Tại Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn do Ngân hàng Thế<br />
giới và một số Nhà tài trợ khác viện trợ không hoàn lại thông qua Ngân hàng thế giới.<br />
<br />
Quá trình tiếp nhận kinh phí dự án được thực hiện theo Sổ tay hướng dẫn các vấn đề tài<br />
chính của Ngân hàng Thế giới. Với đặc thù hoạt động của Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ<br />
em có hoàn cảnh khó khăn là thành lập Ban Quản lý dự án cấp 2 tại các địa phương, điểm<br />
trường tham gia dự án. Do đó quá trình tiếp nhận nguồn kinh phí dự án đòi hỏi thêm quá<br />
trình chuẩn bị kế hoạch ngân sách năm của các Ban Quản lý địa phương và được tổng<br />
hợp bởi Ban Điều phối dự án Trung ương.<br />
Thủ tục sử dụng và phân phối kinh phí dự án<br />
Đây là quá trình Ban QLDA thực hiện các hoạt động của Dự án theo các cam kết<br />
giữa Chính phủ Việt Nam với Nhà tài trợ. Theo đó, các hoạt động của dự án được tiến<br />
hành tuân thủ theo các quy định quản lý tài chính của Chính phủ Việt Nam về định mức<br />
chi tiêu, về cách thức tiến hành, trình tự và thủ tục tiến hành, … bên cạnh đó cũng phải<br />
tuân thủ những quy định nhất định từ phía Nhà tài trợ. Về cơ bản, thủ tục sử dụng và<br />
phân phối kinh phí dự án được thực hiện như sau:<br />
- Tất cả mọi hoạt động của dự án đều phải được kiểm soát chi thông qua KBNN, có<br />
thể áp dụng theo hình thức kiểm soát chi trước hoặc kiểm soát chi sau.<br />
- Tuỳ theo những quy định trong Hiệp định tín dụng/văn kiện dự án, hoặc trong các<br />
hướng dẫn về giải ngân của Nhà tài trợ về nội dung chi, hạn mức mỗi lần thanh toán, dự<br />
án có thể thực hiện việc phân phối và sử dụng theo hình thức chi từ TKTƯ/TKĐB hay<br />
thanh toán trực tiếp cho Nhà thầu thông qua hình thức đơn rút vốn trực tiếp.<br />
Thủ tục quyết toán kinh phí dự án<br />
Trong số rất nhiều dự án thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo được khảo sát, ngoài những<br />
dự án đang hoạt động, cũng có một số dự án đã thực sự hoàn thành, đã được quyết toán<br />
và thẩm tra phê duyệt bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính như: Dự án phát triển<br />
giáo dục THCS I, Dự án giáo dục Đại học I,… Thủ tục quyết toán kinh phí dự án được<br />
thực hiện như sau:<br />
-<br />
<br />
Xử lý công nợ<br />
<br />
-<br />
<br />
Xử lý tài sản dự án<br />
<br />
-<br />
<br />
Khóa sổ kế toán<br />
<br />