TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU<br />
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br />
Trong mọi doanh nghiệp, kế toán quản trị là công cụ quan trọng phục vụ cho việc<br />
điều hành, quản lý cũng như việc phân tích, đánh giá tình hình, kết quả của quá trình sản<br />
xuất kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp có thể kiểm tra việc sử dụng tài sản, vật tư, tiền<br />
vốn nhằm đảm bảo việc chủ động trong sản xuất kinh doanh, chủ động tài chính và chống<br />
thất thoát.<br />
Do vậy, kế toán quản trị chi phí sản xuất là một trong những công cụ hết sức quan<br />
trọng và cần thiết đối với doanh nghiệp xây lắp. Kế toán quản trị chi phí có vai trò to lớn<br />
trong các khâu của quá trình quản lý từ lập kế hoạch (thông qua việc cung cấp các dự toán<br />
chi phí), đến thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và ra quyết định của nhà quản trị. Nếu các thông<br />
tin về chi phí sản xuất được phản ánh chính xác, trung thực, đầy đủ và kịp thời thì các<br />
nhà quản trị có cơ sở để đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh phù hợp.<br />
Tuy nhiên, thực tế tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Bạch Đằng TMC mới chủ<br />
yếu đề cập đến kế toán chi phí phục vụ cho mục tiêu kế toán tài chính tức là lập các báo<br />
cáo tài chính mang tính tổng quát vào cuối kỳ, mặc dù hệ thống kế toán quản trị đã có<br />
những biểu hiện nhất định, nhưng nhìn chung vẫn còn khá mới mẻ về lý luận cũng như tổ<br />
chức thực hiện, thông tin chi phí chưa mang tính phân tích dự báo tương lai, chưa thực sự<br />
có ích cho nhà quản trị ra quyết định quản lý.<br />
Chính vì vậy, đề tài: “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần đầu<br />
tư xây dựng Bạch Đằng TMC” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.<br />
1.2. Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài<br />
Thực tế đã có khá nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới kế toán quản trị chi phí<br />
tại các doanh nghiệp, từ doanh nghiệp xây lắp đến những doanh nghiệp sản xuất, doanh<br />
nghiệp thương mại,... Mỗi luận văn đều có những đóng góp mới về mặt lý luận cũng như<br />
thực tiễn và đưa ra được những đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán quản trị chi phí cho các<br />
doanh nghiệp đó.<br />
<br />
Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan đến đề tài hoàn thiện kế toán<br />
quản trị chi phí như: “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp<br />
trên địa bàn tỉnh Nghệ An” (Nguyễn Thị Như Quỳnh, 2010); “Hoàn thiện kế toán quản trị<br />
chi phí tại Công ty Công nghiệp hóa chất mỏ TKV”(Ngô Trung Thành, 2010); “Hoàn<br />
thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội” (Trần Quang Chung,<br />
2010); “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần Xây dựng giao thông 1<br />
Thái Nguyên” (Lê Việt Hùng, 2010); “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ<br />
phần Công nghiệp Xây dựng Toàn Phát”( Nguyễn La Soa, 2010).<br />
1.3. Mục tiêu nghiên cứu<br />
- Mục tiêu tổng quát: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần đầu tư<br />
xây dựng Bạch Đằng<br />
- Mục tiêu cụ thể: Xác định một số mục tiêu cụ thể cần đạt được để đạt được mục<br />
đích tổng quát<br />
1.4. Câu hỏi nghiên cứu<br />
Các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra trong đề tài là:<br />
- Kế toán quản trị chi phí có bản chất và vai trò như thế nào? Thực trạng công tác<br />
kế toán quản trị chi phí của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Bạch Đằng TMC có những<br />
ưu điểm gì?<br />
- Đặc điểm nổi bật trong cách phân loại chi phí tại Công ty Cổ phần đầu tư xây<br />
dựng Bạch Đằng TMC là gì?<br />
- Cách xây dựng định mức và dự toán chi phí tại Công ty gồm những bước cơ bản<br />
nào?<br />
- Hạch toán chi phí cho các đối tượng chịu phí tại Công ty có được thực hiện đầy<br />
đủ hay không?<br />
- Việc phân tích những biến động của chi phí được Công ty ứng dụng như thế nào<br />
trong việc ra các quyết định kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn?<br />
- Những tồn tại trong công tác kế toán quản trị tại Công ty Cổ phần đầu tư xây<br />
dựng Bạch Đằng TMC ảnh hưởng như thế nào đến công tác quản lý chung của công ty?<br />
- Tại sao cần phải hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần đầu tư<br />
<br />
xây dựng Bạch Đằng TMC?<br />
- Yêu cầu cơ bản khi hoàn thiện kế toán quản trị tại Công ty Cổ phần đầu tư xây<br />
dựng Bạch Đằng TMC là gì?<br />
- Có những giải pháp gì nhằm hoàn thiện về kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ<br />
phần đầu tư xây dựng Bạch Đằng TMC?<br />
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần<br />
đầu tư xây dựng Bạch Đằng TMC.<br />
1.6 . Phương pháp nghiên cứu<br />
Luận văn sử dụng các phương pháp biện chứng của chủ nghĩa duy vật lịch sử kết<br />
hợp với những nguyên lý cơ bản của khoa học kinh tế để nghiên cứu các vấn đề lý luận<br />
và thực tiễn. Lý luận được dựa trên những khái niệm, nguyên lý, phương pháp đã được<br />
thừa nhận và áp dụng tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Về thực tiễn luận văn đánh giá<br />
mức độ hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Bạch<br />
Đằng TMC. Luận văn cũng nêu bật lên được sự ứng dụng lý luận vào thực tiễn công tác<br />
kế toán một cách linh hoạt có chọn lọc, phù hợp với loại hình hoạt động của công ty.<br />
Đồng thời, luận văn cũng sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát, so sánh, đối chiếu,<br />
thống kê, phân tích và tổng hợp các dữ liệu nhằm phục vụ công tác nghiên cứu.<br />
1.7. Những đóng góp của luận văn<br />
Về mặt lý luận: Hệ thống hóa được các vấn đề lý thuyết kế toán quản trị chi phí.<br />
Dựa vào các mô hình kế toán quản trị chi phí của một số nước trên thế giới và khả năng<br />
vận dụng kinh nghiệm của các nước này vào Việt Nam.<br />
Về mặt thực tiễn: Phân tích được thực trạng kế toán quản trị chi phí của Công ty Cổ<br />
phần đầu tư xây dựng Bạch Đằng TMC<br />
1.8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu<br />
Đề tài nghiên cứu gồm bốn chương:<br />
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu<br />
Chương 2: Cơ sở lý luận chung về đề tài nghiên cứu<br />
Chương 3: Phân tích thực trạng đề tài nghiên cứu<br />
<br />
Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu, các giải pháp đề xuất và kết luận<br />
<br />
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU<br />
2.1.<br />
<br />
Bản chất và vai trò của kế toán quản trị chi phí<br />
<br />
2.1.1. Bản chất của kế toán quản trị chi phí<br />
Bản chất của kế toán quản trị chi phí là một bộ phận của kế toán quản trị chuyên<br />
thực hiện việc xử lý, phân tích và cung cấp các thông tin về chi phí nhằm phục vụ cho<br />
việc thực hiện các chức năng của nhà quản trị như hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm tra<br />
và ra quyết định.<br />
2.1.2. Vai trò của kế toán quản trị chi phí<br />
Để làm tốt chức năng quản lý, nhà quản trị phải có thông tin cần thiết để có thể ra<br />
các quyết định đúng đắn. Kế toán quản trị chi phí là nguồn chủ yếu cung cấp nhu cầu<br />
thông tin đó.<br />
Kế toán quản trị chi phí giúp các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định không<br />
chỉ bằng cách cung cấp thông tin thích hợp, mà còn bằng cách vận dụng các kỹ thuật<br />
phân tích vào những tình huống khác nhau, để từ đó nhà quản trị lựa chọn, ra quyết định<br />
thích hợp nhất.<br />
2.2.<br />
<br />
Nội dung kế toán quản trị chi phí<br />
<br />
2.2.1. Phân loại chi phí<br />
Đề tài đã nêu và phân tích các cách phân loại chi phí: Phân loại chi phí theo chức<br />
năng hoạt động; Phân loại chi phí theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng chịu<br />
phí; Phân loại chi phí theo mối quan hệ với báo cáo tài chính; Phân loại chi phí theo mối<br />
quan hệ với mức độ hoạt động; Phân loại chi phí theo tính liên quan tới việc ra quyết định<br />
quản lý; Phân loại chi phí theo khả năng kiểm soát của nhà quản lý;<br />
2.2.2. Xây dựng định mức và lập dự toán chi phí trong doanh nghiệp xây lắp<br />
Định mức chi phí là cơ sở để công ty lập dự toán hoạt động. Muốn lập dự toán chi<br />
phí nguyên vật liệu trực tiếp thì phải có định mức nguyên vật liệu.<br />
Dự toán có ý nghĩa quan trọng trong bất kỳ tổ chức hoạt động nào bởi vì nó cung<br />
cấp thông tin có hệ thống về toàn bộ kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh<br />
<br />
nghiệp trong kỳ tới; Là cơ sở quan trọng để phân tích, so sánh với kết quả thực hiện, qua<br />
đó phát hiện ra nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt giữa dự toán và thực tế để có các biện<br />
pháp điểu chỉnh kịp thời và qua đó đánh giá định mức, dự toán xây dựng phù hợp thực tế<br />
chưa để có cơ sở xây dựng định mức mới hoàn chỉnh; Nó kết hợp toàn bộ hoạt động của<br />
doanh nghiệp bằng kế hoạch của từng bộ phận khác nhau, nhờ vậy đảm bảo cho kế hoạch<br />
của từng bộ phận phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp. Như vậy, dự toán chính<br />
là cơ sở để đưa ra các quyết định tác nghiệp của nhà quản trị các cấp trong doanh nghiệp.<br />
2.2.3. Kế toán chi phí cho các đối tượng chịu phí<br />
Đề tài đã nêu trình tự kế toán các loại chi phí: NVL trực tiếp, chi phí NCTT, chi<br />
phí máy thi công về : chứng từ, sổ sách và các sơ đồ hạch toán.<br />
Tổ chức hạch toán ban đầu: Bên cạnh hệ thống chứng từ bắt buộc, để phục vụ cho<br />
mục đích kế toán quản trị, với loại hình là doanh nghiệp xây lắp mang những nét đặc thù<br />
riêng mà các doanh nghiệp xây lắp có thể thiết kế thêm các chứng từ mang tính hướng<br />
dẫn phù hợp.<br />
Ngoài ra, cũng với đặc thù của doanh nghiệp xây lắp có thể thực hiện nhiều công<br />
trình, hạng mục công trình cùng một lúc, trong đó mỗi công trình, hạng mục công trình<br />
có thể lại được thực hiện bởi nhiều đơn vị thi công khác nhau mà yêu cầu quản trị đặt ra<br />
là cần phải có các thông tin chi tiết về từng khoản mục chi phí của từng công trình, hạng<br />
mục công trình hay của từng bộ phận, đơn vị thi công. Mặt khác trong các doanh nghiệp<br />
xây lắp thường áp dụng cơ chế khoán thi công giữa doanh nghiệp với các xí nghiệp trực<br />
thuộc, giữa xí nghiệp với các tổ đội thi công, vì vậy tổ chức hạch toán ban đầu tại các<br />
doanh nghiệp xây lắp có thể theo các cách khác nhau.<br />
2.2.4. Phân tích biến động chi phí và sử dụng thông tin chi phí thích hợp để ra<br />
quyết định kinh doanh<br />
Phân tích biến động chi phí được thực hiện bằng cách so sánh giữa chi phí thực tế<br />
phát sinh với chi phí dự kiến phát sinh. Chênh lệch giữa chi phí thực tế phát sinh với chi<br />
phí được phép phát sinh cho mức độ hoạt động thực tế đó sẽ giúp cho các đơn vị đánh giá<br />
các nhà quản lý đã thực hiện trách nhiệm kiểm soát chi phí của họ như thế nào?<br />
Ra quyết định là một trong những chức năng cơ bản của người quản lý, đó là một<br />
<br />