TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN<br />
**********<br />
<br />
NGUYỄN THỊ LAN HOA<br />
<br />
HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO VÀ<br />
GIÁ VỐN HÀNG BÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI<br />
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN DTL<br />
<br />
Chuyên ngành: Kế toán, kiểm toán và phân tích<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ<br />
<br />
Hà Nội – 2011<br />
<br />
i<br />
<br />
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU<br />
Tính cấp thiết và lý do lựa chọn Đề tài<br />
Trong Báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho thường là những khoản<br />
mục quan trọng, việc xác định giá trị hàng tồn kho sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ<br />
1.1<br />
<br />
tiêu giá vốn hàng bán cũng như rất nhiều các khoản mục hay chỉ tiêu khác trên Báo<br />
cáo tài chính. Do tính chất phức tạp và phong phú trong cách hạch toán, ghi chép<br />
các nghiệp vụ phát sinh cũng như việc lưu trữ,... quan đến hàng tồn kho nên rất dễ<br />
xảy ra những sai sót hoặc gian lận.<br />
Với những lý do trên, học viên đã chọn đề tài “Hoàn thiện kiểm toán hàng<br />
tồn kho và giá vốn hàng bán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH<br />
Kiểm toán DTL” nhằm nâng cao chất lượng cho mỗi cuộc kiểm toán.<br />
Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến Đề tài:<br />
Đề tài “Hoàn thiện kiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán trong kiểm<br />
toán Báo cáo tài chính” tại các Công ty kiểm toán vừa và nhỏ đã được rất nhiều tác<br />
giả nghiên cứu. Nhìn chung hầu hết các đề tài này được nghiên cứu theo kết cấu<br />
phân tích thực trạng kiểm toán hàng tồn kho tại một hay hai doanh nghiệp khách<br />
hàng và từ đó đưa ra các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện.<br />
1.2<br />
<br />
Một số điểm hạn chế chung tại các công ty kiểm toán vừa và nhỏ tại Việt<br />
Nam như: Một là, Chương trình kiểm toán chưa được thiết kế phù hợp cho từng<br />
cuộc kiểm toán; hai là, Các thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch và thực tế<br />
được thiết kế sơ sài; Ba là, Thủ tục đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ thực hiện<br />
không đồng bộ và chưa đầy đủ nội dung; Bốn là, Phương pháp chọn mẫu còn mang<br />
nặng tính chủ quan không đảm bảo nguyên tắc khách quan và mẫu chọn nhiều khi<br />
không đại diện cho tổng thể.<br />
Nhận xét:<br />
Mục tiêu nghiên cứu của Đề tài<br />
Xuất phát nghiên cứu thực tế nghiên cứu, tác giả đặt ra mục tiêu nghiên cứu<br />
đề tài như sau: Một là, nghiên cứu cơ sở lý luận về HTK, giá vốn hàng bán trong<br />
kiểm toán báo cáo tài chính; Hai là, nghiên cứu thực trạng công tác kiểm toán tại 3<br />
Công ty; Ba là, xác định phương hướng và nguyên tắc hoàn thiện và bốn là đề ra<br />
các giải pháp hoàn thiện kiểm toán HTK và giá vốn hàng bán trong kiểm toán<br />
BCTC.<br />
1.3<br />
<br />
1.4<br />
<br />
Câu hỏi nghiên cứu<br />
<br />
ii<br />
<br />
Với bất kỳ một đề tài nghiên cứu nào trước khi được viết ra, tác giả đề tài<br />
đều phải xác định được mục tiêu nghiên cứu đề tài là gì. Lựa chọn phương pháp nào<br />
để nghiên cứu? Qua đó tác giả mong muốn đạt được điều gì từ kết quả nghiên cứu<br />
của mình,..<br />
Các câu hỏi nghiên cứu đều được đặt ra xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu.<br />
Tác giả đặt ra những câu hỏi nghiên cứu nhằm xác định rõ định hướng nghiên cứu,<br />
các bước công việc cần phải thực hiện để đạt được mục tiêu nghiên cứu<br />
1.5<br />
<br />
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Đề tài<br />
Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là Kiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng<br />
<br />
bán trong kiểm toán Báo cáo tài chính.<br />
Phạm vi nghiên cứu của Đề tài: Đề tài được thực hiện qua quá trình tìm hiểu,<br />
xem xét các file kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán DTL cho năm tài chính<br />
2010 và 2011.<br />
1.6<br />
<br />
Phƣơng pháp luận nghiên cứu<br />
Dựa trên phương pháp quy nạp, diễn giải tác giả đã nghiên cứu công tác<br />
<br />
kiểm toán hàng tồn kho, giá vốn hàng bán trong 10 file kiểm toán ở các loại hình<br />
doanh nghiệp như: thương mại, gia công, xây lắp, sản xuất, dịch vụ,... Từ đó tác giả<br />
đã lựa chọn ra ba đơn vị điển hình để trình bày, diễn giải và phân tích thực trạng<br />
vấn đề nghiên cứu và đề xuất giải pháp hoàn thiện.<br />
Ý nghĩa nghiên cứu Đề tài<br />
Với mong muốn tìm ra những điểm chưa mạnh trong chu trình kiểm toán<br />
HTK và giá vốn hàng bán để từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện, nhằm giảm<br />
thiểu những rủi ro, gian lận liên quan đến HTK, giá vốn hàng bán. Từ đó nâng cao<br />
chất lượng cho mỗi cuộc kiểm toán.<br />
1.7<br />
<br />
1.8<br />
<br />
Kết cấu nội dung của Đề tài<br />
<br />
Luận văn gồm 4 chương :<br />
Chương I: Giới thiệu đề tài nghiên cứu<br />
Chương II: Cơ sở lý luận về Kiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán trong<br />
kiểm toán Báo cáo tài chính.<br />
Chương III: Thực trạng kiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán trong kiểm<br />
toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán DTL cho một số<br />
loại hình doanh nghiệp đặc trưng.<br />
Chương IV: Thảo luận kết quả nghiên cứu, các giải pháp đề xuất và kết luận.<br />
<br />
iii<br />
<br />
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO<br />
VÀ GIÁ VỐN HÀNG BÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI<br />
CHÍNH<br />
2.1<br />
Đặc điểm hàng tồn kho và giá vốn hàng bán ảnh hƣởng tới kiểm toán<br />
Báo cáo tài chính.<br />
Đặc điểm hàng tồn kho ảnh hƣởng tới kiểm toán<br />
Theo Chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho thì Hàng tồn kho được định<br />
nghĩa là những tài sản dùng để giữ, để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình<br />
thường, hoặc đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang hoặc ở dạng<br />
2.1.1<br />
<br />
nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh<br />
doanh hoặc cung cấp dịch vụ.<br />
Đặc điểm của hàng tồn kho ảnh hưởng tới kiểm toán trên các khía cạnh: Một<br />
là tính đa dạng về hình dáng, kích thước, trọng lượng; Hai là HTK có nhiều phương<br />
pháp để định giá; Ba là HTK đa dạng về chủng loại như nguyên vật liệu, hàng<br />
hóa,..; Bốn là HTK được bảo quản, cất trữ ở nhiều nơi khác nhau và nhiều người<br />
quản lý; Năm là HTK có thể bị giảm giá trị do những yếu tố khách quan và chủ<br />
quan.<br />
2.1.2 Chức năng của chu trình hàng tồn kho<br />
Chu trình hàng tồn kho là một chu trình bắt đầu từ việc mua hàng và kết thúc<br />
bằng việc xuất kho thành phẩm, hàng hóa để đi tiêu thụ. Các chức năng này gồm:<br />
Chức năng mua hàng: bắt đầu bằng việc bộ phận có nhu cầu viết phiếu yêu<br />
cầu mua. Phiếu yêu cầu mua hàng phải được kiểm tra và được cấp có thẩm quyền<br />
phê duyệt. Sau đó đến bộ phận mua để lập đơn đặt mua hàng<br />
Chức năng nhận hàng: vật tư mua về đều phải được bộ phận nhận hàng<br />
kiểm tra chất lượng trước khi nhập kho. Bộ phận nhận hàng phải độc lập với bộ<br />
phận mua hàng, bộ phận vận chuyển, bộ phận lưu hàng.<br />
Chức năng lưu kho: Tất cả hàng hóa, vật tư chỉ được lưu kho sau khi đã thực<br />
hiện kiểm tra về số lượng và chất lượng, chủng loại,..<br />
Chức năng xuất kho vật tư, hàng hóa: xuất kho đều phải có phiếu yêu cầu sử<br />
dụng vật tư hàng hóa đã được phê duyệt từ các bộ phận sử dụng.<br />
Chức năng sản xuất: Kế hoạch và lịch trình sản xuất được xây dựng dựa<br />
trên ước tính nhu cầu của thị trường và lượng vật tư, hàng hóa đang tồn kho.<br />
<br />
iv<br />
<br />
Lưu kho thành phẩm: Khi nhập kho thủ kho phải lập phiếu nhập kho xác<br />
định rõ số lượng, sau đó một liên sẽ chuyển cho bộ phận kế toán để ghi chép sổ kế<br />
toán. Tại bộ phận kế toán cần xác định thêm giá thành của thành phẩm nhập kho.<br />
2.1.3 Kế toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán<br />
2.1.3.1 Kế toán chi tiết hàng tồn kho và giá vốn hàng bán<br />
Kế toán chi tiết hàng tồn kho được hiểu là chi tiết cả về mặt số lượng và giá<br />
trị. Ngoài ra kế toán chi tiết còn phải theo dõi được chi tiết đến từng loại hàng, mặt<br />
hàng, lô hàng, hoặc chi tiết theo địa điểm tiêu thụ hoặc theo mục đích sử dụng của<br />
hàng tồn kho.<br />
Kế toán chi tiết hàng tồn kho có thể theo dõi theo một trong ba phương pháp<br />
sau: phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển, phương pháp thẻ song song, phương<br />
pháp sổ số dư. Lựa chọn phương pháp nào còn phụ thuộc vào đặc điểm HTK, đặc<br />
điểm kinh doanh của doanh nghiệp.<br />
2.1.3.2 Kế toán tổng hợp hàng tồn kho và giá vốn hàng bán<br />
Trong hạch toán hàng tồn kho, doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp<br />
kê khai thường xuyên hoặc kiểm kê định kỳ tùy thuộc vào đặc thù kinh doanh của<br />
mình.<br />
Phương pháp kê khai thường xuyên:<br />
Theo phương pháp này các nghiệp vụ được ghi chép tại thời điểm phát sinh.<br />
Do vậy mà tại bất kỳ thời điểm nào cũng cung cấp được đầy đủ các thông tin về<br />
hàng tồn kho cho nhà quản trị.<br />
Phương pháp kiểm kê định kỳ:<br />
Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp mà kế toán dựa vào kiểm kê<br />
thực tế tồn kho cuối kỳ để xác định giá trị hàng tồn kho xuất dùng trong kỳ theo<br />
công thức sau (1):<br />
Giá trị vật tư,<br />
Thành phẩm<br />
Xuất trong kỳ<br />
<br />
=<br />
<br />
Trị giá vật tư,<br />
thành phẩm tồn +<br />
đầu kỳ<br />
<br />
Trị giá vật tư,<br />
thành<br />
phẩm tăng trong kỳ<br />
<br />
Trị giá vật tư,<br />
thành phẩm (1)<br />
tồn cuối kỳ<br />
<br />
Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Việc tính giá hàng tồn kho có thể được<br />
áp dụng theo một trong các cách sau: phương pháp tính theo giá đính danh; phương<br />
pháp bình quân gia quyền; phương pháp nhập trước, xuất trước; phương pháp nhập<br />
sau, xuất trước.<br />
<br />