i<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
Hàng năm các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản được Nhà nước<br />
đầu tư với ngân sách rất lớn và được huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy<br />
nhiên, không phải dự án đầu tư nào cũng đạt được tất cả các mục tiêu về tính kinh<br />
tế, tính hiệu quả, hiệu lực.<br />
Hiện nay ở Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu về kiểm toán hoạt<br />
động được công bố nhưng đều là các đề tài mang tính định hướng chung và chủ yếu<br />
nghiên cứu về lĩnh vực rộng, chưa đi sâu vào lĩnh vực chuyên môn hẹp.<br />
Trong những năm qua, KTNN Việt Nam đã tổ chức kiểm toán các chương<br />
trình, dự án đầu tư với yêu cầu ngày càng cao và đã có những bước phát triển nhất<br />
định, việc đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực của dự án được coi là một trong<br />
các mục tiêu chính trong một cuộc kiểm toán. Do đó, việc thực hiện các cuộc kiểm<br />
toán kết hợp hoặc thực hiện riêng các cuộc kiểm toán hoạt động đối với các hoạt<br />
động này là một yêu cầu thiết yếu về mặt thực tiễn.<br />
Xuất phát từ nhận thức trên, Đề tài “Hoàn thiện kiểm toán hoạt động<br />
chương trình dự án đầu tư do Kiểm toán Nhà nước thực hiện” được nghiên cứu<br />
nhằm góp phần hoàn thiện tổ chức kiểm toán đồng thời góp phần nâng cao năng lực<br />
hoạt động của cơ quan KTNN Việt Nam trong việc kiểm tra, kiểm soát tài chính<br />
công đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư XDCB.<br />
Nội dung tóm tắt của đề tài bao gồm:<br />
<br />
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA KIỂM TOÁN<br />
HOẠT ĐỘNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ<br />
1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản của kiểm toán hoạt động<br />
Luận văn tiến hành phân tích các khái niệm kiểm toán hoạt động của Tổ<br />
chức quốc tế các Cơ quan Kiểm toán tối cao, Cơ quan Tổng kế toán Hoa Kỳ; Hiệp<br />
hội Kiểm toán viên nội bộ để đưa ra khái niệm chung về kiểm toán hoạt động:<br />
<br />
ii<br />
<br />
Kiểm toán hoạt động là một loại hình kiểm toán hướng vào việc đánh giá<br />
hiệu lực của hệ thống thông tin và quản trị nội bộ, hiệu quả của hoạt động và hiệu<br />
năng của quản lý các hoạt động đã và đang diễn ra trong một tổ chức, cơ quan.<br />
Bên cạnh việc đưa ra khái niệm về kiểm toán hoạt động, luận văn cũng tiến hành<br />
phân tích để làm rõ sự khác nhau giữa kiểm toán hoạt động và các loại hình kiểm toán<br />
khác trên các khía cạnh: chức năng, đối tượng, mục tiêu, vai trò của kiểm toán hoạt động.<br />
<br />
1.2. Những nội dung chủ yếu trong tổ chức thực hiện kiểm toán hoạt động<br />
Luận văn tiến hành phân tích, làm rõ, bổ sung và hoàn thiện các lý luận liên<br />
quan đến kiểm toán hoạt động bao gồm nội dung tất cả các giai đoạn từ phương<br />
thức tổ chức, thực hiện; phương thức tiếp cận kiểm toán đến quy trình tổ chức thực<br />
hiện một cuộc kiểm toán hoàn chỉnh.<br />
Luận văn phân tích các đặc điểm riêng trong phương thức tổ chức kiểm toán<br />
hoạt động trên cả 2 phương diện: tổ chức lực lượng thực hiện kiểm toán và tổ chức<br />
quan hệ quản lý trong thực hiện kiểm toán hoạt động.<br />
Về xây dựng, lựa chọn tiêu chí kiểm toán: Luận văn không chỉ nêu rõ sự cần<br />
thiết của tiêu chí kiểm toán trong kiểm toán hoạt động mà còn đưa ra các phân tích<br />
sâu sắc về yêu cầu đối với một tiêu chí kiểm toán, đồng thời hoàn thiện các phương<br />
pháp và trình tự cơ bản trong việc xây dựng tiêu chí kiểm toán.<br />
Về quy trình thực hiện kiểm toán: Quy trình kiểm toán là coi là “hạt nhân”<br />
trong hoạt động kiểm toán. Nhận thức rõ điều này, luận văn đã dành một phần lớn<br />
nội dung Chương I để làm rõ từng bước, từng nội dung của quy trình kiểm toán đối<br />
với một cuộc kiểm toán hoạt động từ giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện<br />
kiểm toán đến giai đoạn kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán.<br />
Bên cạnh việc mô tả quy trình kiểm toán theo các bước như: đánh giá hệ<br />
thống kiểm soát nội bộ, thu thập thông tin và phân tích thông tin… luận văn còn đi<br />
sâu nghiên cứu về một khía cạnh đặc thù của kiểm toán hoạt động đó là đo lường và<br />
đánh giá kết quả đầu ra.<br />
<br />
iii<br />
<br />
1.3. Những nhân tố chủ yếu tác động đến việc vận dụng kiểm toán hoạt<br />
động vào kiểm toán hoạt động các chương trình, dự án đầu tư<br />
Để vận dụng kiểm toán hoạt động vào thực tiễn kiểm toán các chương trình<br />
dự án đầu tư, luận văn cũng tiến hành phân tích các đặc điểm đặc trưng của các dự<br />
án đầu tư tác động đến việc vận dụng kiểm toán hoạt động , cụ thể:<br />
Đặc điểm hoạt động của các chương trình dự án đầu tư: luận văn đi sâu phân<br />
tích về tính đặc thù của mỗi dự án đầu tư dẫn đến việc kiểm toán phải thực hiện<br />
riêng cho từng công trình, hạng mục công trình và mỗi dự án phải được xây dựng<br />
một hệ thống tiêu chí riêng.<br />
Đặc điểm quản lý các chương trình dự án đầu tư: luận văn nêu và phân tích<br />
các kiểu quản lý dự án đầu tư trên thế giới đang áp dụng<br />
Phân tích tác động của đặc điểm và phương thức quản lý các chương trình,<br />
dự án đầu tư đến việc kiểm toán hoạt động các chương trình, dự án đầu tư trên các<br />
khía cạnh: nội dung kiểm toán, phạm vi kiểm toán, trình tự kiểm toán đặc biệt là<br />
việc xây dựng tiêu chí kiểm toán.<br />
<br />
1.4. Kinh nghiệm đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực của một số<br />
cơ quan kiểm toán quốc tế<br />
Kinh nghiệm đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực được luận văn xem<br />
xét là kinh nghiệm của các tổ chức kiểm toán độc lập và kiểm toán nhà nước Thái<br />
Lan: Đây là các kinh nghiệm hữu ích trong việc triển khai thực hiện kiểm toán hoạt<br />
động đối với các dự án, chương trình đầu tư.<br />
Thông qua việc đúc kết kinh nghiệm thực tiễn của các cơ quan tổ chức có liên<br />
quan, luận văn cũng rút ra các bài học kinh nghiệm phục vụ cho nhiệm vụ kiểm toán<br />
nói chung và công tác đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực nói riêng.<br />
<br />
iv<br />
<br />
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG CÁC<br />
CHƯƠNG TRÌNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC<br />
VIỆT NAM THỰC HIỆN<br />
2.1. Kiểm toán Nhà nước Việt Nam với kiểm toán các chương trình, dự<br />
án đầu tư<br />
Luận văn nêu rõ lịch sử hình thành và phát triển của Kiểm toán Nhà nước Việt<br />
Nam từ khi thành lập năm 1994 đến nay. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, Kiểm<br />
toán Nhà nước đã có những thay đổi đáng kể trong việc nghiên cứu, tiếp nhận và<br />
thực hiện kiểm toán hoạt động đối với các chương trình dự án đầu tư.<br />
Luận văn cũng phân tích đặc điểm của các chương trình dự án đầu tư do<br />
KTNN Việt Nam thưc hiện về các khía cạnh:<br />
Đặc điểm về nguồn vốn: là các dự án có nguồn từ NSNN có mục tiêu xác<br />
định hướng tới lợi ích chung của xã hội với sự đảm bảo tương ứng về ngân sách.<br />
Theo đó việc quản lý luôn đặt ra yêu cầu cân đối giữa mục tiêu với nguồn lực cho<br />
từng dự án trong một khoảng thời gian cụ thể. Mục tiêu và nguồn lực cho từng<br />
chương trình được thể hiện trên dự toán ngân sách cho từng chương trình, dự án<br />
theo từng bước triển khai cụ thể với nhiều tiêu chí định lượng.<br />
Đặc điểm về sản phẩm: Mỗi chương trình, dự án đầu tư lại có đặc trưng riêng<br />
từ thiết kế, dự toán, thi công và sản phẩm do đó có sự khác biệt lớn cả về mục đích<br />
đầu tư, tính chất, phạm vi đầu tư,…<br />
Luận văn nêu lên trình tự của một dự án đầu tư từ việc lập dự án đầu tư, báo<br />
cáo kinh tế kỹ thuật đến việc lập dự toán công trình, thực hiện và quản lý dự án đến<br />
việc thanh toán, quyết toán vốn cho dự án.<br />
<br />
2.2. Tình hình đánh giá hiệu quả hoạt động, hiệu lực và hiệu năng quản<br />
lý trong kiểm toán các chương trình, dự án đầu tư do Kiểm toán Nhà<br />
nước Việt Nam thực hiện<br />
Hàng năm, KTNN đã thực hiện rất nhiều cuộc kiểm toán đối với các chương<br />
trình, dự án đầu tư trong đó các dự án nhóm A thường do Kiểm toán Nhà nước<br />
<br />
v<br />
<br />
chuyên ngành IV, V thực hiện.<br />
Trên quan điểm mỗi cuộc kiểm toán đều có sự lồng ghép giữa các loại hình<br />
kiểm toán khác nhau, luận văn đã tiến hành phân tích một số ví dụ điển hình trong<br />
việc đánh giá hiệu quả, hiệu lực và hiệu năng quản lý trong khi kiểm toán một số<br />
chương trình, dự án thuộc kế hoạch kiểm toán năm 2007, 2008.<br />
Luận văn không chỉ mô tả trung thực phương pháp và kết quả đánh giá tính<br />
kinh tế, hiệu quả và hiệu lực trong cuộc kiểm toán do KTNN thực hiện mà còn đưa<br />
ra những hạn chế để rút ra bài học trong triển khai loại hình kiểm toán hoạt động<br />
đối với các chương trình dự án đầu tư.<br />
<br />
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN<br />
KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ<br />
DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM THỰC HIỆN<br />
3.1. Tính tất yếu và phương hướng đối với kiểm toán hoạt động<br />
Trước khi đi vào trình tự các bước để vận dụng kiểm toán hoạt động vào<br />
kiểm toán các chương trình dự án đầu tư, luận văn đã tiến hành làm rõ các vấn đề<br />
thuộc về định hướng và chiến lược của KTNN trong triển khai kiểm toán hoạt động,<br />
bao gồm:<br />
Sự cần thiết phải thực hiện kiểm toán hoạt động đối với các chương trình, dự<br />
án đầu tư xuất phát từ yêu cầu đổi mới trong quản lý tài chính Nhà nươc, yêu cầu<br />
trong thực tiễn quản lý các chương trình, dự án đầu tư từ nguồn NSNN.<br />
Chiến lược phát triển kiểm toán hoạt động của KTNN: Trong chiến lược phát<br />
triển dài hạn, KTNN Việt Nam luôn khẳng định vai trò của kiểm toán hoạt động<br />
trong hệ thống chức năng nhiệm vụ kiểm toán của mình, điều đó đã được quy định<br />
cụ thể trong Luật KTNN và các văn bản hướng dẫn thi hành.<br />
Đưa ra định hướng về phương thức quản lý và tổ chức thực hiện cuộc kiểm<br />
toán hoạt động: Thông qua các kết quả nghiên cứu và hợp tác đạt được, KTNN từng<br />
bước hình thành định hướng cho việc triển khai thực hiện kiểm toán hoạt động bao<br />
gồm các nội dung: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu về lộ trình và phương thức thực<br />
<br />