intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện kiểm toán mua sắm và sử dụng tài sản tại các ban quản lý dự án trực thuộc bộ do Kiểm toán Nhà nước thực hiện

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

52
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Đề tài là nghiên cứu từ lý luận đến thực tiễn của kiểm toán mua sắm và sử dụng tài sản tại các ban quản lý dự án trực thuộc bộ do Kiểm toán Nhà nước thực hiện, từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán mua sắm và sử dụng tài sản tại các ban quản lý dự án trực thuộc bộ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện kiểm toán mua sắm và sử dụng tài sản tại các ban quản lý dự án trực thuộc bộ do Kiểm toán Nhà nước thực hiện

TÓM TẮT LUẬN VĂN<br /> Hàng năm ngân sách nhà nước chi cho việc mua sắm tài sản tại các ban quản lý dự<br /> án (BQLDA) trực thuộc bộ rất lớn và được huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Kết quả<br /> kiểm toán mua sắm và sử dụng tài sản tại các BQLDA trực thuộc bộ do KTNN thực hiện<br /> cho thấy trong quá trình mua sắm và sử dụng tài sản không phải dự án nào cũng đạt được<br /> tất cả các mục tiêu về tính tuân thủ, tính tiết kiệm, hiệu quả và hiệu lực. Những kết quả<br /> này được báo cáo Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan chức năng khác làm căn cứ cho<br /> việc hoạch định các chính sách, giải pháp quản lý, khắc phục yếu kém trong việc sử dụng<br /> ngân sách nhà nước để mua sắm và sử dụng tài sản. Vì vậy chất lượng kiểm toán mua<br /> sắm và sử dụng tài sản tại các BLQDA có ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động của<br /> KTNN.<br /> Từ khi Luật KTNN được ban hành vào năm 2006, chất lượng kiểm toán đã dần<br /> được nâng cao trên cơ sở nguồn lực hiện có của KTNN; Tổ chức công tác kiểm toán của<br /> KTNN đã hoàn thiện hơn. Tuy vậy, kiểm toán mua sắm và sử dụng tài sản tại các<br /> BQLDA ở các bộ do Kiểm toán Nhà nước thực hiện mới được tiến hành lần đầu, còn<br /> nhiều vướng mắc trong hoạt động thực tiễn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu để hoàn thiện<br /> kiểm toán mua sắm và sử dụng tài sản tại các BQLDA ở các bộ do KTNN thực hiện có ý<br /> nghĩa hết sức quan trọng và là yêu cầu cấp thiết.<br /> Xuất phát từ nhận thức trên, Tác giả đã chọn Đề tài: “ Hoàn thiện kiểm toán mua<br /> sắm và sử dụng tài sản tại các ban quản lý dự án trực thuộc bộ do Kiểm toán Nhà<br /> nước thực hiện” cho Luận văn Thạc sỹ của mình.<br /> Mục đích nghiên cứu của Đề tài là nghiên cứu từ lý luận đến thực tiễn của kiểm<br /> toán mua sắm và sử dụng tài sản tại các ban quản lý dự án trực thuộc bộ do Kiểm toán<br /> Nhà nước thực hiện, từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm<br /> toán mua sắm và sử dụng tài sản tại các ban quản lý dự án trực thuộc bộ.<br /> Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là kiểm toán mua sắm và sử dụng tài sản tại các<br /> ban quản lý dự án trực thuộc bộ do Kiểm toán Nhà nước thực hiện. Luận văn không<br /> <br /> nghiên cứu kiểm toán mua sắm và sử dụng tài sản do các tổ chức kiểm toán khác, ngoài<br /> KTNN Việt Nam thực hiện.<br /> Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, Tác giả đi sâu vào nghiên cứu những vấn<br /> đề cơ bản, trực tiếp tác động đến kết quả kiểm toán. Luận văn nghiên cứu việc mua sắm<br /> và sử dụng tài sản không phải là vật kiến trúc của các ban quản lý dự án trực thuộc bộ.<br /> Dựa trên phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp với logic<br /> học; Tác giả tổng kết thực tiễn từ các cuộc kiểm toán do tác giả đã và đang tham gia.<br /> Trên cơ sở đó, kết hợp với phương pháp nghiên cứu tài liệu, tổng hợp, phân tích, hệ<br /> thống hoá, so sánh.<br /> Kết cấu của Luận văn gồm 3 chương:<br /> Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm toán mua sắm và sử dụng tài sản<br /> tại các ban quản lý dự án trực thuộc bộ<br /> Chương 2: Thực trạng kiểm toán mua sắm và sử dụng tài sản tại các ban quản lý<br /> dự án trực thuộc bộ do Kiểm toán Nhà nước thực hiện;<br /> Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kiểm toán mua sắm và sử dụng<br /> tài sản tại các ban quản lý dự án trực thuộc bộ do Kiểm toán Nhà nước thực hiện.<br /> Trong chương 1, Đề tài trình bày những vấn đề lý luận về kiểm toán và kiểm toán<br /> mua sắm và sử dụng tài sản tại các ban quản lý dự án (BQLDA) cũng như các đặc điểm<br /> mua sắm và sử dụng tài sản tại các BQLDA trong mối quan hệ với kiểm toán để làm cơ<br /> sở, căn cứ cho việc đánh giá thực trạng kiểm toán cũng như đưa ra các giải pháp, kiến<br /> nghị để hoàn thiện kiểm toán mua sắm và sử dụng tài sản tại các BQLDA trực thuộc bộ<br /> trong chương 2 và chương 3. Cụ thể: Đối với những vấn đề cơ bản về kiểm toán, Đề tài<br /> đã làm rõ khái niệm, chức năng, phương pháp kiểm toán, các hình thức tổ chức kiểm toán<br /> và quy trình kiểm toán.<br /> Về khái niệm: Kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động cần<br /> được kiểm toán bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và kiểm<br /> toán ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện<br /> trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực.<br /> <br /> Chức năng kiểm toán: Kiểm toán có 2 chức năng cơ bản là chức năng xác minh<br /> và xác minh bày tỏ ý kiến<br /> <br /> Phân loại kiểm toán: Trong thực tiễn tổ chức kiểm toán có 2 cách phân loại cơ<br /> bản nhất đó là: theo đối tượng kiểm toán và theo tổ chức bộ máy kiểm toán.<br /> Phân loại kiểm toán theo đối tượng kiểm toán, kiểm toán được chia thành 03 loại:<br /> Kiểm toán tài chính, Kiểm toán hoạt động, Kiểm toán tuân thủ.<br /> Phân loại theo hệ thống bộ máy tổ chức có thể phân kiểm toán thành kiểm toán<br /> nhà nước, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ.<br /> <br /> Phương pháp kiểm toán: Có nhiều phương pháp kiểm toán khác nhau được vận<br /> dụng trong kiểm toán. Một số phương pháp kiểm toán chủ yếu là: Phương pháp cân đối,<br /> Phương pháp đối chiếu, Phương pháp kiểm kê, Phương pháp điều tra, Phương pháp thực<br /> nghiệm (trắc nghiệm), Phương pháp chọn mẫu kiểm toán, Phương pháp phân tích.<br /> <br /> Quy trình kiểm toán: Quy trình kiểm toán tuân theo một trình tự nhất định gồm<br /> 4 bước cơ bản:<br /> Bước 1: Chuẩn bị kiểm toán bao gồm tất cả các công tác khác nhau nhằm tạo được<br /> cơ sở pháp lý, kế hoạch kiểm toán cụ thể và các điều kiện vật chất cho công tác kiểm<br /> toán.<br /> Bước 2: Thực hiện kiểm toán bao gồm tất cả các công tác thực hiện chức năng xác<br /> minh của kiểm toán để khẳng định được thực chất của đối tượng và khách thể kiểm toán<br /> cụ thể.<br /> Bước 3: Lập và gửi báo cáo kiểm toán<br /> Bước 4: Kiểm tra việc thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán.<br /> Về đặc điểm mua sắm và sử dụng tài sản tại các ban quản lý dự án trực thuộc bộ,<br /> Đề tài đề cập đến cách thức tổ chức công tác mua sắm và sử dụng tài sản; các hình thức<br /> mua sắm tài sản; và quy định về quản lý tài chính trong mua sắm tài sản và quản lý sử<br /> dụng tài sản tại các ban quản lý dự án trực thuộc bộ.<br /> Cũng như mọi lĩnh vực khác, kiểm toán mua sắm và sử dụng tài sản cũng cần tôn<br /> trọng quy trình chung của KTNN. Quy trình này bao gồm 4 giai đoạn: Chuẩn bị kiểm<br /> <br /> toán; Thực hiện kiểm toán; Lập báo cáo kiểm toán; Kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến<br /> nghị kiểm toán.<br /> Trên cơ sở lý luận đã được trình bày tại chương 1, trong chương 2 Đề tài đề cập<br /> đến cơ chế hoạt động của các BQLDA trực thuộc bộ do KTNN thực hiện; đánh giá thực<br /> trạng kiểm toán mua sắm và sử dụng tài sản tại các BQLDA trực thuộc bộ do KTNN thực<br /> hiện.<br /> Về tổng quan về tổ chức hoạt động mua sắm và sử dụng tài sản tại các ban quản lý<br /> dự án trực thuộc bộ, Luận văn trình bày các vấn đề:<br /> Một là, về tổ chức và hoạt động của các ban quản lý dự án trực thuộc bộ do Kiểm<br /> toán Nhà nước thực hiện.<br /> BQLDA được thành lập để giúp cơ quan chủ quản, chủ dự án quản lý thực hiện<br /> chương trình, dự án. Việc giao nhiệm vụ và ủy quyền cho BQLDA phải được quy định<br /> trong Quyết định thành lập BQLDA hoặc tại các văn bản ủy quyền cụ thể của cơ quan<br /> quyết định thành lập BQLDA.<br /> BQLDA được thành lập với chức năng, nhiệm vụ được quy định cụ thể: (1) Nhiệm<br /> vụ lập kế hoạch; (2) Nhiệm vụ quản lý chuẩn bị thực hiện chương trình, dự án; (3) Nhiệm<br /> vụ thực hiện các hoạt động mua sắm; (4) Nhiệm vụ quản lý tài chính và giải ngân; (5)<br /> Nhiệm vụ theo dõi, đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện chương trình, dự án; (6)<br /> Nhiệm vụ đối với việc nghiệm thu, bàn giao, quyết toán chương trình, dự án; (7) Nhiệm<br /> vụ quản lý và sử dụng tài sản.<br /> Đối với công tác quản lý tài sản tại các BQLDA: Tài sản của BQLDA phải được<br /> sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả. Không được cho thuê, cho mượn, biếu,<br /> tặng và sử dụng tài sản vào mục đích cá nhân; BQLDA phải báo cáo cơ quan quyết định<br /> thành lập BQLDA về các tài sản được các đơn vị tư vấn, nhà thầu, nhà cung cấp bàn<br /> giao, tặng, để lại cho BQLDA để quản lý theo quy định của pháp luật; Tài sản của<br /> BQLDA sau khi chương trình, dự án kết thúc hoặc không cần sử dụng trong quá trình<br /> thực hiện phải được xử lý theo quy định hiện hành.<br /> Hai là, về quy trình mua sắm tài sản tại các ban quản lý dự án trực thuộc bộ gồm<br /> các bước chính: (1) Ước tính nhu cầu và hình thành đơn đặt hàng; (2) Xét duyệt yêu cầu<br /> <br /> mua; (3) Tìm kiếm thị trường với những nhà cung ứng tiềm năng; (4) Lựa chọn nhà cung<br /> ứng chính thức; (5) Ký kết hợp đồng; (6) Tiếp nhận hàng hoá; (7) Thanh toán tiền mua.<br /> Đối với kiểm toán mua sắm và sử dụng tài sản tại các ban quản lý dự án trực thuộc bộ<br /> do Kiểm toán Nhà nước thực hiện, Luận văn trình bày về hình thức tổ chức cuộc kiểm toán<br /> mua sắm và sử dụng tài sản tại các ban quản lý dự án trực thuộc bộ do Kiểm toán Nhà<br /> nước thực hiện; Về tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán; Trình tự kiểm toán mua sắm và<br /> sử dụng tài sản tại các ban quản lý dự án trực thuộc bộ.<br /> Qua thực tiễn kiểm toán, Đề tài đã đưa ra một số kết quả cũng như hạn chế cũng<br /> và chỉ rõ nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trong kiểm toán mua sắm và sử dụng tài sản<br /> tại các BQLDA trực thuộc bộ.<br /> Thứ nhất, về kết quả: Những kết quả chính đã đạt được: (1) Kết quả kiểm toán đã<br /> chỉ ra những sai phạm trong quản lý sử dụng nguồn kinh phí NSNN trong mua sắm tài<br /> sản tại các BQLDA trực thuộc bộ. (2) Nâng cao trách nhiệm quản lý của các cơ quan chủ<br /> quản. (3) Kết quả kiểm toán giúp cơ quan quản lý Nhà nước ban hành các văn bản pháp<br /> luật phù hợp hơn và chặt chẽ hơn trong mua sắm và sử dụng tài sản tại các BQLDA. (4)<br /> Tăng cường trao đổi thông tin giữa Kiểm toán nhà nước với các cơ quan chức năng.<br /> Thứ hai, về hạn chế: (1) Chưa chú trọng đánh giá hệ thống KSNB tại đơn vị được<br /> kiểm toán. (2) Xác định rủi ro kiểm toán, trọng yếu kiểm toán còn sơ sài. (3) Việc lựa<br /> chọn các đơn vị kiểm toán còn mang tính chủ quan. (4) Áp dụng các phương pháp kiểm<br /> toán còn đơn giản.(5) Số lượng đối tượng được kiểm toán chọn mẫu chưa đủ độ lớn để<br /> đánh giá độ tin cậy của các thông tin trên báo cáo của các bộ. (6) Nội dung trong báo cáo<br /> kiểm toán còn trùng lắp. (7) Việc thẩm định báo cáo kiểm toán mua sắm, quản lý và sử<br /> dụng tài sản của các BQLDA các bộ, KTNN chuyên ngành thực hiện chất lượng chưa<br /> cao, còn mang tính hình thức.<br /> Thứ ba, nguyên nhân của những hạn chế: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những<br /> hạn chế trong kiểm toán mua sắm và sử dụng tài sản tại các BQLDA trực thuộc bộ do<br /> KTNN Việt Nam thực hiện, có thể khái quát một số nguyên nhân cơ bản như sau: (1)<br /> Việc vận dụng quy trình kiểm toán trong kiểm toán mua sắm và sử dụng tài sản tại các<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2