i<br />
<br />
Hiện nay sức cạnh tranh quốc tế trong nhiều ngành sản xuất của Việt<br />
Nam còn yếu kém, nhưng cơ hội có thể đến từ chính sức ép cạnh tranh buộc<br />
các doanh nghiệp tự nỗ lực vươn lên. Để biến thách thức thành cơ hội, các<br />
doanh nghiệp Việt Nam phải hoàn thiện chính mình thông qua các công cụ<br />
quản lý, trong đó quan trọng nhất là công cụ kiểm tra và phân tích báo cáo tài<br />
chính. Đây là công cụ nhạy bén để cung cấp thông tin chính xác cho các cấp<br />
quản trị doanh nghiệp, nhà đầu tư, cổ đông, nhà cho vay, ngân hàng.<br />
Là một Công ty sản xuất kinh doanh đa ngành, Vinafco luôn luôn chú<br />
trọng tới quản lý tài chính thông qua nhiều công cụ trong đó có công cụ kiểm<br />
tra và phân tích báo cáo tài chính. Tuy nhiên, kiểm tra và phân tích báo cáo tài<br />
chính của Công ty còn chưa hoàn chỉnh về nội dung và hình thức nên chưa trở<br />
thành công cụ đắc lực cho các nhà quản trị. Nhận thức được tầm quan trọng<br />
trên, tác giả đã chọn đề tài: “Hoàn thiện kiểm tra và phân tích báo cáo tài<br />
chính tại Công ty cổ phần Vinafco” cho luận văn thạc sỹ của mình.<br />
Mục đích nghiên cứu là bổ sung và phát triển lý luận cơ bản về kiểm tra<br />
và phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp và thông qua kiểm tra<br />
và phân tích báo cáo tài chính tại thực tế tại Công ty cổ phần Vinafco, đề tài<br />
xây dựng các phương hướng, giải pháp để hoàn thiện kiểm tra và phân tích<br />
báo cáo tài chính.<br />
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp để phân tích thực tiễn<br />
như: phương pháp so sánh; liên hệ cân đối, tỷ lệ….<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, luận văn được kết cấu:<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính<br />
trong các doanh nghiệp<br />
Chương 2: Thực trạng kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính tại Công<br />
ty cổ phần Vinafco<br />
<br />
ii<br />
<br />
Chương 3: Hoàn thiện kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính tại Công<br />
ty cổ phần Vinafco<br />
CHƯƠNG 1<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI<br />
CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP<br />
Trong phần này, tác giả đã trình bày, bổ sung và phát triển những cơ sở<br />
lý luận cơ bản về kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính như:<br />
1.1. Hệ thống báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp và ý nghĩa của<br />
kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính<br />
* Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp<br />
Hệ thống báo cáo tài chính được lập và trình bày theo quy định của<br />
từng chế độ kế toán từng nước khác nhau. Theo Quyết định số 15/2006/QĐBTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về việc ban<br />
hành Chế độ Kế toán doanh nghiệp, hệ thống báo cáo tài chính của doanh<br />
nghiệp bao gồm:<br />
- Bảng cân đối kế toán: Là một báo cáo kế toán tài chính chủ yếu phản<br />
ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn<br />
hình thành sản ở một thời điểm nhất định. Thời điểm đó thường là vào ngày<br />
cuối cùng của kỳ hạch toán.<br />
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Là một báo cáo kế toán tài<br />
chính phản ánh tổng hợp doanh thu, chi phí và kết quả của các hoạt động kinh<br />
doanh trong doanh nghiệp sau mỗi thời kỳ hoạt động.<br />
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh<br />
việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh<br />
nghiệp. Thông tin về lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp cung cấp cho người<br />
sử dụng thông tin có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và việc<br />
<br />
iii<br />
<br />
sử dụng các khoản tiền đã tạo ra đó trọng hoạt động sản xuất kinh doanh của<br />
doanh nghiệp.<br />
- Thuyết minh báo cáo tài chính: Là một báo cáo kế toán tài chính tổng<br />
quát nhămg mục đích giải trình và bổ sung, thuyết minh những thông tin về<br />
tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp<br />
trong kỳ báo cáo, mà chưa được trình bày đầu đủ những chi tiết hết trong các<br />
báo cáo tài chính khác.<br />
* Ý nghĩa của kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính trong các<br />
doanh nghiệp<br />
Kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là quá trình xem<br />
xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính hiện hành với quá khứ.<br />
Qua đó, người sử dụng thông tin có thể đánh giá đúng thực trạng tài chính của<br />
doanh nghiệp, nắm vững tiềm năng, xác định chính xác hiệu quả kinh doanh<br />
cũng như những rủi ro trong tương lai và triển vọng của doanh nghiệp.<br />
Vì thế, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính ngày càng đóng vai trò<br />
quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp và được rất nhiều đối tượng quan<br />
tâm: nhà quản trị doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chủ ngân hàng và các tổ chức<br />
tín dụng. Ngoài ra còn có nhiều nhóm đối tượng khác cũng quan tâm đến tình<br />
hình tài chính của doanh nghiệp như: các cơ quan thuế, các cấp quản lý Nhà<br />
nước, các chuyên gia phân tích tài chính trên thị trường, người lao động…<br />
1.2 Kiểm tra báo cáo tài chính<br />
* Về đối tượng và phương pháp kiểm tra báo cáo tài chính doanh<br />
nghiệp<br />
Đối tượng của kiểm tra nói chung và kiểm tra báo cáo tài chính nói<br />
riêng là tìm kiếm các sai lầm và gian lận.<br />
Về nguyên tắc, tuỳ theo khả năng, yêu cầu và điều kiện cụ thể, có thể<br />
tiến hành kiểm tra từ khái quát đến cụ thể, từ đơn giản đến phức tạp. Nói<br />
<br />
iv<br />
<br />
chung, phương pháp kiểm tra báo cáo tài chính có thể tiến hành theo ba bước<br />
sau đây:<br />
- Bước 1: Kiểm tra khái quát<br />
- Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật lập bảng<br />
- Bước 3: Kiểm tra tính chính xác của số liệu<br />
Các phương pháp cụ thể có thể được sử dụng để kiểm tra báo cáo tài<br />
chính bao gồm: phương pháp chọn mẫu để kiểm tra, phương pháp dựa vào<br />
dấu hiệu chỉ dẫn, phương pháp phối hợp từ nhiều phía phương pháp kiểm tra<br />
hiện vật.<br />
* Về nội dung kiểm tra báo cáo tài chính doanh nghiệp<br />
Bao gồm:<br />
- Kiểm tra bảng cân đối kế toán: kiểm tra tính cân bằng và mối quan hệ<br />
giữa các chỉ tiêu nội bộ bảng cân đối kế toán và các báo cáo tài chính<br />
khác.(1.1); (1.2); (1.3).<br />
- Kiểm tra báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: kiểm tra mối quan hệ<br />
nội bộ báo cáo kết quả kinh doanh và các báo cáo tài chính khác.(1.4).<br />
- Kiểm tra báo cáo lưu chuyển tiền tệ: kiểm tra mối quan hệ nội bộ và<br />
với các báo cáo tài chính khác.<br />
- Kiểm tra thuyết minh báo cáo tài chính: kiểm tra nguồn dữ liệu để lập<br />
các chỉ tiêu trên thuyết minh báo cáo tài chính và mối quan hệ với các báo cáo<br />
tài chính khác.<br />
1.3 Phân tích báo cáo tài chính<br />
* Về phương pháp phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp<br />
Do nhu cầu về thông tin tài chính của doanh nghiệp rất đa dạng, đòi hỏi<br />
phân tích tài chính phải được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau để<br />
từ đó đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các đối tượng quan tâm như: Phương pháp<br />
so sánh; Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích; Phương pháp loại trừ;<br />
<br />
v<br />
<br />
Phương pháp liên hệ cân đối; Phương pháp kết hợp, Phương pháp xác định<br />
giá trị theo thời gian của tiền…Các nhà phân tích có thể lựa chọn một hoặc<br />
kết hợp nhiều phương pháp nói trên để tiến hành phân tích tài chính.<br />
* Về nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp<br />
Thứ nhất, đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp<br />
- Đánh giá khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn: so sánh số liệu<br />
nhiều kỳ của tổng tài sản và của tổng nguồn vốn. Thông qua việc so sánh khái<br />
quát trên nhà quản trị thấy được khả năng huy động, mức độ phân phối cũng<br />
như khả năng sử dụng vốn trong kỳ của doanh nghiệp.<br />
- Đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp<br />
thông qua nhiều chỉ tiêu khác nhau như:<br />
+ Hệ số tài trợ (1.5): phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và<br />
mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp.<br />
+ Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (1.6): phản ánh khả năng thanh<br />
toán tổng quát của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.<br />
+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh:(1.7): cho biết toàn bộ các khoản<br />
tiền, tương đương tiền hiện có và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của<br />
doanh nghiệp có đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn<br />
của mình hay không.<br />
Thứ hai, phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đảm bảo vốn cho<br />
hoạt động sản xuất kinh doanh.<br />
- Phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp bao gồm các nội dung như:<br />
phân tích cơ cấu tài sản (công thức 1.8); phân tích cơ cấu nguồn vốn (1.9) và mối<br />
quan hệ tài sản và nguồn vốn thông qua các chỉ tiêu: hệ số nợ so với tài sản (<br />
công thức 1.10); hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu (công thức 1.11).<br />
- Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh<br />
gồm phân tích cân bằng tài chính (công thức 1.12); đánh giá vốn hoạt động<br />
<br />