i<br />
<br />
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU<br />
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br />
Cùng với sự phát triển và hội nhập quốc tế của nền kinh tế Việt Nam, trong<br />
thời gian qua, hoạt động tài chính tiền tệ nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói<br />
riêng đã có những thay đổi đáng kể. Chính vì thế, để mở rộng và phát triển hoạt<br />
động kinh doanh ngân hàng trong bối cảnh như hiện nay thì phân tích báo cáo tài<br />
chính là công tác có tầm quan trọng đặc biệt trong cơ chế quản lý và quản trị hoạt<br />
động.<br />
Ra đời và phát triển đã gần 17 năm, ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đã<br />
khẳng định được chỗ đứng tại Việt Nam. Nhận thức rõ sự cần thiết của công tác<br />
phân tích BCTC, Ngân hàng Quân đội cũng đã giành nhiều ưu tiên để phát triển<br />
nội dung này. Tuy nhiên công tác phân tích BCTC của MB cũng đang ở trong giai<br />
đoạn đầu của quá trình phát triển và còn nhiều hạn chế.<br />
Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: “ Hoàn thiện phân tích báo cáo tài<br />
chính tại NHTMCP Quân đội” cho luận văn thạc sỹ của mình.<br />
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài<br />
Các công trình nghiên cứu trước đây đã đề cập tới các nội dung chủ yếu: ưu<br />
điểm của việc phân tích BCTC trong các NHTM, nhược điểm của việc phân tích<br />
BCTC trong các NHTM, các công trình khoa học trước cũng đã phát hiện được<br />
một số mô hình phân tích BCTC hiện đại trên thế giới và đưa ra được sự vận dụng<br />
của một số mô hình phân tích BCTC đó vào các NHTM tại Việt Nam<br />
1.3 Mục tiêu nghiên cứu<br />
- Khái quát và hệ thống hóa được các lý luận về BCTC của NHTM.<br />
- Nêu lên được thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại MB<br />
- Hoàn thiện các nội dung và phương pháp phân tích BCTC tại MB.<br />
- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác phân tích BCTC.<br />
1.4 Các câu hỏi nghiên cứu<br />
- Đặc điểm hoạt động của Ngân hàng thương mại ảnh hưởng như thế nào tới<br />
công tác phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng?<br />
- Hiện nay, công tác phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng TMCP Quân<br />
đội được tiến hành như thế nào?<br />
- Hiện nay, công tác phân tích BCTC tại Ngân hàng TMCP Quân đội đang có<br />
những tồn tại gì?<br />
<br />
ii<br />
<br />
- Có những giải pháp nào để nâng cao và hoàn thiện công tác phân tích báo<br />
cáo tài chính tại Ngân hàng TMCP Quân đội?<br />
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở việc nghiên cứu lý luận chung về<br />
phân tích BCTC trong các NHTM và thực trạng phân tích BCTC tại MB từ năm<br />
2008 - 2010.<br />
Để có thể phân tích BCTC của NHTM phải sử dụng các số liệu cơ bản lấy từ<br />
các BCTC.<br />
1.6 Phương pháp nghiên cứu<br />
Luận văn sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp xừ lý<br />
phân tích dữ liệu một cách khoa học.<br />
1.7 Những đóng góp của đề tài<br />
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận về công tác phân tích BCTC tại NHTM<br />
- Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác phân tích BCTC tại Ngân<br />
hàng TMCP Quân đội, đề tài đã nêu rõ được những kết quả đạt được và chỉ<br />
ra những hạn chế cũng như nguyên nhân của những hạn chế đó, từ đó khẳng<br />
định sự cần thiết phải hoàn thiện công tác phân tích BCTC nhằm nâng cao<br />
hiệu quả kinh doanh tại MB.<br />
- Đề tài đã đưa ra được những giải pháp và các kiến nghị cần thiết để hoàn<br />
thiện công tác phân tích BCTC nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại MB.<br />
1.8 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu<br />
- Nêu bật được tầm quan trọng của công tác phân tích báo cáo tài chính đặc<br />
biệt là trong các ngân hàng thương mại.<br />
- Tổng kết được các thành quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trước<br />
đó có liên quan đến nội dung phân tích báo cáo tài chính Ngân hàng.<br />
- Đưa ra được định hướng tìm hiểu cho các công trình nghiên cứu của các tác<br />
giả sau này để phát triển nội dung nghiên cứu của luận văn.<br />
1.9<br />
-<br />
<br />
Kết cấu luận văn gồm 4 chương:<br />
Chương 1: Tổng quan về phân tích BCTC tại Ngân hàng TMCP Quân đội<br />
Chương 2: Cơ sở lý luận chung về phân tích BCTC trong các NHTM<br />
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và thực trạng phân tích BCTC tại Ngân<br />
<br />
hàng TMCP Quân đội.<br />
- Chương 4: Thảo luận và những kiến nghị nhằm hoàn thiện phân tích BCTC<br />
tại Ngân hàng TMCP Quân đội<br />
<br />
iii<br />
<br />
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BCTC TRONG<br />
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br />
Nội dung chương này trình bày về đặc điểm và chức năng của NHTM, cho<br />
thấy được tầm quan trọng và ảnh hưởng to lớn của NHTM trong nền kinh tế. Luận<br />
văn cũng nêu ra lý thuyết chung về phân tích BCTC của NHTM, mục đích, ý<br />
nghĩa, nội dung của công tác này cũng như một số phương pháp phân tích hiện đại<br />
và việc vận dụng các phương pháp này vào các NHTM Việt Nam.<br />
2.1<br />
<br />
Đặc điểm hoạt động kinh doanh và chức năng của NHTM trong nền<br />
kinh tế thị trường<br />
2.1.1 Đặc điểm kinh doanh của NHTM trong nền kinh tế thị trường<br />
NHTM là loại hình doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực tài<br />
chính, tiền tệ, tín dụng, ngân hàng. NHTM hoạt động ở các lĩnh vực: huy động<br />
vốn, hoạt động tín dụng, đầu tư và cung cấp các dịch vụ cho khách hàng.<br />
2.1.2 Chức năng của Ngân hàng Thương mại trong nền kinh tế thị trường<br />
NHTM không trực tiếp tham gia vào sản xuất và lưu thông mà thực hiện ba<br />
chức năng: trung gian tín dụng, trung gian thanh toán và làm dịch vụ tài chính.<br />
2.2 Khái niệm, mục đích và ý nghĩa của phân tích BCTC trong NHTM<br />
2.2.1 Khái niệm BCTC của NHTM<br />
“BCTC của NHTM là hệ thống báo cáo phản ánh các thông tin kinh tế, tài<br />
chính chủ yếu của NHTM. Theo đó, BCTC chứa đựng những thông tin tổng hợp<br />
nhất về tình hình tài sản, VCSH và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả<br />
kinh doanh trong kỳ”. BCTC của NHTM bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo<br />
thu nhập chi phí, báo cáo LCTT, thuyết minh BCTC.<br />
2.2.2 Mục đích và ý nghĩa của phân tích BCTC trong các NHTM<br />
Phân tích BCTC trong các NHTM thực chất là phân tích các chỉ tiêu tài<br />
chính trên hệ thống báo cáo hoặc các chỉ tiêu tài chính mà nguồn thông tin từ hệ<br />
thống báo cáo nhằm đánh giá tình hình tài chính của Ngân hàng, cung cấp thông<br />
tin cho mọi đối tượng có nhu cầu theo những mục tiêu khác nhau.<br />
2.3<br />
<br />
Nội dung phân tích BCTC trong các NHTM<br />
Nội dung phân tích BCTC tại NHTM bao gồm: phân tích cấu trúc tài chính,<br />
tình hình dự trữ và khả năng thanh toán, tình hình huy động vốn, tình hình tín<br />
dụng, tình hình doanh thu, chi phí và khả năng sinh lời, dấu hiệu rủi ro và an toàn<br />
vốn.<br />
<br />
iv<br />
<br />
2.4<br />
<br />
Kinh nghiệm phân tích BCTC của một số NHTM trên thế giới và bài<br />
học cho NHTM Việt Nam<br />
2.4.1 Các phương pháp phân tích BCTC của một số NHTM trên thế giới<br />
2.4.1.1 Các chỉ tiêu hiệu suất căn bản (Key performance indicator – KPI)<br />
KPI là phương pháp Đo lường hiệu suất (kết quả thực hiện công việc) bằng<br />
cách thiết lập một hệ thống chỉ số hiệu suất (một tập hợp có tính hệ thống của các<br />
chỉ số đo lường hướng vào các phương diện hoạt động của tổ chức).<br />
2.4.1.2 Giá trị kinh tế gia tăng (EVA)<br />
Giá trị kinh tế gia tăng là thước đo sự hoạt động của Ngân hàng. Thuật ngữ<br />
này được Stern Stewart&Co sáng tạo ra khi tìm kiếm cách thức đo lường mức lợi<br />
nhuận kinh tế thật sự mà một Ngân hàng có thể tạo ra. EVA cũng là một thước đo<br />
hữu ích đối với nhà đầu tư khi muốn xem xét giá trị mà NHTM có thể tạo ra.<br />
2.4.1.3 CAMELS<br />
Các BCTC không thể cung cấp đầy đủ mọi thông tin mà người phân tích<br />
muốn có để đánh giá mức độ an toàn, khả năng sinh lời và thanh khoản của<br />
NHTM. Do đó, cần kết hợp việc phân tích theo CAMELS với những đánh giá<br />
định tính của ngân hàng để thu đuợc kết quả phân tích kỹ lưỡng và hữu ích.<br />
2.4.2 Một số bài học cho NHTM Việt Nam<br />
Hiện nay, các NHTM Việt Nam có thể áp dụng phương pháp KPI và hệ<br />
thống chỉ tiêu phân tích CAMELS. Phương pháp EVA hiện tại hầu hết chưa áp<br />
dụng vào các NHTM Việt Nam do nhiều nguyên nhân khác nhau.<br />
<br />
v<br />
<br />
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BCTC TẠI NGÂN HÀNG<br />
TMCP QUÂN ĐỘI<br />
3.1<br />
<br />
Tổng quan về Ngân hàng TMCP Quân đội<br />
Ngày 4/11/1994, MB chính thức đi vào hoạt động. Qua 17 năm MB khẳng<br />
định vị trí và tên tuổi của mình trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.<br />
3.2<br />
<br />
Tổ chức công tác phân tích BCTC tại Ngân hàng TMCP Quân đội<br />
Theo mô hình tổ chức của Khối Kế toán tài chính giai đoạn 2008-2012, phòng<br />
Tài chính Hội sở được thành lập và thực hiện nhiệm vụ phân tích BCTC cụ thể là<br />
bộ phận phân tích kế hoạch trực thuộc Phòng Tài chính Hội sở.<br />
3.3<br />
Nội dung phân tích BCTC tại Ngân hàng TMCP Quân đội<br />
3.3.1 Phân tích cơ cấu tài chính<br />
Qua 4 năm quy mô hoạt động kinh doanh của MB có sự tăng trưởng mạnh<br />
cụ thể: Quy mô tổng tài sản của MB tăng trưởng mạnh trong vòng 4 năm qua, so<br />
với năm 2007, tổng tài sản của MB đã tăng hơn 3,5 lần.<br />
Phân tích cơ cấu tài sản: Các khoản mục tài sản đều có sự tăng trưởng nhanh<br />
nhưng tốc độ tăng trưởng khác nhau theo hướng giảm hoạt động liên ngân, tăng<br />
cho vay khách hàng. MB chuyển từ tập trung kinh doanh trên thị trường 2 sang<br />
kinh doanh nhiều hơn trên thị trường 1 và thực hiện đa dạng hóa hình thức kinh<br />
doanh trong điều kiện hoạt động kinh doanh.<br />
Phân tích cơ cấu nguồn vốn: Trong cơ cấu nguồn vốn, tiền gửi của khách hàng<br />
trên thị trường 1 vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. MB vẫn giữ tiềm lực tài chính tốt<br />
thông qua số vốn điều lệ cao và cao hơn nhiều so với yêu cầu của NHNN. Đồng<br />
thời, MB vẫn giữ được lượng khách hàng truyền thống ổn định. Trong nguồn vốn<br />
thì VCSH chiếm vị trí hết sức quan trọng. VCSH của Ngân hàng đã đạt được sự<br />
tăng trưởng đáng kể. Vốn điều lệ của Ngân hàng Quân đội tính đến thời điểm<br />
31/12/2010 đạt được 7.300 tỷ đồng, cao hơn nhiều mức vốn pháp định. Quy mô<br />
các quỹ vẫn còn để MB tiếp tục tăng vốn điều lệ nhưng không còn nhiều như các<br />
năm trước.<br />
3.3.2 Phân tích tình hình dự trữ và khả năng thanh toán<br />
Phân tích tình hình dự trữ: Chỉ số này càng cao thể hiện khả năng chi trả tức thời<br />
nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng càng cao. Tỷ lệ này tại MB giảm mạnh như<br />
vậy, dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán của MB đã giảm ở mức tương ứng.<br />
Phân tích khả năng thanh toán<br />
<br />