intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

108
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung luận văn gồm có 3 chương: Chương 1 - Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp, chương 2 - Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội và chương 3 - Giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội

i<br /> <br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> Phân tích báo cáo tài chính nhằm đánh giá khái quát tình hình tài chính, hiệu<br /> quả kinh doanh, các tiềm lực cũng như những hạn chế về tài chính của doanh<br /> nghiệp nói chung và của Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) nói riêng. Việc<br /> phân tích báo cáo tài chính của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội nằm trong tình<br /> trạng chung của các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty Nhà nước ở Việt Nam vẫn<br /> còn rất mới mẻ, sơ sài và tồn tại nhiều hạn chế. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Hoàn<br /> thiện phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội” để<br /> nghiên cứu.<br /> Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, danh<br /> mục chữ viết tắt, bảng biểu sơ đồ, phụ lục kèm theo thì được trình bày trong ba<br /> chương với nội dung cơ bản như sau:<br /> <br /> CHƯƠNG 1<br /> CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH<br /> TRONG CÁC DOANH NGHIỆP<br /> 1.1. Báo cáo tài chính và ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính trong nền<br /> kinh tế thị trường<br /> 1.1.1. Báo cáo tài chính<br /> Báo cáo tài chính (BCTC) là một bức tranh tổng hợp phản ánh tình hình tài<br /> sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh và các quan hệ tài chính của<br /> doanh nghiệp (DN) tại một thời điểm hay thời kỳ.<br /> <br /> 1.1.2. Ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính trong nền kinh tế thị trường<br /> - Khái niệm phân tích báo cáo tài chính<br /> Phân tích BCTC DN thực chất là phân tích các chỉ tiêu tài chính trên hệ<br /> thống báo cáo hoặc các chỉ tiêu tài chính mà nguồn thông tin từ hệ thống báo cáo<br /> nhằm đánh giá tình hình tài chính của DN, cung cấp thông tin cho mọi đối tượng có<br /> nhu cầu theo những mục tiêu khác nhau.<br /> <br /> ii<br /> - Ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính trong nền kinh tế thị trường<br /> Phân tích BCTC trong các DN cho biết DN sử dụng nguồn lực tài chính như<br /> thế nào, các yếu tố sản xuất ra sao để từ đó có những biện pháp sử dụng tốt hơn các<br /> nguồn lực tài chính và yếu tố sản xuất nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Vì vậy,<br /> phân tích BCTC cần phải được xem là một yêu cầu thường xuyên và có ý nghĩa<br /> quan trọng đối với DN trong nền kinh tế thị trường. Phân tích BCTC DN là một<br /> công cụ đắc lực và không thể thiếu được đối với các nhà quản trị khác nhau trong nền<br /> kinh tế thị trường như: Đối với chủ DN và các nhà quản trị DN, đối với cán bộ công<br /> nhân viên, đối với các nhà đầu tư, đối với những người cho vay, đối với các nhà<br /> cung cấp, đối với các cơ quan quản lý.<br /> <br /> 1.2. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp<br /> Phương pháp phân tích BCTC là một hệ thống các công cụ, biện pháp nhằm<br /> tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên<br /> ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi các hoạt động đầu tư tài chính và các hoạt<br /> động khác, các chỉ tiêu nhằm đánh giá tình hình hoạt động đầu tư, hoạt động tài<br /> chính, hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của DN để từ đó đưa ra những<br /> quyết định hợp lý.<br /> <br /> 1.2.1. Phương pháp so sánh<br /> So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến và quan trọng trong phân<br /> tích BCTC nằm nghiên cứu kết quả, sự biến động và mức độ biến động của chỉ tiêu<br /> phân tích.<br /> <br /> 1.2.2. Phương pháp loại trừ<br /> Phương pháp loại trừ được sử dụng nhằm xác định xu hướng và mức độ ảnh<br /> hưởng của lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Theo phương pháp này, khi<br /> nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố nào đó phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân<br /> tố còn lại. Phương pháp loại trừ được sử dụng trong phân tích dưới hai cách là<br /> phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch:<br /> <br /> 1.2.3. Phương pháp liên hệ cân đối<br /> Cơ sở của phương pháp này là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu<br /> <br /> iii<br /> tố và quá trình kinh doanh. Dựa vào các mối quan hệ cân đối sẽ xác định được ảnh<br /> hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng phân tích.<br /> <br /> 1.2.4. Phương pháp mô hình tài chính Dupont<br /> Phương pháp mô hình tài chính Dupont nhằm đánh giá sự tác động tương hỗ<br /> giữa các tỷ số tài chính bằng cách biến một chỉ tiêu tổng hợp thành hàm số của một<br /> loạt các biến số. Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó đối với tỷ<br /> số tổng hợp.<br /> <br /> 1.2.5. Phương pháp đồ thị<br /> Phương pháp này dùng để minh hoạ các kết quả tài chính thu được trong quá<br /> trình phân tích bằng các biểu đồ, sơ đồ… Phương pháp đồ thị giúp người phân tích<br /> thể hiện được rõ ràng, trực quan về diễn biến của các đối tượng nghiên cứu và<br /> nhanh chóng có phân tích định hướng các chỉ tiêu tài chính để tìm ra nguyên nhân<br /> sự biến đổi các chỉ tiêu, từ đó kịp thời đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt<br /> động sản xuất kinh doanh.<br /> <br /> 1.3. Nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp<br /> Tùy theo vị trí và mục đích sử dụng thông tin của người phân tích mà nội<br /> dung phân tích BCTC có thể không giống nhau giữa các nhóm phân tích khác nhau,<br /> nhưng nói chung, phân tích BCTC trong các DN bao gồm các nội dung chủ yếu sau:<br /> - Phân tích khái quát tình hình tài chính<br /> Phân tích khái quát tình hình tài chính nhằm đưa ra nhận định sơ bộ ban đầu<br /> về tình hình tài chính DN. Thông qua công việc này, nhà quản lý có thể xác định<br /> thực trạng và sức mạnh tài chính của DN, biết được mức độ độc lập về mặt tài chính<br /> cũng như những khó khăn về tài chính mà DN phải đương đầu, nhất là lĩnh vực<br /> thanh toán. Qua đó, các nhà quản lý có thể đề ra các quyết định cần thiết về đầu tư,<br /> hợp tác, liên doanh, liên kết, mua bán, cho vay,…<br /> - Phân tích cấu trúc tài chính<br /> Cấu trúc tài chính DN được xem xét trên góc độ cả cơ cấu tài sản, cơ cấu<br /> nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn. Phân tích cấu trúc tài chính là<br /> việc xem xét tình hình huy động, sử dụng vốn và mối quan hệ giữa tình hình huy<br /> <br /> iv<br /> động với tình hình sử dụng vốn của DN. Qua đó giúp các nhà quản lý nắm được<br /> tình hình phân bổ tài sản và các nguồn tài trợ tài sản, biết được nguyên nhân cũng<br /> như các dấu hiệu ảnh hưởng đến cân bằng tài chính để đưa ra các quyết định điều<br /> chỉnh chính sách huy động và sử dụng vốn của mình, bảo đảm cho DN có một cấu<br /> trúc tài chính lành mạnh, hiệu quả và tránh được những rủi ro trong kinh doanh.<br /> Đồng thời nội dung phân tích này còn góp phần củng cố cho các nhận định đã rút ra<br /> khi đánh giá khái quát tình hình tài chính.<br /> - Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh<br /> Để đảm bảo cung cấp đủ vốn cho hoạt động kinh doanh, DN phải có biện<br /> pháp tài chính để huy động và hình thành nguồn vốn. Nguồn vốn của DN được hình<br /> thành từ vốn chủ sở hữu, vốn vay và vốn chiếm dụng trong quá trình thanh toán.<br /> Thực chất quá trình phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh là<br /> việc phân tích cân bằng tài chính của DN tức là xem xét mối quan hệ cân đối giữa<br /> tài sản và nguồn hình thành tài sản của DN.<br /> - Phân tích tình hình và khả năng thanh toán<br /> Tình hình và khả năng thanh toán của DN phản ánh rõ nét chất lượng hoạt<br /> động tài chính và hiệu quả hoạt động của DN. Nếu hoạt động tài chính tốt, khả năng<br /> thanh toán cao, DN sẽ ít công nợ, ít bị chiếm dụng vốn cũng như ít đi chiếm dụng<br /> vốn. Ngược lại, nếu hoạt động tài chính kém thì sẽ dẫn đến tình trạng DN mất khả<br /> năng thanh toán, chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản công nợ phải thu, phải trả sẽ<br /> dây dưa, kéo dài.<br /> - Phân tích hiệu quả kinh doanh<br /> Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử<br /> dụng các nguồn vật lực, tài chính của DN để đạt hiệu quả cao nhất. Do vậy, phân<br /> tích hiệu quả kinh doanh là một nội dung cơ bản của phân tích tài chính DN, góp<br /> phần nâng cao sức cạnh tranh cho các DN trên thị trường. Qua phân tích các nhân tố<br /> tác động tới hiệu quả kinh doanh sẽ giúp cho các DN biết được nguyên nhân ảnh<br /> hưởng đến hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lợi, từ đó có các biện pháp thích<br /> hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh.<br /> <br /> v<br /> - Phân tích giá trị doanh nghiệp trên cơ sở Bảng cân đối kế toán<br /> Theo thông lệ quốc tế và khu vực, có 3 phương phương pháp định giá DN<br /> chủ yếu: phương pháp tài sản, phương pháp thu nhập, phương pháp so sánh thị<br /> trường. Trong mỗi phương pháp có nhiều kỹ thuật tính toán khác nhau. Với nguồn<br /> tài liệu là BCTC, cụ thể là bảng cân đối kế toán, các DN có thể xác định giá trị DN<br /> theo sổ sách kế toán.<br /> - Phân tích rủi ro tài chính<br /> Khi xem xét rủi ro tài chính thường phải xem xét rủi ro thanh toán nợ và ảnh<br /> hưởng cơ cấu nợ đến khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của DN. Các chỉ tiêu<br /> phân tích như chỉ tiêu về khả năng thanh toán, các chỉ tiêu về suất sinh lời cũng<br /> phản ánh rủi ro tài chính. Để phân tích rủi ro tài chính của DN ta có thể sử dụng các<br /> chỉ tiêu sau để phân tích sau:<br /> - Phân tích rủi ro tài chính thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh<br /> doanh: Hiệu quả sử dụng lãi vay, tỷ suất sinh lời của vốn (ROI).<br /> - Phân tích rủi ro tài chính thông qua đòn bẩy tài chính: Hệ số nợ, đòn bẩy tài<br /> chính, độ nhạy của đòn bẩy tài chính:<br /> - Dự báo các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính<br /> BCTC dự báo là cơ sở để các nhà quản trị đưa ra kế hoạch kinh doanh phù<br /> hợp và hữu hiệu nhằm đảm bảo an ninh về hoạt động tài chính và nâng cao hiệu quả<br /> sử dụng vốn. Khi tiến hành dự báo, đòi hỏi các nhà phân tích phải có trình độ<br /> chuyên môn cao và kinh nghiệm thực tiễn, am hiểu về hoạt động kinh doanh của<br /> DN trong môi trường hiện tại và tương lai. Các phương pháp dự báo khoa học phải<br /> dựa trên cơ sở khách quan, đảm bảo cho các chỉ tiêu dự báo có độ tin cậy cao.<br /> <br /> 1.4. Tổ chức phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp<br /> Tổ chức công tác phân tích BCTC trong DN là việc thiết lập trình tự các<br /> bước công việc cần tiến hành trong quá trình phân tích. Để phân tích BCTC DN<br /> thực sự phát huy được tác dụng của các chỉ tiêu trong quá trình đưa ra quyết định,<br /> việc phân tích BCTC phải được tổ chức khoa học, hợp lý, phù hợp với đặc điểm<br /> kinh doanh của DN, cơ chế hoạt động, cơ chế quản lý kinh tế tài chính và phù hợp<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2