intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Tây

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

71
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của luận văn gồm có 3 chương: Chương 1 - Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính ngân hàng thương mại, chương 2 - Thực trạng công tác phân tích tình hình tài chính tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Tây và chương 3 - Giải pháp hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Tây. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Tây

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN<br /> <br /> <br /> NGUYỄN THỊ THANH THÚY HẰNG<br /> <br /> HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH<br /> TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP<br /> VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ TÂY<br /> <br /> Chuyên ngành : Kế toán Kiểm toán và phân tích<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hữu Ánh<br /> <br /> Hà Nội – 2010<br /> <br /> Ngày nay, phân tích tình hình tài chính của các doanh nghiệp nói chung, của các<br /> NHTM nói riêng đã được các nhà khoa học cũng như các nhà quản trị đặc biệt quan tâm<br /> bởi tính ứng dụng và hiệu quả to lớn mà nó mang lại.<br /> Kết quả phân tích tình hình tài chính ngân hàng là thông tin hữu ích, thiết thực<br /> phản ánh thực tế về NHTM, do đó đây là những thông tin hết sức cần thiết đối với một<br /> nhà quản lý. Mục tiêu ban đầu của phân tích tình hình tài chính là nhằm “hiểu được các<br /> con số” hoặc để “nắm chắc các con số”, tức là sử dụng các công cụ phân tích tài chính<br /> như là một phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu tài chính trong báo cáo. Mục tiêu<br /> quan trọng khác của việc phân tích tình hình tài chính là nhằm đưa ra một cơ sở hợp lý<br /> cho việc dự đoán tương lai. Trên thực tế, tất cả các công việc ra quyết định, phân tích tài<br /> chính hay tất cả những việc tương tự đều nhằm hướng vào tương lai.<br /> Để có được số liệu phân tích chính xác, hiệu quả, ngân hàng cần có một quy trình,<br /> một hệ thống các chỉ số và phương pháp phân tích đầy đủ, phù hợp.<br /> Xuất phát từ nhu cầu và vai trò trên, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện phân tích tình<br /> hình tài chính tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Tây” để<br /> làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp chương trình đào tạo cao học của mình.<br /> Nội dung của luận văn: Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận được chia làm 3<br /> chương như sau:<br /> Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính ngân hàng thương mại<br /> Trong chương 1, tác giả trình bày những vấn đề cơ bản về tài chính của NHTM,<br /> trong đó nêu rõ mục tiêu hoạt động của NHTM; Khái niệm về tài chính NHTM thể hiện<br /> qua các mối quan hệ giữa NHTM với Nhà nước, quan hệ giữa NHTM với NHNN, quan<br /> hệ giữa NHTM với doanh nghiệp, quan hệ giữa NHTM với các tổ chức tín dụng khác,<br /> quan hệ trong nội bộ NHTM.<br /> Từ đặc điểm kinh doanh của NHTM, tác giả cũng đã đi sâu tìm hiểu đặc điểm tài<br /> chính của NHTM, vai trò của tài chính đối với NHTM để từ đó có những khái niệm cơ<br /> bản về phân tích tình hình tài chính của NHTM.<br /> <br /> Trong phần lý luận về phân tích tình hình tài chính của NHTM, tác giả đã nêu lên<br /> khái niệm cũng như mục tiêu của việc phân tích tài chính NHTM để từ đó đề ra nội dung<br /> phân tích, phương pháp tiến hành phân tích những nội dung đó, trình tự của việc phân<br /> tích tình hình tài chính của NHTM.<br /> Về nội dung phân tích tình hình tài chính NHTM, tác giả đi sâu phân tích<br /> những nội dung sau:<br /> Thứ nhất: Phân tích tổng quát các báo cáo tài chính: Hệ thống báo cáo tài chính<br /> của ngân hàng bao gồm các báo cáo tổng hợp, phản ánh tổng quát các chỉ tiêu giá trị về<br /> tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản theo kết cấu, kết quả hoạt động kinh doanh và<br /> lưu chuyển tiền tệ của ngân hàng tại một thời kỳ nhất định.<br /> Thứ hai: Phân tích các chỉ tiêu tài chính: Biết tính toán và sử dụng các chỉ số tài<br /> chính không chỉ có ý nghĩa với nhà phân tích tài chính, mà còn rất quan trọng với nhà đầu<br /> tư cũng như với chính bản thân ngân hàng và các chủ nợ… Các chỉ số tài chính cho phép<br /> chúng ta so sánh các mặt khác nhau của các báo cáo tài chính của một ngân hàng với các<br /> ngân hàng khác để xem xét khả năng chi trả cổ tức cũng như khả năng chi trả nợ vay.<br /> Chỉ số tài chính giúp nhà phân tích có thể tìm ra được xu hướng phát triển của<br /> doanh nghiệp cũng như giúp nhà đầu tư, các chủ nợ kiểm tra được tình hình sức khỏe tài<br /> chính của doanh nghiệp.<br /> Các chỉ tiêu tài chính được chia thành các nhóm sau:<br /> * Nhóm chỉ tiêu phân tích cấu trúc tài chính ngân hàng<br /> Cấu trúc tài chính của ngân hàng phản ảnh cấu trúc tài sản, cấu trúc nguồn vốn và<br /> cả mối quan hệ giữa tài sản (tài sản có hay tiêu sản) và nguồn vốn (tài sản nợ hay tích<br /> sản) của ngân hàng. Một cấu trúc nào đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả và rủi ro của ngân<br /> hàng. Phân tích cấu trúc tài chính của ngân hàng chính là phân tích khái quát cơ cấu tài<br /> sản có, tài sản nợ của ngân hàng; tình hình huy động vốn, cho vay vốn; tình hình cân đối<br /> giữa nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay. Phân tích cấu trúc tài chính nhằm đánh giá<br /> những đặc trưng trong cơ cấu tài sản có của ngân hàng, tính hợp lí khi đầu tư vốn cho<br /> <br /> hoạt động kinh doanh; cấu trúc nguồn vốn của ngân hàng không những thể hiện chính<br /> sách tài trợ của ngân hàng như các DN phi tài chính khác mà còn thể hiện những lợi thế<br /> khác nhau trong kinh doanh vốn như lãi suất, tính ổn định, khả năng chủ động. Trong<br /> điều kiện kinh tế thị trường, khi chênh lệch lãi suất đang ngày càng thu hẹp các ngân<br /> hàng còn phân tích mối tương quan giữa tài sản và nguồn vốn để thấy sự phù hợp, hiệu<br /> quả của việc sử dụng vốn, trên cơ sở đó cơ cấu, xây dựng danh mục tài sản vừa cho hiệu<br /> quả cao, vừa đảm bảo khả năng thanh khoản, hạn chế rủi ro.<br /> * Nhóm chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động ngân hàng<br /> Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại gồm: hoạt động huy động vốn,<br /> hoạt động cho vay, đầu tư và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Do vậy, các nhà quản trị<br /> ngân hàng cần phải đo lường hiệu quả cho từng hoạt động. Hiện nay, các nhà quản trị<br /> ngân hàng chú trọng đến các chỉ tiêu hiệu quả từng hoạt động sau: hiệu quả sử dụng vốn<br /> huy động, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, tỷ suất lợi nhuận hoạt động tín dụng, lãi suất bình<br /> quân đầu vào, lãi suất bình quân đầu ra.<br /> Ngoài việc đo lường hiệu quả cho từng hoạt động, các nhà quản trị còn quan tâm<br /> đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả toàn bộ hoạt động của NH. Hiện nay, các ngân hàng<br /> thương mại tính toán các chỉ tiêu sau: Tổng thu nhập trên tổng tài sản, Tổng chi phí trên<br /> tổng thu nhập, Tỷ lệ lợi nhuận, Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), Tỷ lệ lợi<br /> nhuận trên tổng tài sản (ROA) và dùng các mô hình để phân tích khả năng sinh lời.<br /> * Nhóm chỉ tiêu phân tích rủi ro của ngân hàng<br /> Phân tích hiệu quả chỉ mới là một mặt để xem xét tình hình tài chính của ngân<br /> hàng. Hiệu quả ngân hàng chỉ được xem xét tương ứng với một mức rủi ro mà ngân hàng<br /> có thể chịu đựng được và ngược lại.<br /> Kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, và những rủi ro đối với<br /> hoạt động ngân hàng cũng vì thế mà mang tính đặc thù. Bản chất của hoạt động kinh<br /> doanh luôn mang tính mạo hiểm nên bất kỳ nhà phân tích nào cũng quan tâm đến rủi ro.<br /> Qua phân tích nhằm phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng, trong<br /> <br /> thanh khoản. Trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng, rủi ro chủ yếu tập trung vào các lĩnh<br /> vực sau: khả năng chi trả cho khách hàng, khả năng thu hồi nợ trong cho vay và đầu tư<br /> chứng khoán, sự thay đổi của lãi suất và tỷ giá hối đoái, sự biến động của thu nhập. Do<br /> vậy, trong phân tích tài chính chú trọng đến các loại rủi ro chủ yếu: rủi ro thanh khoản,<br /> rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất và rủi ro thu nhập.<br /> Về phương pháp phân tích tài chính: Tác giả giới thiệu một số phương pháp<br /> phân tích được sử dụng rộng rãi hiện nay, bao gồm: Phương pháp so sánh; Phương pháp<br /> phân tích tỷ số; Phương pháp Dupont; Phương pháp phân tích SWOT; Phương pháp phân<br /> tích CAMELS.<br /> Về trình tự phân tích tài chính NHTM: Nhìn chung, việc tổ chức phân tích tài<br /> chính NHTM được tiến hành theo các trình tự sau:<br />  Giai đoạn lập kế hoạch phân tích: lập kế hoạch phân tích bao gồm việc xác định<br /> mục tiêu, xây dựng chương trình phân tích. Kế hoạch phân tích phải xác định rõ nội dung<br /> phân tích: phân tích chuyên đề hay toàn diện, phạm vi phân tích: phân tích cá nhân hay<br /> tổng thể, thời gian tiến hành vào khoảng nào thi phù hợp với yêu cầu của đơn vị, những<br /> thông tin cần thu thập, tìm hiểu.<br />  Giai đoạn tiến hành phân tích: Đây là giai đoạn triển khai, thực hiện các công<br /> việc đã ghi trong kế hoạch, thực chất đây là sự kết hợp hài hòa giữa con người, phương<br /> pháp phân tích, tài liệu sử dụng để đạt được các thông tin theo mục tiêu đề ra.<br />  Giai đoạn kết thúc: Đây là giai đoạn cuối cùng của việc phân tích. Trong gian<br /> đoạn này cần tiến hành công việc cụ thể: Viết báo cáo phân tích: báo cáo phân tích phải<br /> khái quát toàn bộ nội dung cơ bản của một lần phân tích: mục đích, loại hình, phương<br /> pháp, nội dung, kết quả. Hoàn chỉnh hồ sơ phân tích.<br /> Chương 2: Thực trạng công tác phân tích tình hình tài chính tại chi nhánh<br /> NHNo&PTNT Hà Tây<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2