i<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
<br />
CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU<br />
1.1. Sự cần thiết của đề tài<br />
Phân tích tài chính là một công cụ đắc lực giúp cho các doanh nghiệp<br />
thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính và dự đoán tiềm năng tài chính trong<br />
tương lai, ra các quyết định đúng đắn trong hoạt động của mình nhằm đạt hiệu<br />
quả cao nhất trong kinh doanh. Các NHTM luôn phải đối đầu với những thách<br />
thức của thị trường cạnh tranh và đầy biến động. Hơn nữa, hoạt động kinh doanh<br />
của NHTM có liên quan đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực hoạt động và nhiều đối<br />
tượng khách hàng khác nhau. Do đó, tình hình tài chính của NHTM có ảnh<br />
hưởng mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tâm lý của<br />
người dân, cũng như của cả nền kinh tế. Chính vì vậy, việc phân tích, đánh giá<br />
thực trạng tài chính của các NHTM không chỉ là nhu cầu cấp thiết phục vụ cho<br />
hoạt động quản lý của chính nhà quản trị ngân hàng mà còn là đòi hỏi mang tính<br />
bắt buộc của ngân hàng trung ương…<br />
Trên thực tế, công tác phân tích tài chính đã được thực hiện tại Ngân<br />
hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) nhưng vẫn chưa thực sự đáp<br />
ứng được yêu cầu của quản lý. Chỉ đơn thuần đưa ra một số các chỉ tiêu mà chưa<br />
thực sự đầy đủ phát huy tác dụng và sử dụng hiệu quả vì vậy tác giả đã chọn đề<br />
tài “Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Ngân hàng TMCP Kỹ<br />
Thương Việt Nam (Techcombank)” để tiến hành nghiên cứu.<br />
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài<br />
Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu thực tiễn tác giả đã hệ thống hóa một số<br />
đề tài của các luận văn thạc sĩ trước đây cũng đã nghiên cứu về phân tích tình<br />
hình tài chính áp dụng trong các Ngân hàng TMCP như:<br />
-<br />
<br />
Nhóm đề tài 1.“Hoàn thiện phân tích tài chính tại Ngân hàng Đầu tư và Phát<br />
<br />
triển Việt Nam” của tác giả Bùi Hồng Thanh, do GS.TS.Nguyễn Văn Nam<br />
hướng dẫn năm 2009. Đề tài 2. “Hoàn thiện phân tích tài chính tại Ngân hàng<br />
<br />
ii<br />
<br />
Nông nghiệp và PTNT Việt Nam” của tác giả Vương Văn Nam do PGS.TS.Đàm<br />
Văn Huệ hướng dẫn năm 2008.<br />
Hai bản luận văn trên đã khắc phục được những hạn chế của mỗi ngân hàng,<br />
bổ sung các nội dung phân tích, phương pháp phân tích phù hợp với hoạt động<br />
hiện tại và định hướng của ngân hàng trong tương lai.<br />
Tuy nhiên hai công trình trên được nghiên cứu và vận dụng tại NH Đầu tư và<br />
phát triển Việt Nam và NHNo&PTNT Việt Nam, là hai ngân hàng thương mại<br />
Nhà nước. Khác biệt so với hệ thống NH TMCP mà không có hoặc Nhà nước<br />
nắm giữ ít cổ phần.<br />
-<br />
<br />
Nhóm đề tài 3. “Hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính tại Ngân hàng<br />
<br />
TMCP Sài Gòn Thương Tín” của học viên Dương Hoài Liên do PGS.TS.Vũ<br />
Duy Hào hướng dẫn năm 2008. Đề tài 4. “Hoàn thiện phân tích tài chính tại<br />
Ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh VPBank” của thạc sỹ Bạch Thị Thu Trang<br />
do PGS.TS.Đàm Văn Huệ hướng dẫn năm 2009.<br />
Đây là các công trình nghiên cứu đã phân tích được các thực trạng, hoàn<br />
thiện các khía cạnh về vốn, thanh khoản và một số rủi ro về thanh khoản và rủi<br />
ro hối đoái để phù hợp với hoạt động của mỗi ngân hàng. Đây cũng là 2 ngân<br />
hàng nằm trong hệ thống NHTMCP như Techcombank. Tuy nhiên phân khúc<br />
khách hàng, chính sách huy động và đầu tư cũng như định hướng chiến lược<br />
hoạt động của Techcombank có nhiều điểm khác biệt so với 2 ngân hàng được<br />
nghiên cứu trong 2 đề tài trên.<br />
-<br />
<br />
Đề tài của học viên Chu Thị Thu Trang “Hoàn thiện phân tích tài chính<br />
<br />
trong các ngân hàng TMCP ở Việt Nam” do GS.TS.Đặng Thị Loan hướng dẫn.<br />
Bản luận văn thạc sĩ đó đã nêu ra được một số hoàn thiện rất hữu ích như một số<br />
chỉ tiêu về thanh khoản và đặc biệt là phần chi phí vốn và quản lý khe hở nhạy<br />
cảm lãi suất. Tuy nhiên bản phân tích mới chỉ nêu ra chung chung cho các ngân<br />
hàng mà thôi. Để áp dụng phân tích đó vào mỗi ngân hàng lại phải phụ thuộc<br />
vào cơ cấu, tổ chức hoạt động cũng như trình độ và chiến lược phát triển của mỗi<br />
Ngân hàng.<br />
<br />
iii<br />
<br />
Từ những công trình mà người viết đã nghiên cứu tìm hiểu ở trên, đã học<br />
hỏi và rút ra được rất nhiều kiến thức chuyên sâu và bổ ích để phục vụ cho bài<br />
luận văn của mình. Tuy nhiên, để áp dụng vào Techcombank thì việc hoàn thiện<br />
lại có những điểm khác biệt so với luận văn trên. Thứ nhất: việc hoàn thiện phân<br />
tích phải phù hợp với hoạt động của ngân hàng hiện tại, chính sách chiến lược<br />
phát triển của tương lai đồng thời phải phù hợp với chính sách thắt chặt tín<br />
dụng, tiền tệ, cơ cấu lại hệ thống NHTM của NHNN trong năm trở lại đây. Để<br />
giúp cho Ban Quản trị có những quyết định hợp lý trong điều kiện nền kinh tế<br />
đang gặp rất nhiều khó khăn. Thứ hai: các công trình chưa đi phân tích sâu về<br />
rủi ro của các ngân hàng – hiện đang là vấn đề mà các ngân hàng rất quan tâm<br />
và kiểm soát chặt chẽ.<br />
1.3. Mục đích nghiên cứu<br />
Làm rõ bản chất, vai trò, và đặc điểm của phân tích tình hình tài chính<br />
trong ngành Ngân hàng tài chính.<br />
Phân tích đặc điểm kinh doanh, xem xét và đánh giá thực trạng phân<br />
tích tình hình tài chính tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam để từ đó<br />
thấy được các ưu nhược điểm.<br />
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đưa ra một số giải pháp hoàn<br />
thiện phân tích tình hình tài chính tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam.<br />
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu<br />
Nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn, thực trạng và phương<br />
hướng hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương<br />
Việt Nam<br />
- Phạm vi nghiên cứu<br />
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong phạm vi ngành Ngân<br />
hàng nói chung và của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương nói riêng và số liệu thực tế<br />
được lấy tại các phòng ban: Kế toán tài chính, Kế hoạc tổng hợp...trong năm<br />
2010.<br />
<br />
iv<br />
<br />
1.5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu là:<br />
- Phương pháp duy vật biện chứng: được sử dụng để nghiên cứu sự hoạt<br />
động và phát triển của ngân hàng trong trạng thái động, do tác động của các<br />
nhân tố bên trong và bên ngoài. Ngoài ra còn được sử dụng khi đề xuất và phân<br />
tích các giải pháp hoàn thiện.<br />
- Phương pháp logic: được sử dụng để nghiên cứu những diễn biến trong<br />
sự tác động của các yếu tố nội tại với nhau, trong đó có các yếu tố chủ yếu quyết<br />
định<br />
- Phương pháp chuyên gia: được sử dụng trong nghiên cứu tham khảo<br />
- Đặc biệt trong đề tài sử dụng phương pháp thống kê so sánh để rút ra<br />
các nhận định tổng quát và giải pháp tương ứng<br />
1.6. Những đóng góp của đề tài nghiên cứu<br />
- Về mặt lý luận, luận văn hệ thống hóa và phát triển các lý thuyết về<br />
phân tích tình hình tài chính trong Ngân hàng tài chính và các ngân hàng thương<br />
mại cổ phần.<br />
-Về mặt nghiên cứu thực tiễn, luận văn khái quát tình hình phân tích tài<br />
chính được áp dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam và phân tích<br />
thực trạng hệ thống phân tích tài chính tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt<br />
Nam.<br />
- Về tính ứng dụng vào thực tiễn, luận văn đã đóng góp hoàn thiện một<br />
hệ thống phân tích tài chính phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu<br />
cầu của phân tích cho Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam.<br />
1.7. Các câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu<br />
Các câu hỏi đặt ra trong quá trình nghiên cứu như sau: Ngân hàng đang có<br />
những phương pháp phân tích ra sao? Công tác tổ chức phân tích như thế nào?<br />
Các khía cạnh phân tích về huy động vốn, khả năng thanh khoản, hiệu quả hoạt<br />
động và rủi ro trong hoạt động được thực hiện ra sao? Các ưu nhược điểm của<br />
<br />
v<br />
<br />
công tác phân tích? Từ những hạn chế trong công tác phân tích cần phải hoàn<br />
thiện những khía cạnh nào? Từng bước luận văn sẽ trả lời các câu hỏi trên.<br />
1.8. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu<br />
Với việc thực hiện tìm hiểu lý luận và nghiên cứu thực trạng hoạt động<br />
của ngân hàng, luận văn đưa ra được những hoàn thiện mới nhằm giúp cho ngân<br />
hàng tăng cường quản lý hiệu quả, phát triển bền vững, thực hiện đúng theo các<br />
quy định của NHNN.<br />
1.9. Kết cấu của đề tài nghiên cứu<br />
Ngoài các danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng biểu và phụ lục<br />
luận văn được kết cấu thành 4 chương:<br />
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu<br />
Chương 2: Những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tình hình tài chính<br />
trong ngân hàng thương mại cổ phần<br />
Chương 3: Thực trạng phân tích tình hình tài chính tại Ngân hàng TMCP<br />
Kỹ thương Việt nam.<br />
Chương 4: Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Ngân hàng TMCP<br />
Kỹ thương Việt nam.<br />
CHƯƠNG 2 - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN<br />
TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG<br />
MẠI<br />
2.1. Tổng quan về phân tích tình hình tài chính trong Ngân hàng thương mại<br />
Mục đích của nội dung này là làm sáng tỏ được quá trình hình thành, phát<br />
triển cũng như mục tiêu của phân tích tài chính trong các NHTM của Việt Nam hiện<br />
nay.<br />
2.2. Các phương pháp phân tích tài chính<br />
Để phân tích tình hình tài chính Ngân hàng người phân tích thường phải sử<br />
dụng tổng hợp nhiều phương pháp khác nhau, vì mỗi phương pháp sẽ giúp xem xét<br />
và đánh giá một vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau. Các phương pháp phân tích<br />
thường dùng bao gồm: phương pháp so sánh, phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân<br />
<br />