intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức kế toán ấn chỉ tại Tổng cục Hải quan

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

71
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của luận văn được chia làm 4 chương sau: Chương 1 - Giới thiệu đề tài nghiên cứu. Chương 2 - Cơ sở lý luận về tổ chức kế toán ấn chỉ tại các đơn vị hành chính sự nghiệp. Chương 3 - Thực trạng tổ chức kế toán ấn chỉ tại Tổng cục Hải quan. Chương 4 - Thảo luận kết quả nghiên cứu, các giải pháp hoàn thiện và kết luận về tổ chức kế toán ấn chỉ tại Tổng cục Hải quan.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức kế toán ấn chỉ tại Tổng cục Hải quan

TÓM TẮT LUẬN VĂN<br /> Ấn chỉ Hải quan có vai trò rất quan trọng trong công tác nghiệp vụ của cơ quan Hải<br /> quan vì sử dụng ấn chỉ sẽ thực hiện được yêu cầu về giám sát, quản lý của cơ quan hải<br /> quan đối với những hàng hoá cần giám sát về tính nguyên trạng của hàng hoá trong thời<br /> gian và quãng đường hàng hoá chịu sự giám sát của cơ quan hải quan đồng thời chứng<br /> minh nguồn gốc nhập khẩu của hàng hoá.<br /> Công tác quản lý ấn chỉ rất phức tạp, nhiều loại ấn chỉ phải quản lý đến từng số sêri.<br /> Hiện nay, việc nhập xuất ấn chỉ qua lại giữa đơn vị trực thuộc các cấp (Tổng cục, Cục và<br /> Chi cục) diễn ra thường xuyên, liên tục đòi hỏi kế toán phải phản ánh kịp thời, đầy đủ<br /> thông tin về tình hình ấn chỉ và kết quả hoạt động của các đơn vị. Vì vậy, kế toán ấn chỉ<br /> có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc ra quyết định điều hành nhằm quản lý có hiệu<br /> quả việc sử dụng ấn chỉ trong hoạt động nghiệp vụ hải quan. Tuy nhiên, vai trò quan<br /> trọng của kế toán chỉ phát huy tác dụng khi công tác kế toán được tổ chức một cách khoa<br /> học và hợp lý.<br /> Qua tình hiểu thực tế tại Tổng cục Hải quan, việc quản lý ấn chỉ trong ngành Hải<br /> quan hiện nay đang thực hiện theo phương thức thủ công dẫn đến còn nhiều bất cập trong<br /> tổ chức kế toán ấn chỉ, cụ thể:<br /> Thứ nhất, Tổng cục Hải quan chưa có bộ phận chuyên trách làm công tác kế toán ấn<br /> chỉ, cán bộ làm công tác kế toán ấn chỉ thường xuyên thay đổi do quy định luân chuyển<br /> cán bộ, công chức nên công tác quản lý ấn chỉ gặp nhiều khó khăn, chất lượng quản lý tại<br /> một số đơn vị chưa đáp ứng yêu cầu.<br /> Thứ hai, tổ chức công tác kế toán ấn chỉ tại Tổng cục Hải quan tồn tại trên hai khía<br /> cạnh như chưa tổ chức chi tiết theo danh điểm ấn chỉ cũng như chưa tổ chức phân cấp<br /> quản lý ấn chỉ trong toàn Ngành nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý ấn chỉ của đơn vị. Bên<br /> cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin, bố trí nhân sự trong tổ chức kế toán ấn chỉ<br /> tại Tổng cục Hải quan chưa tương xứng với vị trí của nó trong việc cung cấp đầy đủ<br /> thông tin kế toán ấn chỉ cho các nhà quản lý. Điều này được thể hiện xuyên suốt từ khâu<br /> <br /> tổ chức hệ thống sổ và tài khoản kế toán ấn chỉ đến khâu tổ chức hệ thống báo cáo kế<br /> toán ấn chỉ và cuối cùng ở khâu tổ chức kiểm tra kế toán ấn chỉ.<br /> Xuất phát từ thực tế này, tác giả muốn đi sâu nghiên cứu vấn đề, đánh giá thực trạng<br /> và từ đó kiến nghị những giải pháp để hoàn thiện tổ chức kế toán ấn chỉ tại Tổng cục Hải<br /> quan nhằm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho các nhà quản lý, là cơ sở cho<br /> nghiệp vụ hải quan hoạt động một cách hiệu quả. Thêm vào đó, trước kia chưa có bất kể<br /> tác giả nào chọn đề tài trùng lặp. Đó là lý do tác giả chọn đề tài: “Hoàn thiện tổ chức kế<br /> toán ấn chỉ tại Tổng cục Hải quan” làm luận văn tốt nghiệp của mình.<br /> Nội dung chính của luận văn được chia làm 4 chương sau:<br /> Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu.<br /> Chương 2: Cơ sở lý luận về tổ chức kế toán ấn chỉ tại các đơn vị hành chính sự<br /> nghiệp.<br /> Chương 3: Thực trạng tổ chức kế toán ấn chỉ tại Tổng cục Hải quan.<br /> Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu, các giải pháp hoàn thiện và kết luận về tổ<br /> chức kế toán ấn chỉ tại Tổng cục Hải quan.<br /> Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU<br /> Trong chương 1, luận văn đi vào giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu, cụ thể:<br /> Đầu tiên tác giả nêu rõ tính cấp thiết của đề tài. Tiếp đến, tác giả nêu lên tổng quan<br /> các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như những luận văn thạc sỹ về đề tài hoàn<br /> thiện tổ chức kế toán hàng tồn kho tại các doanh nghiệp. Tiếp theo, tác giả đã chỉ rõ mục<br /> tiêu xuyên suốt của đề tài. Từ mục tiêu nghiên cứu, tác giả cụ thể hóa thành những câu<br /> hỏi nghiên cứu. Luận văn cũng đã nêu rõ đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của<br /> đề tài cũng như ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu. Cuối cùng, tác giả<br /> nêu lên kết cấu của đề tài nghiên cứu.<br /> Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN ẤN CHỈ TẠI CÁC<br /> ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP<br /> Nội dung của chương 2, đi sâu vào nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chức kế toán ấn<br /> chỉ tại các đơn vị hành chính sự nghiệp bao gồm:<br /> Thứ nhất, tác giả đã đưa ra quan điểm về tổ chức kế toán trong đơn vị hành chính sự<br /> <br /> nghiệp của các nhà khoa học. Từ đó, tác giả cho rằng, xét trong phạm vi các đơn vị hành<br /> chính sự nghiệp, việc tổ chức kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp là việc tổ<br /> chức công tác kế toán và gắn liền với nó là tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với đặc điểm,<br /> lĩnh vực hoạt động, đặc điểm quản lý và phân cấp quản lý tại đơn vị. Tổ chức kế toán ấn<br /> chỉ là một phần công việc trong tổ chức kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp nói<br /> chung, cũng bao gồm các nội dung công việc như tổ chức kế toán nhưng cụ thể đối với kế<br /> toán ấn chỉ, đó là: việc thiết lập mô hình tổ chức nhân sự kế toán ấn chỉ và tổ chức công<br /> tác kế toán ấn chỉ phù hợp với quy mô, đặc điểm, lĩnh vực hoạt động, đặc điểm quản lý<br /> tài chính và phân cấp quản lý tài chính mỗi đơn vị hành chính sự nghiệp.<br /> Thứ hai, tác giả cũng đã nêu lên ba mô hình tổ chức bộ máy kế toán là: tổ chức bộ<br /> máy kế toán kiểu tập trung; tổ chức bộ máy kế toán kiểu phân tán; tổ chức bộ máy kế<br /> toán kiểu vừa tập trung vừa phân tán. Do bộ phận kế toán ấn chỉ nằm trong tổng thể tổ<br /> chức bộ máy kế toán của các đơn vị hành chính sự nghiệp nên theo tác giả, trên cơ sở mô<br /> hình tổ chức bộ máy kế toán do đơn vị lựa chọn theo kiểu tập trung, kiểu phân tán hoặc<br /> kiểu vừa tập trung vừa phân tán, bộ phận kế toán ấn chỉ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của kế<br /> toán trưởng và có mối liên hệ qua lại với kế toán các phần hành khác.<br /> Thứ ba, luận văn đã hệ thống hóa những nội dung của tổ chức công tác kế toán ấn<br /> chỉ tại các đơn vị hành chính sự nghiệp bao gồm bốn khâu: tổ chức chứng từ kế toán ấn<br /> chỉ; tổ chức hệ thống tài khoản và sổ kế toán ấn chỉ; tổ chức hệ thống báo cáo kế toán ấn<br /> chỉ; tổ chức kiểm tra kế toán ấn chỉ. Trong mỗi khâu, tác giả cũng đã nêu các nội dung cơ<br /> bản nhằm làm rõ việc tổ chức công tác kế toán ấn chỉ tại các đơn vị hành chính sự<br /> nghiệp.<br /> <br /> Chương 3: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN ẤN CHỈ TẠI TỔNG CỤC<br /> HẢI QUAN<br /> Trong chương 3, tác giả đi mô tả thực trạng tổ chức kế toán ấn chỉ tại Tổng cục Hải<br /> quan. Cụ thể trong chương này giải quyết những vấn đề cơ bản sau:<br /> Thứ nhất, luận văn đã giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển, đặc điểm cơ cấu tổ<br /> chức quản lý của Tổng cục Hải quan, đặc điểm tổ chức công tác quản lý ấn chỉ. Đồng<br /> <br /> thời, tác giả đi tìm hiểu về đặc điểm tổ chức kế toán ấn chỉ tại Tổng cục Hải quan, tác giả<br /> nhận thấy bộ máy kế toán của Tổng cục Hải quan được tổ chức theo các mô hình khác<br /> nhau tại các cấp đơn vị dự toán khác nhau: tại Tổng cục Hải quan có tổ chức bộ máy kế<br /> toán theo kiểu phân tán; tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố có tổ chức bộ máy kế toán<br /> theo kiểu tập trung; tại các Chi cục Hải quan không có tổ chức kế toán riêng, chỉ có nhân<br /> viên làm công tác hạch báo sổ về Cục Hải quan tỉnh, thành phố.<br /> Thứ hai, tác giả đi khảo sát thực trạng tổ chức kế toán ấn chỉ tại Tổng cục Hải quan:<br /> - Đầu tiên, tác giả tiến hành phân tích thực trạng tổ chức nhân sự kế toán ấn chỉ tại<br /> Tổng cục Hải quan. Qua khảo sát cho thấy, ở tất cả các cấp Tổng cục, Cục, Chi cục hiện<br /> nay chưa có cán bộ chuyên trách làm công tác kế toán ấn chỉ (cán bộ kế toán ấn chỉ<br /> thường kiêm nhiệm nhiều phần hành như: vật tư, trang chế phục, tài sản, vũ khí, công cụ<br /> hỗ trợ,.....). Tại cấp Cục, cấp Chi cục: chưa có nhân sự kế toán ấn chỉ tương xứng với vai<br /> trò cung cấp thông tin cho các nhà quản lý; cán bộ làm công tác kế toán ấn chỉ thường<br /> xuyên thay đổi do quy định luân chuyển cán bộ, công chức. Hầu hết cán bộ công chức hải<br /> quan không muốn nhận nhiệm vụ quản lý ấn chỉ, đặc biệt là cán bộ công chức làm việc<br /> tại các Chi cục.<br /> - Tiếp theo, tác giả đi phân tích thực trạng tổ chức công tác kế toán ấn chỉ tại Tổng<br /> cục Hải quan. Kết quả khảo sát cho thấy, tổ chức công tác kế toán ấn chỉ tại Tổng cục Hải<br /> quan tồn tại trên hai khía cạnh như chưa tổ chức chi tiết theo danh điểm ấn chỉ cũng như<br /> chưa tổ chức phân cấp quản lý ấn chỉ trong toàn Ngành trên các khâu tổ chức hệ thống sổ<br /> và tài khoản kế toán ấn chỉ đến khâu tổ chức hệ thống báo cáo kế toán ấn chỉ và cuối<br /> cùng ở khâu tổ chức kiểm tra kế toán ấn chỉ, cụ thể:<br /> + Một là, Tổng cục Hải quan chưa tổ chức chi tiết theo danh điểm ấn chỉ trên TK<br /> 152. Hiện tại, TK 152 mới được mở chi tiết theo loại ấn chỉ tới tài khoản cấp 2 (TK 1522<br /> - Ấn chỉ thông thường: dùng để phản ánh tất cả các loại ấn chỉ cấp phát, TK 1523 - Ấn<br /> chỉ thu thuế: dùng để phản ánh tất cả các loại ấn chỉ bán thu tiền) mà không mở các tài<br /> khoản cấp 3, cấp 4 chi tiết đến từng thứ ấn chỉ. Tổng cục Hải quan cũng chưa tổ chức<br /> phân cấp quản lý ấn chỉ trong toàn Ngành nên ấn chỉ cấp phát chỉ được theo dõi trên TK<br /> 152 ở cấp Tổng cục, cấp Cục không thực hiện theo dõi.<br /> <br /> + Hai là, do hạn chế của việc phân cấp quản lý ấn chỉ trong ngành Hải quan nên trên<br /> Báo cáo tài chính của các đơn vị cấp Cục không có TK 152 phản ánh nội dung ấn chỉ.<br /> Bên cạnh đó, theo số liệu thống kê: Đối với cấp Cục, trong số 34 Cục Hải quan thì<br /> có 76 % đơn vị thưc hiện mở sổ sách kế toán ấn chỉ theo phương pháp thủ công hoặc<br /> đồng thời theo dõi trên máy tính thông qua phần mềm excel, word; 24% đơn vị sử dụng<br /> phần mềm ấn chỉ để theo dõi, quản lý. Tuy nhiên phần mềm này chỉ đơn thuần là phần<br /> mềm theo dõi nhập xuất, tồn kho ấn chỉ, kế toán các đơn vị vẫn phải lập báo cáo quyết<br /> toán ấn chỉ theo hình thức thủ công trên excel. Đối với cấp Chi cục, qua số liệu thống kê<br /> thì 100% các Chi cục vẫn thực hiện quản lý ấn chỉ theo hình thức thủ công.<br /> Điều này cho thấy, việc ứng dụng công nghệ thông tin, bố trí nhân sự trong tổ chức<br /> kế toán ấn chỉ tại Tổng cục Hải quan chưa tương xứng với vị trí của nó trong việc cung<br /> cấp đầy đủ thông tin kế toán ấn chỉ cho các nhà quản lý.<br /> + Ba là, qua khảo sát có thể thấy rằng, chính do khâu thiết kế, tổ chức nhân sự theo<br /> dõi ấn chỉ tại cấp Cục, cấp Chi cục còn chưa được chú trọng dẫn đến làm giảm sút khâu<br /> tổ chức kiểm tra kế toán ấn chỉ, đặc biệt là tính năng tự kiểm soát của tổ chức kế toán ấn<br /> chỉ còn rất thấp.<br /> <br /> Chương 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CÁC GIẢI PHÁP<br /> HOÀN THIỆN VÀ KẾT LUẬN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN ẤN CHỈ TẠI<br /> TỔNG CỤC HẢI QUAN<br /> Trong phần này luận văn đã nêu lên những ưu điểm trong tổ chức kế toán ấn chỉ tại<br /> Tổng cục Hải quan. Về cơ bản, tổ chức kế toán ấn chỉ thực hiện theo đúng chế độ kế toán<br /> hành chính sự nghiệp. Các thông tin về ấn chỉ thể hiện trên sổ kế toán, báo cáo kế toán<br /> tương đối đảm bảo tính rõ ràng, phản ánh khá trung thực về thực trạng kế toán ấn chỉ<br /> trong Tổng cục Hải quan nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho công tác điều hành, quản<br /> lý sử dụng và cấp phát ấn chỉ tại đơn vị.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2