i<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
<br />
NSNN có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển KT-XH,<br />
kinh tế có phát triển thì NSNN mới vững mạnh, NSNN vững mạnh thì mới có<br />
nguồn lực đầu tư phát triển KT-XH. Điều hành NSNN hiệu quả chính là điều<br />
kiện tiên quyết để phát triển KT-XH, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hoạt<br />
động của bộ máy nhà nước.<br />
Để quản lý và điều hành ngân sách hiệu quả thì yêu cầu phải có thông<br />
tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về tình hình thu, chi, tồn quỹ ngân sách; đánh<br />
giá, dự báo nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách cho tương lai. Thu thập, xử lý<br />
thông tin, kiểm soát thực hiện chế độ, thu chi ngân sách, quản lý, theo dõi và<br />
tổng hợp báo cáo tình hình thu, chi ngân sách là chức năng của kế toán NSNN.<br />
Việc hoàn thiện tổ chức kế toán NSNN nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý ngày<br />
càng cao và từng bước phù hợp với kế toán công quốc tế là đòi hỏi cấp thiết<br />
đối với công tác quản lý, điều hành ngân sách, là cán bộ công tác trong ngành<br />
tài chính tỉnh Bắc Ninh, thường xuyên phải sử dụng công cụ kế toán NSNN<br />
để xây dựng báo cáo, tham mưu các phương án quản lý, điều hành ngân sách<br />
do vậy học viên chọn đề tài “Hoàn thiện tổ chức kế toán ngân sách nhà nước<br />
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” làm luận văn cao học.<br />
<br />
Chương 1<br />
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC<br />
<br />
1.1. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC<br />
<br />
1.1.1. Ngân sách nhà nước<br />
NSNN là một phạm trù kinh tế mang tính lịch sử gắn liền với sự ra đời<br />
của Nhà nước. Nhà nước ra đời tất yếu phải phải có nguồn lực tài chính để<br />
trang trải cho hoạt động bộ máy và thực hiện các chức năng KT-XH.<br />
<br />
ii<br />
<br />
Theo Luật NSNN thì: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu,<br />
chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và<br />
được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ<br />
của Nhà nước”. Thu NSNN bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các<br />
khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ<br />
chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp<br />
luật. Chi NSNN bao gồm các khoản chi phát triển KT-XH, bảo đảm quốc<br />
phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà<br />
nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.<br />
1.1.2. Đặc điểm ngân sách nhà nước<br />
Theo tổ chức ngân sách nhà nước: NSNN bao gồm NSTW và NSĐP,<br />
NSĐP bao gồm Ngân sách cấp tỉnh và ngân sách huyện; trong ngân sách<br />
huyện gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách xã.<br />
Theo nguồn hình thành: NSNN gồm các khoản thu trong nước, thu<br />
ngoài nước và thu từ hoạt động đi vay.<br />
Theo nội dung kinh tế: NSNN gồm các hoạt động thu và chi ngân sách.<br />
Theo chu trình ngân sách: Chu trình ngân sách được bắt đầu từ khâu lập<br />
dự toán ngân sách đến chấp hành dự toán và cuối cùng là quyết toán, công khai<br />
ngân sách. Các khâu trong chu trình có sự gắn kết chặt chẽ với nhau.<br />
1.2. KẾ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC<br />
KẾ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC<br />
<br />
1.2.1. Kế toán ngân sách nhà nước<br />
Kế toán NSNN có Nhiệm vụ thu thập, xử lý tình hình thu, chi<br />
NSNN; kiểm soát việc chấp hành chế độ quản lý tài chính, chế độ thanh<br />
toán và các chế độ, qui định khác của nhà nước liên quan đến thu, chi<br />
NSNN; Chấp hành chế độ báo cáo kế toán, cung cấp đầy đủ, kịp thời,<br />
chính xác các số liệu, thông tin kế toán phục vụ việc quản lý, điều hành,<br />
quyết toán NSNN.<br />
<br />
iii<br />
<br />
1.2.2. Vai trò của tổ chức kế toán ngân sách nhà nước<br />
Tổ chức kế toán NSNN có vai trò cung cấp thông tin lập kế hoạch ngân<br />
sách - dự toán ngân sách; điều hành thu, chi ngân sách có hiệu quả; giám<br />
sát chấp hành NSNN; lập báo cáo quyết toán, công khai ngân sách.<br />
1.3. NỘI DUNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC<br />
<br />
1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán ngân sách nhà nước<br />
- Đối với cơ quan tài chính: thực hiện chức năng kế toán NSNN là bộ<br />
phận Quản lý ngân sách, có trách nhiệm Tổng hợp, lập, trình dự toán NSNN<br />
và phương án phân bổ ngân sách hàng năm, phối hợp lập dự toán, phương án<br />
phân bổ chi đầu tư phát triển; Thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách của<br />
các đơn vị sử dụng ngân sách, ngân sách cấp dưới, tổng hợp, trình Chính phủ<br />
để trình Quốc hội (đối với Bộ tài chính), tổng hợp quyết toán NSĐP trình<br />
UBND cùng cấp để trình HĐND cùng cấp phê chuẩn tổng quyết toán NSNN.<br />
- Đối với cơ quan Kho bạc nhà nước: Bộ máy kế toán NSNN trong hệ<br />
thống được tổ chức theo nguyên tắc tập trung, thống nhất dưới sự chỉ đạo của<br />
Tổng Giám đốc KBNN. Mỗi đơn vị KBNN là một đơn vị kế toán độc lập;<br />
đơn vị kế toán KBNN cấp dưới chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của<br />
đơn vị kế toán KBNN cấp trên, thực hiện chức năng kế toán thu, chi NSNN.<br />
1.3.2. Tổ chức công tác kế toán ngân sách nhà nước<br />
1.3.2.1. Về chứng từ kế toán ngân sách nhà nước<br />
Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin, phản ánh nghiệp vụ<br />
kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.<br />
Hệ thống chứng từ trong kế toán NSNN có nhiều loại: Theo nội dung<br />
kinh tế có chứng từ thu NSNN, chứng từ chi NSNN, chứng từ thanh toán;<br />
phân loại theo nguồn của chứng từ thì có chứng từ do KBNN lập, chứng từ<br />
do các đối tượng có quan hệ với NSNN chuyển đến; phân loại theo hình thức<br />
thì có chứng từ giấy theo mẫu, chứng từ do các đơn vị được phép phát hành<br />
theo mẫu, chứng từ điện tử.<br />
<br />
iv<br />
<br />
1.3.2.2. Về tổ chức hệ thống tài khoản kế toán<br />
Tài khoản kế toán là phương pháp kế toán dùng để phân loại và hệ<br />
thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế.<br />
Tài khoản kế toán phản ánh và kiểm soát thường xuyên, liên tục và có hệ<br />
thống tình hình vận động của các đối tượng kế toán.<br />
Hệ thống tài khoản trong kế toán NSNN gồm các nhóm: Nhóm loại 2 Tạm ứng và cho vay; Nhóm loại 3 - Chi từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và các<br />
nguồn vốn khác; Nhóm loại 4 - Cân đối ngân sách và các hoạt động nghiệp vụ<br />
kho bạc nhà nước; Nhóm loại 5 - Vốn bằng tiền; Nhóm loại 6 - Thanh toán;<br />
Nhóm loại 7 - Thu ngân sách nhà nước; Nhóm loại 8 - Nguồn vốn chuyên<br />
dùng; Nhóm loại 9 - Nguồn vốn vay và tiền gửi tiết kiệm.<br />
Tổ hợp tài khoản kế toán là việc kết hợp các đoạn mã tương ứng trong<br />
kế toán đồ để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế.<br />
1.3.2.3. Về hệ thống sổ kế toán<br />
Sổ kế toán là tài liệu kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu trữ toàn<br />
bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến thu, chi NSNN. Sổ<br />
kế toán bao gồm Sổ cái và các Sổ chi tiết.<br />
Sổ cái: dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong<br />
từng kỳ và cả niên độ kế toán theo nội dung nghiệp vụ.<br />
Sổ chi tiết: dùng để ghi chép chi tiết các đối tượng kế toán cần thiết<br />
theo yêu cầu quản lý.<br />
1.3.2.4. Về báo cáo tài chính và báo cáo quản trị<br />
Báo cáo tài chính NSNN là phương pháp kế toán dùng để tổng hợp, hệ<br />
thống hóa và thuyết minh các chỉ tiêu kinh tế, phản ánh tình hình thu, chi ngân<br />
sách trong một kỳ hoặc một niên độ kế toán. Báo cáo tài chính NSNN gồm 2 loại:<br />
Báo cáo tài chính định kỳ (tháng, quí, năm) và báo cáo quyết toán năm.<br />
Báo cáo kế toán quản trị trong hệ thống KBNN là loại báo cáo phục<br />
vụ cho việc điều hành kịp thời NSNN các cấp.<br />
<br />
v<br />
<br />
1.3.3. Tổ chức kế toán thu, chi, quyết toán ngân sách nhà nước<br />
1.3.3.1. Tổ chức kế toán thu ngân sách nhà nước<br />
Toàn bộ các khoản thực thu NSNN được tập trung vào tài khoản điều<br />
tiết NSNN sau đó điều tiết cho từng cấp theo quy định.<br />
Chứng từ được sử dụng trong kế toán thu NSNN chủ yếu là lệnh thu<br />
tiền vào NSNN, giấy nộp tiền vào NSNN, lệnh ghi thu NSNN.<br />
Tài khoản được sử dụng để hạch toán thu NSNN là các tài khoản thuộc<br />
nhóm 7 – Thu ngân sách nhà nước và các tài khoản liên quan, khi phát sinh<br />
các khoản thu NSNN, kế toán hạch toán tập trung vào tài khoản điều tiết, sau<br />
đó điều tiết về từng tài khoản thu NSNN của các cấp ngân sách.<br />
Sổ kế toán dùng trong kế toán thu NSNN gồm sổ cái tài khoản thu NSNN<br />
các cấp, sổ chi tiết thu NSNN mở cho từng loại đối tượng có nghĩa vụ nộp NSNN,<br />
ngoài ra còn sử dụng các loai bảng kê như bảng kê giấy nộp tiền vào NSNN.<br />
Báo cáo trong kế toán thu NSNN là báo cáo tình hình thu NSNN trên<br />
địa bàn (tháng, quý, năm), báo cáo thu NSNN theo MLNS, báo cáo thu và<br />
vay của NSNN theo niên độ và các báo cáo quản trị theo yêu cầu quản lý.<br />
1.3.3.2. Tổ chức kế toán chi ngân sách nhà nước<br />
Tổ chức kế toán chi NSNN được thực hiện tuỳ theo hình thức cấp phát<br />
ngân sách ứng với mỗi trường hợp cụ thể:<br />
- Về chứng từ kế toán gồm: “Lệnh chi tiền”; giấy rút kinh phí bằng tiền<br />
mặt và rút kinh phí bằng chuyển khoản; thông báo hạn mức kinh phí …<br />
- Tài khoản sử dụng là các tài khoản thuộc nhóm 3 – “Chi từ nguồn<br />
vốn ngân sách và các nguồn vốn khác” và các tài khoản liên quan.<br />
Sổ kế toán gồm sổ cái tài khoản chi ngân sách các cấp, sổ chi tiết chi<br />
ngân sách mở cho từng loại đối tượng có quan hệ với ngân sách.<br />
Báo cáo trong kế toán chi ngân sách là báo cáo tình hình chi ngân sách<br />
(tháng, quý, năm), báo cáo chi ngân sách theo MLNS, báo cáo chi ngân sách<br />
theo các loại nguồn vốn và các báo cáo quản trị theo yêu cầu quản lý.<br />
<br />