i<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Trang<br />
Danh mục các chữ viết tắt<br />
Danh mục sơ đồ, mẫu biểu<br />
Tóm tắt luận văn<br />
Lời mở đầu ................................................................................................... 1<br />
Chương 1: Lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu trong DNSX............ 4<br />
1.1. Những vấn đề chung về nguyên vật liệu trong DNSX .................... 4<br />
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của nguyên vật liệu ........................... 4<br />
1.1.2. Phân loại nguyên vật liệu ........................................................ 4<br />
1.1.3. Vai trò của nguyên vật liệu trong sản xuất và yêu cầu<br />
quản lý nguyên vật liệu ..................................................................... 5<br />
1.1.4. Tính giá nguyên vật liệu ......................................................... 8<br />
1.2. Tổ chức kế toán nguyên vật liệu trong DNSX ................................ 15<br />
1.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán nguyên vật liệu trong DNSX .......... 15<br />
1.2.2. Vai trò, nhiệm vụ, yêu cầu của kế toán nguyên vật liệu<br />
trong DNSX ...................................................................................... 17<br />
1.2.3. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu trong DNSX ......................... 19<br />
1.2.4. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu trong DNSX ..................... 28<br />
1.2.5. Tổ chức sổ kế toán nguyên vật liệu trong DNSX ................... 33<br />
1.2.6. Tổ chức kiểm tra kế toán nguyên vật liệu trong DNSX ......... 44<br />
Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Công ty<br />
Cổ phần EVEPIA Việt Nam ........................................................................ 46<br />
2.1. Khái quát tình hình hoạt động và phát triển của Công ty ............... 46<br />
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ............................................. 46<br />
2.1.2. Cơ cấu tổ chức, quản lý và điều hành ..................................... 49<br />
2.1.3. Công tác tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ ................. 53<br />
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây ............... 57<br />
2.2. Tổ chức bộ máy và công tác kế toán Công ty ................................. 58<br />
2.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty........................ 58<br />
<br />
ii<br />
<br />
2.2.2. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty ..................................... 63<br />
2.3. Thực trạng tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Công ty ................. 67<br />
2.3.1. Đặc điểm và quản lý nguyên vật liệu tại Công ty ................... 67<br />
2.3.2. Công tác phân loại nguyên vật liệu tại Công ty ...................... 68<br />
2.3.3. Tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Công ty .......................... 69<br />
2.3.4. Công tác kiểm kê nguyên vật liệu ở Công ty.......................... 87<br />
2.3.5. Công tác lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu ................... 88<br />
Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán<br />
nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần EVERPIA Việt Nam ......................... 89<br />
3.1. Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại<br />
Công ty Cổ phần EVERPIA Việt Nam .................................................. 89<br />
3.1.1. Những thành tựu đạt được ...................................................... 89<br />
3.1.2. Những tồn tại .......................................................................... 92<br />
3.2. Sự cần thiết và nguyên tắc hoàn thiện tổ chức kế toán tại<br />
Công ty Cổ phần EVERPIA Việt Nam .................................................. 94<br />
3.2.1. Sự cần thiết hoàn thiện ........................................................... 94<br />
3.2.2. Một số nguyên tắc hoàn thiện ................................................. 95<br />
3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật<br />
liệu tại Công ty Cổ phần EVERPIA Việt Nam ...................................... 95<br />
3.3.1. Công tác đánh giá nguyên vật liệu .......................................... 96<br />
3.3.2. Phương pháp tính giá .............................................................. 96<br />
3.3.3. Hệ thống sổ danh điểm vật liệu .............................................. 97<br />
3.3.4. Xây dựng định mức vật tư ...................................................... 98<br />
3.3.5. Tổ chức kế toán khoản tạm ứng để thu mua vật liệu .............. 99<br />
3.3.6. Nhân sự kế toán nguyên vật liệu............................................. 100<br />
3.3.7. Tổ chức nhân sự bộ phận thủ kho và điều kiện kho bãi ......... 100<br />
Kết luận ........................................................................................................ 102<br />
Tài liệu tham khảo<br />
Phụ lục<br />
<br />
iii<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
Công ty Cổ phần EVERPIA Việt Nam là một công ty chuyên sản xuất và kinh<br />
doanh bông và chăn ra gối nệm. Do vậy, như những công ty sản xuất khác, quản lý<br />
NVL là một yêu cầu quan trọng và không thể thiếu. Tổ chức kế toán NVL đóng vai<br />
trò quan trọng giúp quản lý và phản ánh chính xác tình hình sử dụng NVL góp phần<br />
tạo tính giá thành sản phẩm chính xác, đồng thời việc tổ chức kế toán NVL tốt sẽ<br />
giúp tiết kiệm, tránh lãng phí, thất thoát NVL và sử dụng NVL một cách hiệu quả<br />
nhất, trên cơ sở đó hạ giá thành sản phẩm.<br />
Do vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệu<br />
tại công ty Cổ phần EVERPIA Việt Nam” với nội dung kết cấu gồm ba chương<br />
ngoài phần mở đầu và kết luận<br />
Chương 1: là những lý luận chung về kế toán NVL trong DNSX<br />
1.1. Những vấn đề chung về NVL trong DNSX, bao gồm : khái niệm, đặc điểm,<br />
phân loại, vai trò, yêu cầu quản lý cũng như phương pháp tính giá NVL.<br />
Khái niệm: Nguyên liệu, vật liệu của doanh nghiệp là những đối tượng lao<br />
động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh của<br />
doanh nghiệp.<br />
Đặc điểm: Chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định, giá trị của vật<br />
liệu sẽ được chuyển toàn bộ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ sản xuất đó.<br />
Phân loại: Tuỳ theo yêu cầu quản lý vật liệu mà từng DNSX thực hiện phân<br />
loại theo các cách khác nhau, như: theo tính năng, theo nguồn hình thành, theo mục<br />
đích sử dụng.<br />
Vai trò: NVL là một trong các yếu tố đầu vào quan trọng thiết yếu của bất kỳ<br />
một quá trình sản xuất nào. NVL dưới hình thái hiện vật nó biểu hiện là một bộ<br />
phận quan trọng của sản phẩm sản xuất, còn dưới hình thái giá trị, NVL là thành<br />
phần quan trọng của vốn lưu động trong doanh nghiệp.<br />
Yêu cầu quản lý: NVL cần được theo dõi và quản lý chặt chẽ về các mặt hiện<br />
vật và giá trị ở tất cả các khâu mua sắm, dự trữ, bảo quản và sử dụng.<br />
<br />
iv<br />
<br />
- Ở khâu thu mua đòi hỏi phải quản lý về khối lượng, chất lượng, quy cách,<br />
chủng loại giá mua và chi phí mua cũng như kế hoạch mua.<br />
- Trong khâu sử dụng, đòi hỏi việc phải thực hiện việc sử dụng hợp lý, tiết<br />
kiệm trên cơ sở các định mức, dự toán chi phí.<br />
- Ở khâu dự trữ, doanh nghiệp phải xác định được mức dự trữ tối đa, tối thiểu<br />
cho từng loại NVL để đảm bảo cho quá trình SXKD.<br />
Tính giá NVL:<br />
Tính giá NVL là một công tác quan trọng trong việc tổ chức hạch toán NVL.<br />
Tính giá NVL là việc dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của NVL theo những<br />
nguyên tắc nhất định.<br />
Nguyên tắc tính giá nguyên vật liệu: áp dụng điều 04 chuẩn mực kế toán Việt<br />
Nam số 02 về hàng tồn kho.<br />
Tính giá của nguyên vật liệu nhập kho tuân thủ theo nguyên tắc giá phí.<br />
Tính giá của nguyên vật liệu xuất kho có thể tính theo một trong các phương<br />
pháp: giá đích danh, bình quân gia quyền, nhập trước - xuất trước, nhập sau - xuất<br />
trước. Mỗi một phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng, tuỳ theo đặc điểm, cũng<br />
như yêu cầu quản lý, DNSX có thể lựa chọn phương pháp thích hợp nhất.<br />
1.2. Nội dung thứ hai của chương là tổ chức kế toán NVL trong DNSX.<br />
Tổ chức bộ máy kế toán: Tùy theo quy mô và đặc điểm về tổ chức sản xuất<br />
và quản lý của DNSX mà tổ chức bộ máy kế toán được thực hiện theo một trong 3<br />
hình thức : tập trung, phân tán, vừa tập trung vừa phân tán. Dù tổ chức theo hình<br />
thức nào, bộ máy kế toán nói chung, bộ máy kế toán NVL nói riêng của doanh<br />
nghiệp phải được tổ chức khoa học, hợp lý, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống<br />
nhất và trực tiếp của kế toán trưởng, đồng thời cũng phải phù hợp việc tổ chức<br />
SXKD cũng như trình độ quản lý của DNSX.<br />
Vai trò, nhiệm vụ, yêu cầu của kế toán NVL trong DNSX:<br />
Kế toán nguyên vật liệu có đầy đủ, chính xác , kịp thời hay không ,có ảnh<br />
hưởng lớn đến tình hình quản lý nguyên vật liệu của doanh nghiệp sản xuất. Xuất<br />
phát từ vai trò quan trọng của mình, những nhiệm vụ cũng như yêu cầu đối với kế<br />
<br />
v<br />
<br />
toán NVL được đề ra để góp phần quản lý, sử dụng NVL một cách tiết kiệm, hiệu<br />
quả.<br />
Kế toán chi tiết NVL trong DNSX: Hạch toán chi tiết NVL được thực hiện ở<br />
kho và phòng kế toán, để theo dõi chi tiết tình hình nhập, xuất và tồn kho cả về số<br />
lượng và giá trị của từng thứ NVL ở từng kho.<br />
Chứng từ, sổ sách kế toán sử dụng trong hạch toán chi tiết NVL được qui định<br />
theo chế độ ban hành theo QĐ số 15/2006QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ<br />
trưởng Bộ tài chính và các quyết định khác có liên quan.<br />
Về phương pháp kế toán chi tiết, hiện nay, chế độ kế toán quy định việc hạch<br />
toán chi tiết NVL được thực hiện đồng thời ở kho và ở phòng kế toán được tiến<br />
hành theo một trong các phương pháp: thẻ song song, sổ đối chiếu luân chuyển, sổ<br />
số dư. Mỗi một phương pháp điều có những ưu điểm, nhược điểm riêng trong việc<br />
ghi chép, phản ánh kiểm tra, đối chiếu số liệu. Kế toán căn cứ vào điều kiện cụ thể<br />
từng doanh nghiệp về quy mô, chủng loại vật tư sử dụng, trình độ và yêu cầu quản<br />
lý, trình độ của nhân viên kế toán, mức độ ứng dụng tin học trong công tác kế toán<br />
NVL để lưa chọn và áp dụng phương pháp kế toán chi tiết NVL thích hợp, phát<br />
huy hiệu quả của công tác kế toán.<br />
Kế toán tổng hợp NVL trong DNSX: Theo quy định hiện nay DN chỉ sử<br />
dụng một trong hai phương pháp kế toán NVL nói riêng và các loại HTK khác nói<br />
chung.<br />
- Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh<br />
tình hình hiện có, biến động tăng, giảm hàng tồn kho một cách thường xuyên, liên<br />
tục trên các TK phản ánh từng loại hàng tồn kho.<br />
- Phương pháp kiểm kê định kì là phương pháp không theo dõi một cách<br />
thường xuyên, liên tục về tình hình biến động của các loại vât tư, hàng hoá, sản<br />
phẩm trên các TK phản ánh từng loại hàng tồn kho mà chỉ phản ánh giá trị tồn kho<br />
đầu kì và cuối kì của chúng trên cơ sở kiểm kê cuối kì, xác định lượng tồn kho thực<br />
tế, từ đó, xác định lượng xuất dùng cho sản xuất kinh doanh và các mục đích khác.<br />
<br />