i<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
Trong thời đại toàn cầu hoá ngày nay, nếu thương mại được coi là nhựa<br />
sống của kinh tế thế giới thì vận tải biển được coi là mạch máu lưu thông<br />
những dòng nhựa đó.<br />
Ngành vận tải biển Việt Nam thu ngoại tệ chủ yếu ở dịch vụ vận<br />
chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Vận<br />
tải thuê và cho thuê các dịch vụ vận tải biển, thuyền viên, thuỷ thủ, dịch vụ<br />
sửa chữa tàu, dịch vụ bến bãi thu ngoại tệ….<br />
Hiện nay vận chuyển bằng đường biển chiếm tới 80% tổng nhu cầu vận<br />
tải hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam, nhưng đội tàu trong nước nhận<br />
được hợp đồng vận tải rất ít. Trên thực tế mới chỉ vận chuyển được khoảng<br />
trên dưới 13% khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, phần lớn còn lại do các<br />
đội tàu nước ngoài thực hiện.<br />
Để nâng cao sức cạnh tranh của đội tàu Việt Nam nói riêng cũng như<br />
các dịch vụ của vận tải biển nói chung trong kinh doanh trên thị trường nội<br />
địa và quốc tế thì việc quản lý để cắt giảm chi phí là một trong những vấn đề<br />
hết sức cấp thiết đối với các doanh nghiệp vận tải biển hiện nay. Các doanh<br />
nghiệp vận tải biển muốn phát triển bền vững thì đòi hỏi phải có một bộ máy<br />
kế toán tốt, hoạt động hiệu quả, để có được thông tin kế toán trung thực, đóng<br />
vai trò quan trọng trong việc ra quyết định của các nhà quản lý. Nhờ thông tin<br />
kế toán cung cấp sẽ giúp cho các nhà quản lý đề ra các quyết định kinh doanh<br />
hữu hiệu... Để đáp ứng được yêu cầu của quản lý, công tác kế toán cần phải<br />
được tổ chức khoa học và hợp lý. Chính vì thế mà tổ chức kế toán luôn là vấn<br />
đề được quan tâm nghiên cứu trên cả thực tế và lý luận<br />
Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện tổ chức<br />
kế toán trong các doạnh nghiệp vận tải biển thuộc Tổng công ty Hàng hải<br />
Việt Nam” cho luận văn của mình.<br />
<br />
ii<br />
<br />
Kết cấu của Luận văn: ngoài Lời nói đầu, Kết luận, Mục lục, Tài<br />
liệu tham khảo và các danh mục khác, Luận văn gồm 3 chương:<br />
CHƯƠNG I: Lý luận chung về tổ chức kế toán trong các doanh<br />
nghiệp<br />
CHƯƠNG II: Thực trạng tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp<br />
vận tải biển thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam<br />
CHƯƠNG III: Giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán trong các doanh<br />
nghiệp vận tải biển thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam<br />
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRONG<br />
CÁC DOANH NGHIỆP<br />
Trong chương I của Luận văn, tác giả đề cập tới hai vấn đề lớn đó là:<br />
Bản chất của kế toán và vai trò của tổ chức kế toán trong hoạt động quản lý<br />
của các doanh nghiệp; Nội dung tổ chức kế toán trong doanh nghiệp cụ thể<br />
như sau:<br />
Đối với vấn đề thứ nhất bao gồm những nội dung sau:<br />
Bản chất của hạch toán kế toán<br />
Hạch toán kế toán là quá trình thu thập, xử lý thông tin về các hoạt<br />
động kinh tế trong một tổ chức, một doanh nghiệp.<br />
Tổ chức hạch toán kế toán là tổ chức quá trình thu thập, xử lý thông tin<br />
về các hoạt động kinh tế phát sinh trong một tổ chức, một doanh nghiệp.<br />
Vai trò và ý nghĩa của tổ chức hạch toán kế toán trong hoạt động quản<br />
lý của các doanh nghiệp<br />
Trong thời đại kinh tế toàn cầu, nhu cầu về thông tin cho quản lý cần<br />
phải nhanh chóng, kịp thời và chính xác, đòi hỏi hạch toán kế toán phải được<br />
tổ chức khoa học, hợp lý, phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị. Kế toán là<br />
một bộ phận chủ yếu của hệ thống thông tin, là một công cụ thiết yếu trong<br />
quản lý kinh tế nói chung và quản trị doanh nghiệp nói riêng.<br />
<br />
iii<br />
<br />
Nhiệm vụ của tổ chức hạch toán kế toán trong hoạt động quản lý của<br />
các doanh nghiệp<br />
Nhiệm vụ cơ bản của hạch toán kế toán là cung cấp thông tin về kinh<br />
tế, tài chính cho những người ra quyết định.<br />
Nguyên tắc tổ chức kế toán trong doanh nghiệp<br />
Thứ nhất: Nguyên tắc phù hợp<br />
Thứ hai: Nguyên tắc đồng bộ, thống nhất<br />
Thứ ba: Nguyên tắc bất kiêm nhiệm<br />
Thứ tư: Nguyên tắc tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả<br />
Thứ năm: Hệ thống phải được thiết kế linh hoạt (có xu hướng mở) để<br />
có thể điều chỉnh phù hợp với sự thay đổi của doanh nghiệp về tổ chức sản<br />
xuất kinh doanh, về nhu cầu thông tin cho quản lý trước những biến đổi<br />
nhanh chóng của thị trường.<br />
Đối với vấn đề thứ hai bao gồm các nội dung sau:<br />
Tổ chức bộ máy kế toán<br />
Hiện nay các đơn vị có thể lựa chọn một trong ba hình thức sau để tổ<br />
chức bộ máy kế toán:<br />
Tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung<br />
Tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức phân tán<br />
Tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung- phân tán<br />
Tổ chức hệ thống chứng từ<br />
Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ trong doanh nghiệp, đây là công<br />
việc đầu tiên của công tác kế toán và có ý nghĩa vô cùng quan trọng, điều đó<br />
được thể hiện:<br />
Thứ nhất: Về phương diện quản lý<br />
Thứ hai: Về phương diện kế toán<br />
Thứ ba: Về mặt pháp lý<br />
Tổ chức luân chuyển chứng từ phục vụ ghi sổ kế toán<br />
<br />
iv<br />
<br />
Tổ chức luân chuyển chứng từ là thiết lập đường đi cho mỗi loại chứng<br />
từ, từ khâu lập, thu nhận, kiểm tra, hoàn chỉnh, sử dụng và bảo quản lưu giữ<br />
chứng từ nhằm giúp việc ghi sổ kế toán, thông tin kinh tế tài chính được khoa<br />
học, nhanh chóng, bảo quản chặt chẽ.<br />
Việc tổ chức luân chuyển chứng từ trong doanh nghiệp do kế toán<br />
trưởng quyết định phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, vào<br />
tình hình tổ chức hệ thống thông tin cũng như đặc điểm riêng của từng loại<br />
chứng từ. Cần phải chú ý xác định quy trình vận động của chứng từ cụ thể, rõ<br />
ràng, tiện lợi cho việc xử lý thông tin, sử dụng thông tin và hoàn thiện tổ chức<br />
công tác kế toán.<br />
Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán<br />
Tài khoản là phương pháp kế toán phân loại để phản ánh và giám đốc<br />
một cách thường xuyên liên tục và có hệ thống tình hình và sự vận động của<br />
từng loại vốn kinh doanh, nguồn vốn kinh doanh và các quá trình sản xuất<br />
kinh doanh trong một đơn vị kế toán cụ thể.<br />
Bản chất của phương pháp tài khoản là sự hệ thống hoá thông tin, hệ<br />
thống hoá tổng thể vốn và nguồn vốn, các nghiệp vụ có liên quan tới chúng.<br />
Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế tài<br />
chính theo nội dung kinh tế.<br />
Tổ chức hệ thống sổ kế toán<br />
Sổ kế toán phải có kết cấu khoa học, hợp lý, đảm bảo những yếu tố quy<br />
định: ngày, tháng ghi sổ, số liệu và ngày của chứng từ sử dụng để ghi sổ, tóm<br />
tắt nội dung hoạt động kinh tế tài chính được ghi sổ, số tiền được ghi sổ, đảm<br />
bảo thuận tiện việc ghi chép, hệ thống hoá, tổng hợp tài liệu, thuận tiện cho<br />
việc nhận biết thông tin phục vụ công tác lãnh đạo và quản lý các hoạt động<br />
trong đơn vị.<br />
Nhà nước ban hành mẫu sổ kế toán bắt buộc sử dụng chung cho các<br />
đơn vị và mẫu sổ kế toán có tính chất hướng dẫn.<br />
Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán<br />
<br />
v<br />
<br />
Kết quả cuối cùng của chu trình kế toán là cung cấp cho người sử dụng<br />
các thông tin cần thiết về tình hình kinh tế - tài chính, kết quả kinh doanh và<br />
sự thay đổi của tài sản, nguồn vốn của tài sản, nguồn vốn thông qua các báo<br />
cáo kế toán.<br />
Đối tượng sử dụng thông tin kế toán có thể được chia thành 2 loại là:<br />
đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, quản lý vĩ mô nền kinh tế và đối tượng<br />
bên trong doanh nghiệp, phục vụ cho quản trị doanh nghiệp. Do vậy tổ chức<br />
hệ thống báo cáo kế toán ở doanh nghiệp phải bao gồm các báo cáo tài chính<br />
và các báo cáo quản trị.<br />
Tổ chức hạch toán kế toán với sự hỗ trợ của phần mềm kế toán<br />
Trong giai đoạn công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, tổ chức<br />
trang bị và ứng dụng các phương tiện, kỹ thuật tính toán, ghi chép và xử lý<br />
thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh chóng, kịp thời và chính xác<br />
để từng bứơc cơ giới hoá, nâng cao hiệu quả công tác quản kế toán là vấn đề<br />
cần được các doanh nghiệp quan tâm. Công tác kế toán có sự trợ giúp đắc lực<br />
của các phần mềm kế toán, cũng như các công cụ đo lường khác, phần mềm<br />
kế toán và máy tính điện tử sẽ đo lường tức thời hoạt động của doanh nghiệp.<br />
<br />
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRONG CÁC<br />
DOANH NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN THUỘC TỔNG CÔNG TY<br />
HÀNG HẢI VIỆT NAM<br />
Trong chưong 2 của luận văn, tác giả đã đưa ra ba vấn đề lớn là: Tổng<br />
quan về Tổng công ty Hàng hải Việt Nam; thực trạng tổ chức hạch toán kế<br />
toán trong các doanh nghiệp vận tải biển thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt<br />
Nam và Đánh giá chung về tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp vận tải<br />
biển thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.<br />
Trong vấn đề thứ nhất, tác giả nêu khái quát sự hình thành và phát triển<br />
của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và các đơn vị trực thuộc và đặc điểm sản<br />
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải biển thuộc Tổng công ty, cụ thể:<br />
<br />