i<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán trên thế giới cho<br />
thấy tiền sử của thị trường chứng khoán, các nhà môi giới hoạt động cá nhân độc<br />
lập với nhau. Sau này, cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, chức<br />
năng và quy mô hoạt động giao dịch của các Công ty Chứng khoán là tập hợp có tổ<br />
chức của các nhà môi giới trẻ.<br />
Mục đích hoạt động của Công ty Chứng khoán là phục vụ nhà đầu tư vốn trên<br />
thị trường chứng khoán tìm kiếm lợi ích của mình thông qua các loại dịch vụ mà<br />
Công ty Chứng khoán cung cấp. Mặt khác, Công ty Chứng khoán cũng tham gia<br />
đầu tư trực tiếp trên thị trường chứng khoán. Để đảm bảo cho thị trường hoạt động<br />
lành mạnh cần phải có một công cụ hữu hiệu để kiểm soát hoạt động của Công ty<br />
Chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi Nhà đầu tư và cả Công ty Chứng khoán. Đó là<br />
công cụ kiểm soát nội bộ, trong đó hệ thống kế toán là nhân tố quan trọng cấu thành<br />
hệ thống kiểm soát nội bộ.<br />
Với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc tăng cường hiệu quả quản<br />
lý tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc tế Hoàng Gia (Công ty IRS). Tôi chọn<br />
Đề tài “Hoàn thiện tổ chức kế toán với việc tăng cường kiểm soát nội bộ tại Công ty<br />
Cổ phần Chứng khoán Quốc tế Hoàng Gia”.<br />
Ngoài Lời mở đầu và Kết luận nội dung của Luận văn gồm 3 chương:<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức hạch toán kế toán trong mối quan hệ với<br />
kiểm soát nội bộ tại các Công ty Chứng khoán;<br />
Chương 2: Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán với viê ̣c tăng cường kiểm<br />
soát nội bộ tại Công ty IRS;<br />
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán với<br />
viê ̣c tăng cường kiểm soát nội bộ tại Công ty IRS;<br />
Luận văn nghiên cứu dựa trên phương pháp luận khoa học để hệ thống hoá<br />
cơ sở lý luận và thực tiễn. Từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao tính hiệu của tổ<br />
chức hạch toán kế toán với việc tăng cường kiểm soát nội bộ tại Công ty IRS.<br />
<br />
ii<br />
<br />
Sau khi đã nghiên cứu, tìm hiểu và nhận rõ được đặc điểm chung về tổ chức<br />
và hoạt động của các Công ty Chứng khoán có ảnh hưởng đến tổ chức hạch toán và<br />
kiểm soát nội bộ; Luận văn đã trình bày một cách hệ thống, khái quát hóa nội dung<br />
về kiểm soát nội bộ và tổ chức hạch toán kế toán với việc tăng cường kiểm soát nội<br />
bộ tại các Công ty Chứng khoán. Từ đó nêu lên mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ<br />
với tổ chức hạch toán kế toán tại các Công ty Chứng khoán.<br />
Như vậy trong Chương 1 Luận văn đã trình bày được nội dung cơ bản của lý<br />
luận về tổ chức hạch toán kế toán trong mối quan hệ với kiểm soát nội bộ tại các<br />
Công ty Chứng khoán theo các chế độ, chính sách của Nhà nước có liên quan. Trên<br />
cơ sở đó Luận văn vận dụng lý luận nghiên cứu thực trạng tổ chức hạch toán kế<br />
toán tại Công ty IRS trong chương 2.<br />
Công ty IRS được cấp phép thành lập và hoạt động theo Giấy phép số<br />
58/UBCK-GP của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 06 tháng 07 năm 2007.<br />
Công ty có trụ sở chính tại 30 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội với vốn điều lệ là<br />
135 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh chính của Công ty bao gồm: Môi giới chứng<br />
khoán; tự doanh chứng khoán; lưu ký chứng khoán; tư vấn đầu tư chứng khoán; và tư<br />
vấn tài chính doanh nghiệp;<br />
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cũng như các Công ty Cổ phần khác gồm<br />
có: Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc và các phòng<br />
ban chức năng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ.<br />
Là một Công ty Chứng khoán còn non trẻ ở Việt Nam, Công ty IRS luôn phải<br />
đối mặt với những khó khăn về kinh doanh, về thị trường chứng khoán, sự cạnh<br />
tranh của các Công ty Chứng khoán trong và ngoài nước, sức ép về chất lượng và<br />
dịch vụ...Điều này đã ảnh hưởng lớn đến việc thiết kế và hoạt động của hệ thống<br />
kiểm soát nội bộ Công ty IRS theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Tuy vậy, công<br />
tác kiểm soát nội bộ tại Công ty IRS tương đối thuận lợn vì các mặt hoạt động<br />
nghiệp vụ đều có quy trình rõ ràng trong đó quy định rõ trình tự luân chuyển chứng<br />
từ gắn với trách nhiệm của từng bộ phận nghiệp vụ. Bên cạnh đó, Tổng Giám đốc<br />
cũng đã ban hành quy chế, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và mối liên hệ giữa các<br />
phòng ban trong Công ty và đã có quy chế về công tác kiểm tra, giám sát nội bộ tại<br />
<br />
iii<br />
<br />
Công ty IRS, đây là căn cứ thuận lợi để hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty IRS<br />
hoạt động hữu hiệu.<br />
Thứ nhất: Công ty có một Ban lãnh đạo có trình độ chuyên môn cao, có kinh<br />
nghiệm về quản lý, được đào tạo tại các nước tiên tiến trên thế giới như Singapo,<br />
Pháp… do dó công tác quản lý, điều hành của Công ty được đánh giá là khoa học<br />
và hiệu quả. Đây là một nhân tố quan trọng quyết định thành công của Công ty<br />
không chỉ trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn trong công việc thiết lập hệ<br />
thống kiểm tra, kiểm soát các mặt hoạt động. Đội ngũ nhân viên của Công ty được<br />
tuyển dụng và đào tạo một cách bài bản, phù hợp với đặc thù và yêu cầu của từng vị<br />
trí công việc trong Công ty, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của<br />
Công ty được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng, khoa học, mang tính ổn định về đội<br />
ngũ nhân sự và hoạt động.<br />
Thứ hai: Trong công tác quản lý nói chung và tổ chức hạch toán kế toán nói<br />
riêng đã tuân thủ các nguyên tắc của kiểm soát nội bộ như: phân công phân nhiệm<br />
rõ ràng, uỷ quyền phê chuẩn cho cán bộ dưới quyền, bất kiêm nhiệm tách biệt người<br />
phê chuẩn với người thực hiện.<br />
Thứ ba: Hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty đã phát huy vai trò quan trọng<br />
trong việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Mặc dù hệ thống<br />
kiểm soát nội bộ của Công ty chưa hoàn chỉnh và chưa hoạt động hiệu quả nhưng<br />
nó đã mang lại cho Công ty những thành công nhất định trong việc điều hành và<br />
kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm soát chi phí sản xuất, giúp Công ty<br />
đạt được các mục tiêu, chiến lược đề ra.<br />
Thứ tư: Công việc kiểm tra, giám sát các mặt hoạt động trong Công ty được<br />
thực hiện ngay trong mỗi bộ phận chức năng do vậy Công ty đã tiết kiệm được khoản<br />
chi phí cho một bộ phận giám sát độc lập.<br />
Bên cạnh những thành công trong thiết kế và vận hành, hoạt động của hệ<br />
thống kiểm soát nội bộ cũng như công tác tổ chức hạch toán kế toán Công ty còn<br />
bộc lộ những hạn chế nhất định. Những hạn chế này cần được khắc phục để công<br />
tác hạch toán kế toán nhằm tăng cường kiểm soát nội bộ của Công ty được hoàn<br />
thiện hơn.<br />
<br />
iv<br />
<br />
Thứ nhất: Chế độ kế toán theo Thông tư số 95/2008/TT-BTC ngày 24 tháng<br />
10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính nên t ổ chức hệ thống chứng từ kế toán<br />
cần phải bổ sung thêm một số mẫu và trên một số mẫu giao dịch chứng khoán cần<br />
phải bổ sung, hoàn thiện thêm để đảm bảo yêu cầu ngày càng cao của công tác quản<br />
lý nói chung cũng như tăng cường kiểm soát nội bộ nói riêng.<br />
Thứ hai: Do hệ thống tài khoản chi tiết bậc II đang còn thiếu tài khoản nguồn<br />
vốn thể hiện tiền của nhà đầu tư nên tại Công ty IRS phát sinh nghiệp vụ thể hiện<br />
tiền nhà đầu tư, đang tạm hạch toán vào TK324- Nhận ký cược, ký quỹ ngắn hạn là<br />
chưa đúng vì tiền nhà đầu tư dùng để thanh toán giao dịch chứng khoán lại được coi<br />
như khoản đặt cọc.<br />
Thứ ba: Còn thiếu một số mẫu sổ cũng như mẫu báo cáo và thiếu một số chỉ<br />
tiêu trên trên sổ và báo cáo cần phải bổ sung, hoàn thiện nhằm hoàn thiện công tác<br />
tổ chức hạch toán kế toán đáp ứng yêu cầu kiểm soát nội bộ hướng mục tiêu tăng<br />
cường kiểm soát nội bộ đảm bảo thực hiện tốt chính sách của Nhà nước.<br />
Thứ tư: Còn một số hạn chế trong việc tổ chức hạch toán kế toán một số phần<br />
hành cũng như về tổ chức bộ máy kế toán cần phải thay đổi cho phù hợp với yêu<br />
cầu kiểm soát nội bộ cũng như đáp ứng yêu cầu về tự chủ và minh bạch trong hoạt<br />
động tài chính của Công ty IRS trong thời gian tới.<br />
Thứ năm: Chương trình phần mềm kế toán giao dịch và chương trình chuyển<br />
tiền điện tử, chương trình theo dõi quản lý tài sản của nhà đầu tư đang trong quá<br />
trình hoàn thiện nên các báo cáo kết xuất từ chương trình còn phải chỉnh sửa trước<br />
khi in. Chương trình giao dịch điện tử (giao dịch trực tuyến) đang được triển khai,<br />
tuy nhiên chưa áp dụng cơ chế hạch toán trực tiếp trên giao dịch trực tuyến nên mỗi<br />
nghiệp vụ nhà đầu tư phát sinh (ứng trước, rút tiền, nộp tiền, chuyển khoản...) kế<br />
toán phải mất nhiều thời gian để hạch toán các nghiệp vụ phát sinh.<br />
Thứ sáu: Hiện phần mềm lõi mà các Công ty Chứng khoán sử dụng rất đa<br />
dạng, không tương thích với phần mềm của các Ngân hàng thương mại. Việc tích<br />
hợp các phần mềm này lại với nhau hầu như không thể thực hiện. Do vậy, thực hiện<br />
Quyết định 27 chỉ dừng lại ở việc các Ngân hàng thương mại thực hiện thu hộ - chi<br />
hộ chứ chưa quản lý tiền của khách hàng. Trong khi đó, hiện nay giao dịch trực<br />
<br />
v<br />
<br />
tuyến rất phổ biến nhưng trong trường hợp đường truyền gặp sự cố sẽ mang tới<br />
những rủi ro rất lớn cho nhà đầu tư. Cơ chế giải quyết những rủi ro mang tính bất<br />
khả kháng sẽ như thế nào, hiện vẫn đang là một câu hỏi lớn đối với cả Công ty,<br />
Ngân hàng thương mại và các nhà đầu tư.<br />
Trên đây là những hạn chế mà hệ thống tổ chức hạch toán tại Công ty IRS<br />
mang lại. Để góp phần hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán với việc tăng cường<br />
kiểm soát nội bộ, Tác giả xin đưa ra các giải pháp sau:<br />
Thứ nhất: Tại Công ty IRS thực hiện chi cho cán bộ đi công tác thường xuyên<br />
như cán bộ tư vấn, môi giới đi công tác tại hiện trường, tư vấn, bảo lãnh phát hành<br />
chứng khoán, khảo sát tìm thị trường mới, tìm nguồn vốn huy động vào chứng khoán<br />
mới...theo hình thức khoán công tác phí. Để kiểm soát chặt chẽ, hệ thống chứng từ<br />
của Công ty IRS cần bổ sung thêm “Giấy báo đi công tác hoặc Giấy đi đường”. Mặt<br />
khác, khi thiếu đồ dùng, văn phòng phẩm để phục vụ cho công việc, công ty sẽ thực<br />
hiện cấp phát cho nhân viên theo nhu cầu thực tế. Nhưng để kiểm soát giảm thiểu<br />
chi phí phát sinh và kiểm soát số lượng mua thực tế phát sinh từng bộ phận cần bổ<br />
sung thêm mẫu “Purchase Order” (mẫu 09), trong đó ghi rõ thời gian, nội dung<br />
(danh mục hàng), bộ phận có sự phê duyệt của Trưởng phòng và Tổng Giám đốc<br />
gửi xuống phòng Hành chính – Nhân sự theo dõi, tổng hợp mua hàng. Cuối tháng<br />
tập hợp chứng từ làm căn cứ Phòng Kế toán thanh toán.<br />
Do khối lượng công việc của Công ty IRS nhiều, ở những thời điểm nhất định<br />
cần phải hoàn thành nhanh, cán bộ phải làm thêm ngoài giờ. Vì vậy, đề nghị bổ<br />
sung thêm vào hệ thống chứng từ “Giấy báo làm thêm giờ” (Mẫu 10).<br />
Việc bổ sung Giấy đi đường, “Purchase Order”, Giấy báo làm thêm giờ sẽ<br />
giúp tăng cường công tác kiểm soát chi, giảm chi phí, tăng năng suất lao động tại<br />
Công ty IRS.<br />
Mặt khác, do phần mềm giao dịch trực tuyến đang được áp dụng rộng rãi nên<br />
các chứng từ khách hàng nộp/rút, mua/bán xẩy ra thường xuyên và liên tục. Kế toán<br />
thường xuyên phải cập nhật qua hệ thống ngân hàng như: Sổ phụ/ Giấy Báo Có/<br />
Giấy Báo Nợ và đối chiếu với khách hàng. Nên cần phải quy định, đơn giản hoá các<br />
bước lưu chuyển chứng từ nhằm hạn chế sai sót không đáng có đối với Nhà đầu tư.<br />
<br />