i<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của Đề tài<br />
Nếu như kiểm toán độc lập đã có mặt ở Việt Nam được gần 20 năm thì<br />
cho đến nay, hoạt động kiểm toán nội bộ (KTNB) vẫn còn mới mẻ với nhiều<br />
nhà quản lý. Tuy nhiên, yêu cầu hội nhập vào WTO, cùng sự phát triển nhanh<br />
chóng của thị trường chứng khoán và những tồn tại về quản trị ở một số<br />
doanh nghiệp lớn của Nhà nước gần đây càng cho thấy sự cần thiết của<br />
KTNB ở doanh nghiệp.<br />
KTNB đã được tổ chức ở nhiều doanh nghiệp Việt Nam trong đó có<br />
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1 (“Công ty”). Tuy nhiên, trong thực<br />
tiễn, KTNB của Công ty đã phát sinh những vấn đề trong tổ chức bộ máy và<br />
tổ chức công tác KTNB: Bộ máy KTNB chưa phù hợp với mô hình quản lý<br />
của Công ty; KTNB không có chuẩn mực, không có kế hoạch, thực hiện kiểm<br />
toán dựa vào kinh nghiệm,…Bên cạnh đó, hệ thống các văn bản hướng dẫn về<br />
KTNB còn chưa đầy đủ, lại thiếu nhất quán đã ảnh hưởng đến hiệu quả của tổ<br />
chức KTNB tại Công ty. Ngoài ra, nhận thức chưa đầy đủ về KTNB của Lãnh<br />
đạo cũng ảnh hưởng lớn tới sự phát triển và tính hiệu quả của KTNB.<br />
Những phân tích trên đây cho thấy hoạt động KTNB của Công ty cần<br />
phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu quản lý: KTNB phải thực sự trở thành<br />
phương sách quản lý hiệu quả đối với các hoạt động khác nhau của Công<br />
ty. Vì vậy, Tác giả chọn Đề tài “Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại<br />
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1” làm Đề tài Luận văn thạc sĩ<br />
của mình.<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
Trên cơ sở hệ thống hóa và phát triển các vấn đề lý luận và nghiên cứu<br />
thực trạng tổ chức KTNB, Luận văn đề ra các yêu cầu, phương hướng và giải<br />
pháp hoàn thiện tổ chức KTNB trong Công ty.<br />
<br />
ii<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Gắn liền với đề tài nghiên cứu, Luận văn có đối tượng nghiên cứu là tổ<br />
chức KTNB, phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong Công ty Cổ phần Tư<br />
vấn Xây dựng Điện 1.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,<br />
Luận văn sử dụng các phương pháp chung của logic học (tổng hợp, phân tích,<br />
hệ thống,…) và phương pháp kỹ thuật cụ thể như so sánh, phỏng vấn.<br />
5. Những đóng góp của Luận văn<br />
Một là, Luận văn trình bày hệ thống và toàn diện về tổ chức KTNB<br />
trong doanh nghiệp;<br />
Hai là, Luận văn mô tả và phân tích thực trạng tổ chức KTNB tại Công<br />
ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1. Trên cơ sở đó, Tác giả phân tích, đánh<br />
giá và luận giải về nguyên nhân của những kết quả và tồn tại của KTNB tại<br />
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1;<br />
Ba là, Luận văn đưa ra phương hướng và giải pháp khả thi nhằm hoàn<br />
thiện về tổ chức KTNB tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1.<br />
6. Bố cục của Luận văn<br />
Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, Luận văn gồm 3 chương<br />
Chương 1. Lý luận chung về tổ chức kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp;<br />
Chương 2. Thực trạng tổ chức kiểm toán nội bộ tại Công ty Cổ phần Tư vấn<br />
Xây dựng Điện 1;<br />
Chương 3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ<br />
tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1.<br />
<br />
iii<br />
CHƯƠNG 1<br />
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ<br />
TRONG DOANH NGHIỆP<br />
1.1 Kiểm toán nội bộ trong quản trị doanh nghiệp<br />
1.1.1 Vị trí và vai trò của kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp<br />
Kiểm toán nói chung là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng<br />
hoạt động cần được kiểm toán bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm toán<br />
chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ<br />
tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực .<br />
Quan điểm hiện đại về KTNB cho rằng: KTNB là một hoạt động độc<br />
lập, đảm bảo các mục tiêu và các hoạt động tư vấn, được thiết kế để gia tăng<br />
giá trị và cải thiện các hoạt động của một tổ chức. KTNB giúp cho tổ chức<br />
thực hiện các mục tiêu của mình bằng một cách tiếp cận hệ thống, nguyên tắc<br />
để đánh giá và cải thiện hiệu năng trong quản lý rủi ro, hoạt động kiểm soát<br />
và các quá trình quản lý.<br />
Vai trò của kiểm toán nội bộ gồm : (i) đảm bảo về tính hiệu lực và hiệu<br />
quả của hệ thống kiểm soát nội bộ và (ii) đưa ra các tư vấn để hoàn thiện các<br />
hoạt động của doanh nghiệp.<br />
1.1.2 Nội dung kiểm toán nội bộ<br />
Kiểm toán BCTC: Đối tượng của kiểm toán báo cáo tài chính là các báo<br />
cáo tài chính và các báo cáo kế toán quản trị, nội dung kiểm toán gồm có: Kiểm<br />
tra, xác nhận về tính kịp thời, đầy đủ, khách quan, tin cậy của các báo cáo tài<br />
chính và báo cáo quản trị trước khi giám đốc phê chuẩn; Kiểm tra, đánh giá về<br />
thông tin trình bày trên báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị.<br />
Kiểm toán hoạt động: Kiểm toán hoạt động là một loại hình kiểm toán<br />
hướng vào việc đánh giá hiệu lực của hệ thống thông tin và quản trị nội bộ,<br />
hiệu quả của hoạt động và hiệu năng quản lý các hoạt động đã và đang diễn ra<br />
trong một tổ chức.<br />
<br />
iv<br />
Kiểm toán liên kết: Kiểm toán liên kết chỉ xuất hiện khi cuộc kiểm toán<br />
đồng thời giải quyết cả chức năng soát xét và đánh giá chất lượng thông tin,<br />
cả chức năng thẩm định hay đánh giá hiệu lực quản trị nội bộ, hiệu quả hoạt<br />
động và hiệu năng quản lý.<br />
1.2 Tổ chức kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp<br />
1.2.1 Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ<br />
Quan điểm, nhận thức cũng như sự kỳ vọng và hành động của ban lãnh<br />
đạo là các yếu tố quyết định về mục đích, quyền hạn, trọng tâm và phạm vi<br />
của KTNB. Thông thường bộ phận KTNB có các nhiệm vụ chủ yếu sau: (i)<br />
lập kế hoạch KTNB hàng năm; (ii) thực hiện kiểm toán theo kế hoạch;(iii) đề<br />
xuất ý kiến; (iv) lập báo cáo;(v) tuyển dụng và đào tạo KTV và (vi) đảm bảo<br />
chất lượng của công tác KTNB.<br />
KTNB cần được trao quyền hạn tập trung vào những nội dung (i) được<br />
trang bị phương tiện; (ii) quyền tiếp cận thông tin; và (iii) quyền giám sát.<br />
Trách nhiệm của bộ phận KTNB cần bao gồm: (i) bảo mật; (ii) chịu trách<br />
nhiệm về công việc và (iii) giám sát.<br />
Bộ máy kiểm toán có thể được tổ chức theo 1 trong các mô hình<br />
Một là, Mô hình tập trung. DN chỉ tổ chức bộ phận KTNB tại văn phòng<br />
trung tâm, không có KTV hoặc bộ phận KTNB tại các đơn vị trực thuộc.<br />
Hai là, Mô hình phân tán. Ngoài bộ phận KTNB tại văn phòng trung<br />
tâm, tại các đơn vị cơ sở cũng tổ chức bộ phận KTNB có nhiệm vụ và quyền<br />
hạn kiểm toán giới hạn trong phạm vi các đơn vị đó.<br />
Ba là, Mô hình hỗn hợp. Ngoài bộ phận KTNB tại văn phòng trung<br />
tâm thì DN sẽ tổ chức các bộ phận KTNB nhỏ hơn tại các đơn vị trực thuộc<br />
theo ngành dọc. Các bộ phận KTNB tại các đơn vị trực thuộc là một phần của<br />
bộ phận KTNB của văn phòng trung tâm, chịu sự quản lý và điều hành của bộ<br />
phận KTNB văn phòng trung tâm.<br />
Đối với việc tuyển dụng KTV nội bộ thì tuỳ theo lĩnh vực, yêu cầu của<br />
DN, hoặc theo pháp luật có những quy định cụ thể khác nhau, nhưng về mặt<br />
<br />
v<br />
nguyên tắc KTV nội bộ phải là các cá nhân đáp ứng được các tiêu chuẩn sau<br />
về đạo đức, năng lực và trình độ chuyên môn.<br />
Đối với việc đào tạo và phát triển năng lực của bộ máy KTNB theo hình thức kiểm<br />
toán viên tự đào tạo và/hoặc đào tạo theo chương trình do doanh nghiệp tổ chức.<br />
1.2.2 Tổ chức công tác kiểm toán nội bộ<br />
1.2.2.1 Phương pháp kiểm toán nội bộ<br />
Thứ nhât: Phương pháp kiểm toán chứng từ. Phương pháp kiểm toán<br />
chứng từ được thiết kế và sử dụng nhằm mục đích sử dụng các dữ liệu do hệ<br />
thống kế toán xử lý và cung cấp, bao gồm phương pháp cân đối, đối chiếu<br />
trực tiếp và đối chiếu logic.<br />
Thứ hai: Phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ bao gồm kiểm kê,<br />
điều tra và thực nghiệm.<br />
1.2.2.2 Xây dựng quy trình kiểm toán nội bộ<br />
Quy trình KTNB chung bao gồm bốn giai đoạn: Lập kế hoạch KTNB,<br />
thực hành KTNB, kết thúc KTNB và theo dõi thực hiện sau KTNB.<br />
Giai đoạn I: Lập kế hoạch KTNB bao gồm 3 bước : (i) thu thập thông<br />
tin về bộ phận, đơn vị được KTNB; (ii) lập kế hoạch tổng quát cho cuộc<br />
KTNB và (iii) thiết kế chương trình KTNB<br />
Giai đoạn II: Thực hành là giai đoạn các KTV nội bộ thực hiện các thủ<br />
tục kiểm toán để thu thập, đánh giá các bằng chứng KTNB theo kế hoạch và<br />
chương trình đã lập.<br />
Giai đoạn III: Kết thúc KTNB là giai đoạn KTV nội bộ tổng hợp các<br />
thông tin đã thu thập được để đi đến một kết luận chung, từ đó làm cơ sở lập<br />
báo cáo KTNB.<br />
Giai đoạn IV: Theo dõi thực hiện kiến nghị sau KTNB<br />
<br />