TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN<br />
----------------<br />
<br />
CHU THỊ BÍCH NGỌC<br />
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ<br />
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY XI<br />
MĂNG VICEM HOÀNG THẠCH<br />
<br />
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
<br />
HÀ NỘI - 2014<br />
<br />
CHƢƠNG 1<br />
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI<br />
Hội nhập kinh tế thế giới đòi hỏi nền kinh tế mỗi quốc gia phải thực sự năng động<br />
và có tính cạnh tranh cao. Để bắt kịp với nhịp độ phát triển chung ấy, các doanh nghiệp<br />
Việt Nam nói chung và công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch nói riêng đang cố gắng tạo<br />
ra nhiều lợi thế cạnh tranh hơn. Một trong những yếu tố cơ bản mà công ty chú trọng<br />
quan tâm là vấn đề nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.<br />
Thực tế cho thấy, công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch luôn đầu tư chiều sâu, lấy<br />
chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm là phương châm hoạt động của mình. Sản<br />
phẩm của công ty đã và đang được khách hàng biết đến và tín nhiệm trong thị trường cả<br />
nước. Đóng góp một phần không nhỏ trong sự thành công này là công tác kế toán nói<br />
chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Trong nhiều năm<br />
qua công ty đã không ngừng cố gắng trong việc cải tiến phương pháp kế toán phù hợp với<br />
cơ chế quản lý hiện nay, phù hợp với việc đổi mới chế độ kế toán của nhà nước. Song<br />
công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xi măng Vicem<br />
Hoàng Thạch còn bộc lộ những mặt hạn chế nhất định cần phải hoàn thiện nhằm phản<br />
ánh đúng chi phí sản xuất, tạo cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm sát với thực tế.<br />
Xuất phát từ những yêu cầu trên nên tác giả lựa chọn đề tài: “Kế toán chi phí sản<br />
xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch”<br />
Trong chương 1, tác giả chỉ ra tính cấp thiết của đề tài, tổng quan một số các công trình<br />
nghiên cứu từ trước đến nay có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Tác giả đã đưa ra một số<br />
luận văn thạc sỹ có nội dung liên quan tới kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản<br />
phẩm để so sánh, đối chiếu, trích dẫn và tìm ra khoảng trống nghiên cứu. Bên cạnh đó,<br />
trong chương 1 tác giả còn thể hiện các nội dung sau:<br />
- Nghiên cứu vấn đề lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản<br />
phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.<br />
<br />
- Nghiên cứu thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại<br />
Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch.<br />
- Đưa ra được những giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính<br />
giá thành sản phẩm tại Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch.<br />
- Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của Đề tài là đánh giá thực trạng kế toán chi phí<br />
sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch để qua đó<br />
đánh giá những ưu, nhược điểm và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí<br />
sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại đơn vị nghiên cứu.<br />
- Câu hỏi nghiên cứu đặt ra cho đề tài bao gồm:<br />
<br />
Nội dung cơ bản nào liên quan đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản<br />
phẩm trong doanh nghiệp sản xuất?<br />
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xi măng Vicem<br />
Hoàng Thạch được thực hiện như thế nào, có những tồn tại nào liên quan và nguyên<br />
nhân?<br />
Các giải pháp nào được đưa ra nhằm khắc phục các hạn chế trong kế toán chi phí<br />
sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xi măng Hoàng Thạch?<br />
- Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá<br />
thành sản phẩm tại Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch, cụ thể: nội dung kế toán các<br />
khoản mục chi phí sản xuất, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.<br />
Các số liệu nghiên cứu được lấy trong năm 2013<br />
- Kết quả nghiên cứu của Đề tài góp phần hệ thống hóa lý thuyết về kế toán chi phí<br />
sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất giúp tác giả nhận thức<br />
sâu sắc hơn về nội dụng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xi<br />
măng Vicem Hoàng Thạch<br />
<br />
CHƢƠNG 2<br />
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ<br />
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT<br />
2.1Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.<br />
Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất.<br />
<br />
“Như vậy, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động<br />
(lao động sống và lao động vật hóa) và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra để<br />
tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm)”<br />
[1]<br />
Phân loại chi phí sản xuất<br />
Theo yếu tố chi phí, chi phí sản xuất được chia thành 5 loại: Chi phí nguyên vật<br />
liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi<br />
phí bằng tiền khác<br />
Theo khoản mục chi phí, chi phí bao gồm ba khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu<br />
trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung<br />
Theo mối quan hệ của chi phí với khối lượng công việc, chi phí được chia thành<br />
các loại sau: Chi phí cố định (định phí), chi phí biến đổi (biến phí), chi phí hỗn hợp<br />
Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm<br />
“Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao<br />
động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã<br />
hoàn thành”.[2]<br />
Phân loại giá thành sản phẩm<br />
Theo thời điểm và nguồn số liệu để tính giá thành sản phẩm, giá thành sản phẩm được<br />
chia làm ba loại: Giá thành kế hoạch, giá thành định mức, giá thành thực tế<br />
Theo phạm vi phát sinh chi phí, giá thành sản phẩm được chia làm hai loại: Giá<br />
thành sản xuất (giá thành công xưởng), giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ)<br />
Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm<br />
Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau<br />
trong quá trình sản xuất sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, nó là hai mặt thống nhất của cùng một<br />
quá trình.<br />
<br />
Là những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra<br />
trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm.<br />
Gắn liền với quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp<br />
Chi phí sản xuất biểu hiện mặt hao phí lao động phát sinh trong quá trình sản xuất<br />
còn giá thành sản phẩm biểu hiện hao phí lao động kết tinh trong khối lượng sản phẩm,<br />
công việc hoàn thành.<br />
Chi phí sản xuất luôn gắn với một thời kỳ nhất định ( tháng, quý, năm) không cần<br />
biết nó thuộc loại sản phẩm nào, hoàn thành hay chưa hoàn thành. Còn giá thành sản<br />
phẩm luôn luôn gắn liền với một khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ hoàn thành nhất<br />
định.<br />
2.2Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trên góc độ kế toán tài chính<br />
Sự chi phối của một số chuẩn mực kế toán đến kế toán chi phí sản xuất<br />
Kế toán chi phí sản xuất theo quy định của chế độ kế toán hiện hành<br />
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất<br />
Xác định đối tượng tâp hợp chi phí sản xuất thực chất là việc xác định nơi phát<br />
sinh chi phí như phân xưởng, tổ sản xuất, từng giai đoạn công nghệ, hay đối tượng chịu<br />
chi phí như sản phẩm, chi tiết sản phẩm, đơn đặt hàng,…<br />
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất<br />
- Phương pháp tập hợp trực tiếp: Phương pháp này áp dụng đối với các chi phí<br />
sản xuất đã phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp kế toán riêng biệt<br />
và dựa vào chứng từ hạch toán ban đầu cho phép tập hợp trực tiếp các chi phí này vào<br />
từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí có liên quan.<br />
- Phương pháp phân bổ gián tiếp: Được áp dụng khi chi phí sản xuất có liên quan<br />
đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và không tổ chức ghi chép ban đầu riêng cho<br />
từng đối tượng được. Việc phân bổ chi phí phải dựa vào tiêu chuẩn phân bổ.<br />
Tài khoản kế toán<br />
Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK621 “Chi phí<br />
nguyên vật liệu trực tiếp”<br />
Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622 “Chi phí<br />
nhân công trực tiếp”.<br />
Để tập hợp chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản 627 “ Chi phí sản<br />
xuất chung”.<br />
<br />