i<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
Hiện nay phân tích báo cáo tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng<br />
đối với các doanh nghiệp trong đó có Công ty TNHH Một thành viên công<br />
nghiệp tàu thuỷ và xây dựng Sông Hồng. Vì lý do trên nên tôi đã chọn đề<br />
tài cho luận văn thạc sỹ của mình là: “Phân tích báo cáo tài chính tại<br />
Công ty TNHH Một thành viên công nghiệp tàu thuỷ và xây dựng Sông<br />
Hồng”. Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các chữ viết tắt,<br />
bảng biều, sơ đồ, tài liệu tham khảo và các phụ lục kèm theo thì được chia<br />
thành ba chương như sau:<br />
CHƯƠNG 1<br />
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG<br />
BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH<br />
1.1. HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH<br />
NHIỆP Ở VIỆT NAM.<br />
1.1.1. Những vấn đề chung về hệ thống báo cáo tài chính.<br />
1.2.1.1. Khái niệm<br />
Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản,<br />
các khoản nợ, nguồn hình thành tài sản, tình hình tài chính cũng như kết quả<br />
kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.<br />
1.2.1.2. Vai trò của báo cáo tài chính doanh nghiệp<br />
Là nguồn thông tin quan trọng đối với việc quản trị doanh nghiệp và<br />
những đối tượng bên ngoài doanh nghiệp.<br />
Cung cấp thông tin về thực trạng tài chính doanh nghiệp.<br />
1.2.1.3. Mục đích của báo cáo tài chính doanh nghiệp<br />
- Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát tình hình biến động về tài<br />
sản, công nợ và nguồn vốn chủ sở hữu, tình hình kết quả hoạt động sản xuất<br />
kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.<br />
- Cung cấp các thông tin kinh tế tài chính chủ yếu cho việc đánh giá kết<br />
quả hoạt động và thực trạng tài chính của doanh nghiệp làm cơ sở để đưa ra<br />
các quyết định kinh tế trong tương lai.<br />
<br />
ii<br />
<br />
1.2.2. Nguyên tắc lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp<br />
- Nguyên tắc “Hoạt động liên tục”: Nguyên tắc hoạt động liên tục cho<br />
biết doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh<br />
bình thường trong tương lai gần.<br />
- Nguyên tắc “Cơ sở kế toán dồn tích”: Nguyên tắc này đòi hỏi, báo cáo<br />
tài chính của doanh nghiệp phải được lập theo cơ sở kế toán dồn tích, ngoại trừ<br />
các thông tin liên quan đến các luồng tiền.<br />
- Nguyên tắc “Nhất quán”: Nguyên tắc nhất quán yêu cầu việc trình<br />
bày và phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính phải nhất quán từ<br />
niên độ kế toán này sang niên độ khác<br />
- Nguyên tắc “Trọng yếu”: Nguyên tắc trọng yếu cho thấy, một thông<br />
tin được coi là trọng yếu nếu không trình bày hoặc trình bày thiếu chính xác<br />
của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính.<br />
- Nguyên tắc “Bù trừ”: Nguyên tắc bù trừ chỉ rõ: các khoản mục tài sản<br />
và nợ phải trả trình bày trên báo cáo tài chính không được bù trừ<br />
- Nguyên tắc “So sánh”: Nguyên tắc so sánh đòi hỏi các thông tin phản<br />
ánh trong báo cáo tài chính kỳ này phải đảm bảo so sánh được với thông tin<br />
phản ánh trong báo cáo tài chính của kỳ trước.<br />
1.2.3. Hệ thống báo cáo tài chính<br />
Theo Quyết định 15/2006/QĐ - BTC, hệ thống báo cáo tài chính nếu<br />
xét về niên độ lập bao gồm báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính tài<br />
chính giữa niên độ.<br />
Báo cáo tài chính năm: gồm 4 mẫu biểu báo cáo:<br />
- Bảng cân đối kế toán<br />
Mẫu số B01 - DN<br />
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh<br />
Mẫu số B02 - DN<br />
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ<br />
Mẫu số B03 - DN<br />
- Thuyết minh báo cáo tài chính<br />
Mẫu số B09 - DN<br />
Báo cáo tài chính giữa niên độ: gồm báo cáo tài chính giữa niên<br />
độ dạng đầy đủ và báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược:<br />
1.2.3.1. Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01 - DN)<br />
a, Khái niệm và ý nghĩa của bảng cân đối kế toán<br />
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh một cách<br />
tổng quát toàn bộ tài sản hiện có của đơn vị tại một thời điểm nhất định.<br />
<br />
iii<br />
<br />
b, Nguồn số liệu để lập bảng cân đối kế toán<br />
Khi lập bảng cân đối kế toán, nguồn số liệu được lấy từ:<br />
- Bảng cân đối kế toán ngày 31/12 năm trước<br />
- Sổ kế toán tổng hợp và chi tiết (sổ cái và sổ chi tiết) các tài khoản có<br />
số dư cuối kỳ phản ánh tài sản, công nợ và nguồn vốn chủ sở hữu của doanh<br />
nghiệp.<br />
c, Kết cấu của Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN)<br />
Bảng cân đối kế toán được chia làm hai phần là phần “ Tài sản” và<br />
phần “ Nguồn vốn”<br />
Tính chất cơ bản của Bảng cân đối kế toán được thể hiện sự cân đối<br />
như sau:<br />
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn<br />
1.2.3.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02 - DN)<br />
a, Khái niệm và ý nghĩa<br />
Báo cáo kết quả kinh doanh là một báo cáo tài chính kế toán tổng hợp<br />
phản ánh tổng quát doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế<br />
toán.<br />
b, Nguồn số liệu để lập Báo cáo kết quả kinh doanh.<br />
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được lập dựa<br />
trên nguồn số liệu sau:<br />
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước<br />
- Sổ kế toán trong kỳ của các tài khoản từ loại 5 đến loại 9<br />
c, Nguyên tắc lập BCKQKD<br />
Việc lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải tuân<br />
thủ 6 nguyên tắc được quy định tại chuẩn mực số 21 - Trình bày báo cáo tài<br />
chính là: Hoạt động liên tục, cơ sở dồn tích, nhất quán, trọng yếu và tập hợp,<br />
bù trừ, có thể so sánh.<br />
1.2.3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 – DN)<br />
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh việc<br />
hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.<br />
Việc lập và trình bày báo cáo Lưu chuyển tiền tên phải tuân thủ chuẩn<br />
mực kế toán Việt Nam số 24.<br />
<br />
iv<br />
<br />
1.2.3.4. Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09 - DN)<br />
Bản thuyết minh báo cáo tài chính là một báo cáo kế toán tài chính tổng<br />
quát nhằm mục đích giải trình và bổ sung, thuyết minh những thông tin về<br />
tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp<br />
trong kỳ báo cáo, mà chưa được trình bày đầy đủ, chi tiết hết trong các báo<br />
cáo tài chính khác.<br />
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI<br />
CHÍNH DOANH NGHIỆP<br />
1.2.1. Khái nhiệm về phân tích báo cáo tài chính.<br />
Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so<br />
sánh số liệu về tài chính hiện hành với quá khứ.<br />
1.2.2. Mục đích và ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính.<br />
Mục đích của phân tích báo cáo tài chính là giúp người sử dụng thông<br />
tin đánh giá chính xác sức mạnh tài chính và triển vọng của doanh nghiệp.<br />
1.2.3. NỘI DUNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP<br />
<br />
Phân tích báo cáo tài chính bao gồm những nội dung chủ yếu sau:<br />
1.2.3.1. Phân tích báo cáo tài chính để đánh giá khái quát tình hình tài<br />
chính của doanh nghiệp<br />
Đánh giá khái quát tình hình tài chính là việc nhận định sơ bộ, bước<br />
đầu về tình hình tài chính của doanh nghiệp.<br />
- Hệ số tài trợ: Hệ số tài trợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự đảm bảo<br />
về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp.<br />
- Hệ số tự tài trợ: là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư nguồn vốn chủ sở<br />
hữu vào tài sản dài hạn của doanh nghiệp<br />
- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (hiện hành): là một chỉ tiêu tổng<br />
quát phản ánh khả năng chi trả nợ của một doanh nghiệp, nó cho biết doanh<br />
nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản để đảm bảo cho một đồng nợ phải trả.<br />
- Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn(hiện thời): là thước đo khả<br />
năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp với tổng số tài sản<br />
ngắn hiện có.<br />
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh (tức thời): là chỉ tiêu được dùng để<br />
đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng<br />
tiền, các khoản tương đương tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.<br />
<br />
v<br />
<br />
- Tỷ suất đầu tư: Tỷ suất đầu tư là chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng của tài sản dài<br />
hạn chiếm trong tổng số tài sản, nó phản ánh cấu trúc tài sản của doanh nghiệp.<br />
- Hệ số lợi nhuận so với nguồn vốn chủ sở hữu: (suất sinh lời của<br />
nguồn vốn chủ sở hữu): Có thể nói, hệ số lợi nhuận so với nguồn vốn chủ sở<br />
hữu là chỉ tiêu phản ánh khái quát nhất hiệu quả sử dụng vốn của doanh<br />
nghiệp. Nó cho biết một đơn vị nguồn vốn chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh<br />
thì đem lại mấy đơn vị lợi nhuận.<br />
1.2.3.2. Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp<br />
Cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp không những phản ánh thực<br />
trạng tài chính của doanh nghiệp mà còn phản ánh mối quan hệ giữa tình hình<br />
huy động vốn với tình hình sử dụng vốn.<br />
- Phân tích cơ cấu tài sản là việc xem xét tỷ trọng của từng loại tài sản<br />
chiếm trong tổng tài sản và thông qua đó có thể đánh giá được việc bố trí,<br />
phân bố vốn, trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp có hợp lý hay không.<br />
- Phân tích cơ cấu nguồn vốn là việc xem xét tỷ trọng từng loại nguồn<br />
vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn cũng như xem xu hướng biến động của<br />
từng nguồn vốn qua các thời kỳ.<br />
Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn<br />
- Hệ số nợ so với tài sản: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tài trợ tài sản<br />
của doanh nghiệp bằng các khoản nợ.<br />
- Hệ số tài sản so với nguồn vốn chủ sở hữu: Hệ số tài sản so với<br />
nguồn vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư tài sản của doanh<br />
nghiệp bằng nguồn vốn chủ sở hữu.<br />
- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: Chỉ tiêu này được tính bằng<br />
cách so sánh tổng số tài sản hiện có so với tổng số nợ phải trả, phản ánh khả<br />
năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp trong thời kỳ báo cáo.<br />
1.2.3.3. Phân tích báo cáo tài chính để xem xét tình hình dảm bảo nguồn<br />
vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh<br />
- Nguồn tài trợ thường xuyên: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp được sử<br />
dụng thường xuyên, lâu dài vào hoạt động kinh doanh.<br />
- Nguồn tài trợ tạm thời: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp tạm thời sử<br />
dụng vào hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian ngắn.<br />
Hệ số tài trợ thường xuyên: Hệ số tài trợ thường xuyên cho biết: So với<br />
<br />