i<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1.Tính cấp thiết của đề tài.<br />
Ở Việt Nam hiện nay lĩnh vực xây dựng vẫn đang là vấn đề được Nhà nước<br />
đặc biệt quan tâm và đây là một ngành kinh tế nóng. Các công trình xây dựng hiện<br />
nay bao gồm: các công trình về cầu, đường sá, nhà cửa, chung cư cao tầng, toà nhà<br />
cao ốc, các công trình thuỷ điện,…Các chủ đầu tư, nhà thầu không chỉ đơn thuần là<br />
nhận được hợp đồng thi công một công trình nào đó mà còn phải biết quản lý và sử<br />
dụng nguồn vốn làm sao có hiệu quả nhất và hoàn thành đúng tiến độ của công trình.<br />
Tình hình tài chính ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của một<br />
doanh nghiệp. Vì vậy để phản ánh đúng thực trạng tình hình tài chính của doanh<br />
nghiệp đòi hỏi các nhà quản lý phải sử dụng công cụ phân tích tài chính để phân tích<br />
và nắm rõ tình hình tài chính của đơn vị mình hiện nay như thế nào, tốt hay xấu.<br />
Trên cơ sở đó để đưa ra các quyết định kịp thời. Thực tế hiện nay hầu hết các doanh<br />
nghiệp còn yếu kém về việc quản lý tài chính, các công cụ quản lý còn chưa đồng<br />
bộ, còn lỏng lẻo dẫn đến thất thoát về tài chính và làm cho kinh doanh đạt hiệu quả<br />
chưa cao. Chính vì vậy các nhà quản trị đang rất quan tâm đến công cụ quản lý tài<br />
chính bằng việc phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp nhằm xác định được<br />
mặt mạnh và các nguyên nhân gây ra các rủi ro tài chính. Từ đó có thể đưa ra các<br />
giải pháp để tình hình tài chính được tốt hơn.<br />
Tổng công ty Sông Đà hiện nay là một trong những đơn vị thi công các công<br />
trình về thủy điện mạnh nhất, uy tín nhất ở Việt Nam. Công ty Cổ phần Sông Đà 9 là<br />
đơn vị thành viên thuộc Tổng Công ty Sông Đà hiện nay. Năng lực tài chính và thi<br />
công của Công ty CP SĐ 9 cũng được ảnh hưởng thương hiệu đó của Tổng. Công ty<br />
CP SĐ 9 chính thức được thành lập vào năm 1993, ban đầu hoạt động theo mô hình<br />
là công ty thành viên của TCT Sông Đà và chuyển đổi thành công ty cổ phần từ năm<br />
2005 với số vốn điều lệ hiện nay là 150 tỷ đồng. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của<br />
Công ty là xây dựng các Công trình thủy điện và hạ tầng giao thông. Công ty CP SĐ<br />
<br />
ii<br />
<br />
9 được chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán Hà nội vào tháng 12/2006, mã<br />
chứng khoán của công ty là SD9.<br />
Tuy là một công ty có năng lực tiềm tàng về mặt tài chính cũng như năng lực<br />
về thi công công trình, về xe máy thiết bị thi công nhưng thực trạng quản lý tài chính<br />
của công ty vẫn còn yếu kém, tình hình tài chính vẫn còn nhiều bất cập. Qua khảo sát<br />
thực tế tại Công ty CP SĐ 9 cho thấy công tác phân tích tình hình tài chính vẫn còn<br />
sơ sài, chưa sát thực tế. Do đó kết quả phân tích chưa phản ánh đúng tình hình tài<br />
chính tại công ty. Hơn nữa Công ty CP SĐ 9 hiện nay đã có cổ phiếu niêm yết trên<br />
Sàn giao dịch chứng khoán Hà nội, việc công bố các thông tin về tài chính là hết sức<br />
cần thiết và mang tính bắt buộc.<br />
Chính vì vậy việc phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP SĐ 9 là vấn đề<br />
cấp thiết, và được quan tâm thường xuyên liên tục.<br />
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên đây, với sự giúp đỡ tận tình của Thầy<br />
giáo PGS.TS Nguyễn Năng Phúc, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Phân tích tình<br />
hình tài chính tại Công ty Cổ phần Sông Đà 9”<br />
Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm có 03 chương:<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính trong các doanh<br />
nghiệp<br />
Chương 2: Thực trạng phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Sông<br />
Đà 9<br />
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ<br />
phần Sông Đà 9<br />
<br />
iii<br />
<br />
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI<br />
CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP<br />
1.1. KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH<br />
TÀI CHÍNH<br />
1.1.1. Khái niệm về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp<br />
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là một tập hợp các khái niệm,<br />
phương pháp và công cụ cho phép thu thập, xử lý các thông tin kế toán và các thông<br />
tin khác trong quản lý doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và<br />
tiềm lực của doanh nghiệp, giúp cho người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định<br />
tài chính, quyết định quản lý phù hợp.<br />
1.1.2. Mục đích của phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp<br />
Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm các mục đích sau:<br />
- Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích cho các nhà<br />
đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác để họ có thể ra các quyết định về<br />
đầu tư, tín dụng và các quyết định tương tự.<br />
- Phân tích tình hình tài chính cũng nhằm cung cấp thông tin quan trọng nhất cho chủ<br />
doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác đánh giá số<br />
lượng, thời gian và rủi ro của những khoản thu bằng tiền từ cổ tức hoặc tiền lãi.<br />
- Phân tích tình hình tài chính cũng phải cung cấp thông tin về các nguồn lực kinh tế,<br />
vốn chủ sở hữu, vốn vay, các khoản nợ, kết quả của các quá trình, làm biến đổi các<br />
nguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp. Đồng thời qua đó cho biết thêm nghĩa<br />
vụ của doanh nghiệp đối với các nguồn lực này và các tác động của các nghiệp vụ<br />
kinh tế, giúp cho chủ doanh nghiệp dự đoán chính xác quá trình phát triển doanh<br />
nghiệp trong tương lai.<br />
1.1.3. Ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp<br />
Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Do<br />
đó tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tài chính của<br />
doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy<br />
<br />
iv<br />
<br />
hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, phân tích tình<br />
hình tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân chủ doanh nghiệp và các đối<br />
tượng bên ngoài có liên quan đến tài chính của doanh nghiệp.<br />
Đối với nhà quản trị doanh nghiệp:<br />
Các nhà quản trị cần có đầy đủ thông tin nhằm thực hiện cân bằng tài chính, nhằm<br />
đánh giá tình hình tài chính đã qua để tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời,<br />
khả năng thanh toán, trả nợ, rủi ro tài chính của quyết định đầu tư, tài trợ, phân tích<br />
lợi tức cổ phần. Từ đó tìm cách để doanh nghiệp có lãi nhằm thực hiện nhiều mục<br />
tiêu như tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tối thiểu chi phí,…<br />
Đối với các nhà đầu tư:<br />
-<br />
<br />
Họ quan tâm đến khả năng hòa vốn.<br />
<br />
-<br />
<br />
Mức sinh lãi và khả năng thanh toán vốn và rủi ro tài chính<br />
<br />
Đối với các nhà cho vay:<br />
-<br />
<br />
Họ quan tâm đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp<br />
<br />
-<br />
<br />
Họ quan tâm đến số lượng tiền và tổng tài sản có thể quy ra bằng tiền để so<br />
sánh và biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp<br />
<br />
Đối với cơ quan nhà nước và người làm công:<br />
Việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ đánh giá được năng lực lãnh đạo<br />
của Ban giám đốc, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư bổ sung vốn cho các doanh<br />
nghiệp nhà nước nữa hay không<br />
1.2 NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH<br />
Để đánh giá và dự đoán tài chính, phân tích tài chính cần thực hiện bốn nội<br />
dung cơ bản sau:<br />
1.2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp<br />
Để phân tích đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp, ta sử<br />
dụng số liệu trên báo cáo tài chính riêng hoặc báo cáo tài chính hợp nhất bao<br />
gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển<br />
tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính và các tài liệu kế toán khác. Mục đích<br />
của việc phân tích, đánh giá nhằm cung cấp các thông tin cho các đối tượng về<br />
<br />
v<br />
<br />
tính chủ động tài chính, tình hình thanh toán, hướng phát triển của doanh<br />
nghiệp. Từ đó có thể nhận xét khái quát về hoạt động tài chính của doanh nghiệp<br />
là tốt hay xấu để đưa ra các quyết định xử lý phù hợp.<br />
- Để thực hiện phân tích, ta lập bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt<br />
động kinh doanh ở dạng có thể so sánh được.<br />
1.2.2 Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt<br />
động kinh doanh<br />
1.2.2.1 Phân tích cấu trúc tài chính.<br />
Cấu trúc tài chính phản ánh cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn hình thành nên<br />
tài sản của doanh nghiệp. Phân tích cấu trúc tài chính là việc phân tích khái quát tình<br />
hình huy động, sử dụng vốn và mối quan hệ giữa tình hình huy động với tình hình sử<br />
dụng vốn của doanh nghiệp. Qua đó giúp nhà quản lý nắm được tình hình phân bổ<br />
tài sản và nguồn tài trợ tài sản, biết được nguyên nhân cũng như các dấu hiệu ảnh<br />
hưởng đến cân bằng tài chính. Phân tích cấu trúc tài chính được tiếp cận với 3 chỉ<br />
tiêu sau:<br />
* Phân tích cơ cấu tài sản<br />
Việc phân tích cơ cấu tài sản được xem xét sự biến động của từng loại tài sản,<br />
số tổng cộng về tài sản giữa cuối kỳ và đầu kỳ về cả số tuyệt đối và số tương đối<br />
nhằm xác định sự biến động về quy mô tài sản của doanh nghiệp qua các thời<br />
* Phân tích cơ cấu nguồn vốn<br />
Phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng tương tự phân tích cơ cấu tài sản.<br />
* Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn<br />
- Hệ số nợ so với tài sản: là chỉ tiêu phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp<br />
bằng các khoản nợ. Hệ số này càng cao càng không tốt<br />
- Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu: là chỉ tiêu phản ánh mức đầu tư tài sản của<br />
doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu. Trị số của chỉ tiêu này càng gần 1 thì chứng tỏ<br />
mức độ độc lập về mặt tài chính càng tăng vì hầu hết tài sản của doanh nghiệp được<br />
đầu tư bằng VCSH và ngược lại càng lớn hơn 1 thì mức độ độc lập về mặt tài chính<br />
của doanh nghiệp thấp<br />
<br />