intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Phát trển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

85
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của luận văn được kết cấu theo 4 chương: Chương 1 - Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Chương 2 - Lý luận chung về dịch vụ ngân hàng điện tử và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Chương 3 - Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Chương 4 - Một số giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Phát trển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

TÓM TẮT LUẬN VĂN<br /> Trong những năm gần đây, dưới áp lực cạnh tranh ngày càng tăng do việc<br /> áp dụng lộ trình nới lỏng các quy định đối với các tổ chức tài chính nước ngoài,<br /> khả năng mở rộng dịch vụ ngân hàng và cùng với sự phát triển như vũ bão của<br /> khoa học công nghệ mà đặc biệt là ngành công nghệ thông tin đã tác động mạnh<br /> đến xu hướng phát triển của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Các Ngân hàng<br /> thương mại Việt Nam đã quan tâm đẩy mạnh hiện đại hóa, ứng dụng những tiến<br /> bộ của khoa học công nghệ vào khai thác thị trường như nâng cấp, phát triển các<br /> loại hình dịch vụ mới, đa tiện ích và đã được xã hội chấp nhận, trong đó phải kể<br /> đến việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử với các sản phẩm như thẻ ATM,<br /> internet banking, mobile banking...<br /> Phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử là xu hướng tất yếu, mang tính<br /> khách quan trong nền kinh tế hiện đại, trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế. Lợi<br /> ích đem lại của dịch vụ ngân hàng điện tử là rất lớn cho khách hàng, ngân hàng và<br /> cho nền kinh tế, nhờ tính tiện ích, tiện lợi, nhanh chóng, chính xác và bảo mật.<br /> Thực hiện các hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử cho phép các ngân hàng thích<br /> ứng nhanh chóng với những thay đổi của thị trường, điều chỉnh kịp thời phí, lãi<br /> suất, tỷ giá phù hợp với diễn biến của tình hình thị trường, hạn chế rủi ro do biến<br /> động về giá cả của thị trường gây ra, mang lại lợi ích kinh tế cho ngân hàng và<br /> khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ của ngân hàng điện tử. Đây là lợi ích vượt<br /> trội của ngân hàng điện tử so với ngân hàng truyền thống.<br /> Không nằm ngoài xu thế đó, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt<br /> Nam (BIDV) cũng đang tích cực tăng cường phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân<br /> hàng điện tử. Những năm vừa qua Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt<br /> Nam đã đạt được những thành công nhất định, mở rộng mạng lưới, phát triển thị<br /> phần và nâng cao khả năng cạnh tranh. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử không<br /> những giúp nâng cao năng lực cạnh tranh mà còn góp phần tăng hiệu quả kinh<br /> doanh, mang lại lợi ích cho khách hàng, cho ngân hàng cũng như lợi ích cho toàn<br /> <br /> bộ nền kinh tế. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trong giai đoạn tới là hết sức<br /> cần thiết để BIDV đạt được mục tiêu là ngân hàng dẫn đầu Việt Nam. Tuy nhiên<br /> trong quá trình triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử của BIDV còn tương đối<br /> muộn so với các ngân hàng thương mại cổ phần khác và còn có một số những hạn<br /> chế, vướng mắc nhất định. Thực trạng việc đầu tư phát triển dịch vụ ngân hàng<br /> điện tử ở BIDV như thế nào, có những khó khăn và hạn chế ra sao, làm thế nào để<br /> khắc phục nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử?<br /> Xuất phát từ lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Phát trển dịch vụ ngân<br /> hàng điện tử tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt<br /> Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ.<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục từ<br /> viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung của luận văn được kết<br /> cấu theo 4 chương:<br /> Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.<br /> Chương 2: Lý luận chung về dịch vụ ngân hàng điện tử và phát triển dịch<br /> vụ ngân hàng điện tử.<br /> Chương 3: Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng<br /> TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.<br /> Chương 4: Một số giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân<br /> hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.<br /> <br /> CHƯƠNG 1<br /> TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU<br /> LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI<br /> Trong mục này tác giả đề cập tới một số công trình nghiên cứu có liên quan<br /> đến đề tài thông qua các luận văn thạc sĩ; các sách tham khảo, bài báo; các đề tài<br /> khoa học…<br /> Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều hệ thống lại cơ sở lý thuyết của<br /> dịch vụ ngân hàng điện tử và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, phân tích thực<br /> trạng và sau đó đưa ra giải pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Tuy<br /> nhiên mỗi nghiên cứu đều có phạm vi và phương pháp nghiên cứu riêng, mục tiêu<br /> cũng như cách giải quyết vấn đề riêng.<br /> Thông qua việc tìm hiểu, phân tích các công trình nghiên cứu đã có và bằng<br /> thực tế nghiên cứu của bản thân trên cơ sở tiếp thu kiến thức được hướng dẫn, tác<br /> giả đã nghiên cứu và trình bày luận văn thạc sĩ về đề tài “Phát triển dịch vụ ngân<br /> hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam”. Tác giả khẳng<br /> định đề tài luận văn của mình chưa trùng lặp với bất cứ công trình nghiên cứu nào.<br /> Trên cơ sở các nghiên cứu sẵn có, trong luận văn của tác giả sẽ bao gồm những<br /> nội dung như sau:<br /> - Ngoài việc tiếp tục hệ thống lại cơ sở lý thuyết, luận văn sẽ tiếp tục đi sâu<br /> nghiên cứu những vấn đề về dịch vụ ngân hàng điện tử và phát triển dịch vụ ngân<br /> hàng điện tử tại ngân hàng thương mại.<br /> - Phân tích chi tiết thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân<br /> hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2007-2011, tổng kết những<br /> kết quả đạt được và những hạn chế cũng như nguyên nhân của các hạn chế đó.<br /> <br /> - Đề xuất các biện pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân<br /> hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cho những năm tiếp theo.<br /> <br /> CHƯƠNG 2<br /> LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ<br /> VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ<br /> 2.1. Khái quát về dịch vụ ngân hàng điện tử<br /> Trong phần này tác giả đưa ra lý luận chung về dịch vụ ngân hàng điện tử<br /> gồm khái niệm, vai trò dịch vụ ngân hàng điện tử và phân loại dịch vụ ngân hàng<br /> điện tử.<br /> Khái niệm: Dịch vụ ngân hàng điện tử (Electronic Banking, viết tắt là Ebanking) theo nghĩa trực quan đó là một loại dịch vụ ngân hàng được cung cấp<br /> trực tiếp đến khách hàng thông qua các phương tiện tiện điện tử. Dịch vụ ngân<br /> hàng điện tử có thể diễn đạt một cách tổng quát là các dịch vụ ngân hàng thông<br /> qua các phương tiện điện tử cho phép khách hàng có thể thực hiện các giao dịch<br /> một các tự động dựa trên quá trình xử lý và chuyển giao dữ liệu số hóa mà không<br /> cần phải đến ngân hàng.<br /> Vai trò của dịch vụ ngân hàng điện tử ngày càng được khẳng định. Nó tác<br /> động đến các ngân hàng, thúc đẩy các ngân hàng tìm ra các giải pháp nâng cao cả<br /> về số lượng và chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng nhằm tạo ra lợi thế cạnh<br /> tranh để tăng uy tín cũng như phát triển thương hiệu cho ngân hàng. Dịch vụ ngân<br /> hàng điện tử góp phần đẩy nhanh luân chuyển vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn nhờ<br /> đó tăng hiệu quả kinh doanh.<br /> Dịch vụ ngân hàng điện tử bao gồm các loại chính là: Các sản phẩm thẻ,<br /> dịch vụ giao dịch tự động qua máy ATM, Thanh toán tại các điểm bán hàng<br /> (EFTPOS); Ngân hàng qua mạng Internet (Internet Banking), Ngân hàng tại nhà<br /> <br /> (Home Banking), Ngân hàng qua mạng di động (Mobile Banking và SMS<br /> Banking) và Ngân hàng qua điện thoại (Phone Banking và Call Center).<br /> <br /> 2.2. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương<br /> mại<br /> Mục này trình bày về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng<br /> thương mại và các tiêu chi đánh giá sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Luận<br /> văn trình bày tiêu chí phát triển chia làm 2 nhóm tiêu chí: sự phát triển về quy mô<br /> và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử.<br /> Các tiêu chí đánh giá sự phát triển về mặt quy mô gồm 5 tiêu chí: Số lượng<br /> các loại hình dịch vụ, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ, thị phần, doanh số<br /> giao dịch và thu nhập từ dịch vụ ngân hàng điện tử.<br /> Các tiêu chí đánh giá nâng cao chất lượng dịch vu: tính tiện ích, tính an<br /> toàn và bảo mật thông tin, giảm chí phí.<br /> Đây là các tiêu chí cơ bản mà luận văn vận dụng vào thực tế đánh giá sự<br /> phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở Chương 3.<br /> <br /> 2.3. Lợi ích của phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử<br /> Đối với các ngân hàng thương mại: Đó là việc đa dạng hóa sản phẩm dịch<br /> vụ ngân hàng, tiết kiệm chi phí tăng hiệu quả kinh doanh và góp phần nâng cao<br /> thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh từ đó thu hút được nhiều khách hàng, tăng<br /> thu nhập.<br /> Đối với khách hàng: Khách hàng được cung cấp dịch vụ nhanh chóng,<br /> thuận tiện và tiết kiệm chi phí.<br /> Đối với nền kinh tế: Dịch vụ ngân hàng điện tử giúp cơ quan quản lý có<br /> thông tin đầy đủ, nhanh chóng, chính xác để đưa ra quyết định phù hợp. Dịch vụ<br /> này còn giúp cho hoạt động thanh tra, giám sát chặt chẽ hơn, đảm bảo an toàn hệ<br /> thống. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử cũng là xu hướng phát triển chung của<br /> các nền kinh tế.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2