TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN<br />
----------------<br />
<br />
HOÀNG NGỌC MINH PHƢƠNG<br />
<br />
PHÁT TRIỂN KINH DOANH THEO MÔ HÌNH HỢP<br />
TÁC XÃ TRONG LĨNH VỰC THƢƠNG MẠI TRÊN<br />
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THANH HÓA<br />
<br />
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH THƢƠNG MẠI<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ<br />
<br />
HÀ NỘI – 2013<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ<br />
Hợp tác xã đã và đang tồn tại phổ biến, đóng vai trò tích cực cho sự phát triển kinh<br />
tế xã hội của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, hợp tác xã đã<br />
và đang là một trong những thành phần kinh tế trụ cột trong phát triển đất nước và trong<br />
việc cải cách kinh tế nông thôn. Hiện nay, ước tính có khoảng 19.500 hợp tác xã, đóng<br />
góp khoảng 5% GDP năm 2011 và tạo hàng trăm nghìn việc làm.<br />
Hợp tác xã góp phần vào xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm, thúc đẩy sự liên kết<br />
và gắn kết xã hội, động lực phát triển địa phương kể cả các cộng đồng ở nông thôn, tạo cơ<br />
hội và nâng cao vị thế cho người nghèo và những người yếu thế trong xã hội như phụ nữ và<br />
thanh niên. Hợp tác xã cũng góp phần vào tăng trưởng và ngăn chặn sự bất bình đẳng và<br />
không công bằng giữa các thành phần kinh tế - xã hội. Hợp tác xã khuyến khích sự tham<br />
gia và tạo tiếng nói cho các thành viên của mình.<br />
Tuy nhiên, thời gian qua cũng cho thấy khu vực này vẫn còn nhiều hạn chế:<br />
Trình độ quản lý kinh tế thấp, các cơ sở kinh tế hợp tác, hợp tác xã phần lớn có quy mô<br />
nhỏ, năng lực nội tại cả về mặt vốn liếng, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ sản xuất,<br />
nguồn nhân lực yếu, hiệu quả kinh doanh thấp, chất lượng sản phẩm kém sức cạnh tranh.<br />
Dù có nhiều đóng góp tích cực cho kinh tế xã hội, nhưng mô hình Hợp tác xã vẫn chưa<br />
thực sự phát triển đúng với tầm vóc và tiềm năng của mình. từ đó đặt ra yêu cầu cần có<br />
hướng đi đúng đắn cho mô hình kinh tề này. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó tôi đã<br />
chọn đề tài: ‘Phát triển kinh doanh theo mô hình hợp tác xã trong lĩnh vực thƣơng<br />
mại trên địa bàn thành phố Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.<br />
Mục đích của tôi khi nghiên cứ đề tài này là:<br />
- Đánh giá được mức độ phát triển kinh doanh theo mô hình hợp tác xã trong lĩnh<br />
vực thương mại trên địa bàn thành phố Thanh Hóa từ đó có phương hướng đẩy mạnh<br />
phát triển mô hình này.<br />
- Hệ thống hóa lý luận cơ bản về phát triển kinh doanh theo mô hình hợp tác xã<br />
- Nghiên cứu, phân tích thực tiễn phát triển kinh doanh theo mô hình HTX nói chung<br />
và trong lĩnh vực thương mại nói riêng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.<br />
- Đưa ra hướng phát triển kinh doanh và biện pháp phát triển kinh doanh theo mô<br />
<br />
hình hợp tác xã trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.<br />
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu như trên tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên<br />
cứu sau:<br />
- Phương pháp tổng hợp số liệu, với số liệu cần lấy là kết quả phát triển kinh<br />
doanh định kỳ, báo cáo tài chính từ liên minh hợp tác xã tỉnh Thanh Hóa. Từ đó xác định<br />
được mức độ phát triển kinh doanh của mô hình Hợp tác xã.<br />
- Phương pháp phân tích so sánh. Từ số liệu đã thu thập, biểu đồ hóa số liệu, có<br />
các phân tích, đánh giá các số liệu có được và so sánh qua từng thời kỳ, từng chỉ tiêu với<br />
nhau để có kết luận chân thực nhất.<br />
Nội dung chính của luận văn được kết cấu thành các phần như sau:<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục bảng biểu, danh mục tài liệu tham<br />
khảo, luận văn được trình bày gồm 3 phần:<br />
Chƣơng 1: Một số vấn đề cơ bản về phát triển kinh doanh theo mô hình kinh<br />
tế Hợp tác xã trong lĩnh vực thƣơng mại. Trình bày những lý luận cơ bản về kinh<br />
doanh theo mô hình hợp tác xã trong lĩnh vực thương mại, các điều kiện tác động đến<br />
phát triển kinh doanh theo mô hình Hợp tác xã từ đó đưa ra được nội dung phát triển kinh<br />
doanh theo mô hình HTX trong lĩnh vực thương mại.<br />
Quan điểm của tôi dựa trên luật HTX 2012: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể,<br />
đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp<br />
tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng<br />
nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân<br />
chủ trong quản lý hợp tác xã.” Theo Điều lệ mẫu HTX Thương mại ban hành theo nghị<br />
định số 42 CP của chính phủ ban hành ngày 29/4/1997 có định nghĩa sau: “HTX thương<br />
mại là tổ chức kinh tế của những người lao động có nhu cầu lợi ích chung, tự nguyện<br />
cùng góp vốn, góp sức lập ra theo Luật HTX và Điều lệ mẫu HTX thương mại để kinh<br />
doanh thương mại dịch vụ nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên, phát<br />
triển mạng lưới kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ, góp phần cải thiện điều kiện<br />
kinh tế xã hội của xã viên và của cộng đồng”. Vì vậy, kinh doanh theo mô hình HTX<br />
<br />
trong lĩnh vực thương mại có các đặc điểm sau: Thành viên của HTX góp vốn và trở<br />
thành người đồng sở hữu HTX với mục đích chính là sử du ̣ng dich<br />
̣ vu ̣ c ủa HTX. Quyền<br />
biểu quyết của thành viên là bình đẳng theo nguyên tắc “một thành viên, một phiếu bầu”.<br />
HTX thực hiện những hoạt động kinh doanh, trong đó thành viên là khách hàng chủ yếu<br />
của HTX. Xét dưới góc độ kinh tế, cộng đồng thành viên chính là thị trường chính của<br />
HTX. HTX không có lợi ích riêng, độc lập với lợi ích của các xã viên. Trong mọi hoạt<br />
động, hợp tác xã đều có một mục tiêu đầu tiên và tiên quyết là tạo ra lợi ích cho các xã<br />
viên chứ không phải là lợi ích của chính HTX.<br />
HTX là một tổ chức kinh tế mang tính xã hội, mang tính cộng đồng sâu sắc, có<br />
mục tiêu giúp đỡ lẫn nhau và phát triển cộng đồng, vì lợi ích của các thành viên, trong đó<br />
các thành viên tham gia HTX được bình đẳng, dân chủ trong việc quản lý HTX - mỗi<br />
người một phiếu bầu, cùng có quyền lợi, nghĩa vụ trong phát triển HTX; hoạt động theo<br />
các nguyên tắc HTX. Phát triển kinh doanh theo mô hình HTX trong lĩnh vực thương mại<br />
bao gồm các nội dung:<br />
Thứ nhất, phát triển kinh doanh theo mô hình HTX trong lĩnh vực thương mại theo<br />
chiều rộng đồng nghĩa với việc mở rộng thị trường kinh doanh theo phạm vi địa lý, tăng<br />
quy mô sản xuất và kinh doanh, mở rộng chủng loại sản phẩm bán ra, tăng số lượng<br />
khách hàng hay nói cách khác nó là hình thức phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm về<br />
mặt lượng.<br />
Thứ hai, phát triển kinh doanh theo mô hình HTX trong lĩnh vực thương mại theo<br />
chiều sâu chính là sự nâng cao chất lượng hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Phát triển<br />
theo chiều sâu chủ yếu nhờ đổi mới thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao trình<br />
độ kĩ thuật, cải tiến tổ chức sản xuất và phân công lại lao động, sử dụng hợp lí và có hiệu<br />
quả các nguồn nhân tài, vật lực hiện có.<br />
Việc phát triển kinh doanh theo mô hình Hợp tác xã trong lĩnh vực thương mại<br />
hiện nay chịu tác động của các điều kiện về nhu cầu thị trường; điều kiện về đường lối<br />
chính sách hỗ trợ của Đảng nhà nước; điều kiện về đội ngũ xã viên, lao động trong hợp<br />
tác xã; Điều kiện về vốn kinh doanh của hợp tác xã và điều kiện về tổ chức quản lý hoạt<br />
động của hợp tác xã hiện nay.<br />
<br />
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển kinh doanh theo mô hình hợp tác xã trong<br />
lĩnh vực thƣơng mại trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Trong chương này, ngoài<br />
việc giới thiệu tổng quan về hệ thống hợp tác xã tỉnh Thanh Hóa, tôi còn trình bày về<br />
năng lực kinh doanh cuả các Hợp tác xã và thực trạng các điệu kiện ảnh hưởng tới phát<br />
triển kinh doanh theo mô hình HTX trong lĩnh vực thương mại. Nội dung chính của<br />
chương này là phân tích kết quả phát triển kinh doanh theo mô hình HTX trong lĩnh vực<br />
thương mại trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Bao gồm phân tích kết quả về quy mô<br />
vốn, lao động, doanh thu, lợi nhuận, sản phẩm, công tác thực hiện nghĩa vụ nhà nước của<br />
các HTX hiện đang kinh doanh trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn thành phố Thanh<br />
Hóa.<br />
Qua phân tích thực trạng phát triển kinh doanh theo mô hình HTX trong lĩnh vực<br />
thương mại trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, tôi có một số nhận xét đánh giá như sau:<br />
Những kết quả:<br />
Qua phân tích thực trạng phát triển kinh doanh của mô hình HTX trong lĩnh vực<br />
thương mại như trên có thể khẳng định phát triển kinh doanh theo mô hìnhHTX đã thực<br />
sự chuyển biến theo hướng ổn định và vững chắc hơn, bước đầu có sự phát triển tích cực.<br />
Số lượng HTX với các loại hình hoạt động đa dạng được thành lập mới không ngừng<br />
tăng. Về chất lượng HTX, so với trước khi có Nghị quyết TW5, số HTX khá ngày càng tăng,<br />
chiếm tỷ lệ hơn 50% tổng số HTX. Số HTX yếu kém giảm từ 18% năm 2001 xuống còn<br />
9,2% năm 2011. Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ trong các<br />
HTX đã được nâng lên một bước quan trọng. Đến đầu năm 2012, số cán bộ quản lý HTX<br />
có trình độ đại học tăng 16 lần, số cán bộ chưa qua đào tạo giảm hơn 4 lần so với đầu<br />
năm 2002.<br />
Ở địa bàn thành phố, một số HTX thương mại, liên hiệp HTX thương mại tiếp tục<br />
phát triển các loại hình tổ chức kinh doanh hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi với<br />
phương thức bán hàng văn minh, bước đầu vận hành theo mô hình chuỗi cùng với việc tổ<br />
chức tốt một số dịch vụ sau bán hàng nên đã thu hút được khách hàng với số lượng ngày<br />
càng đông và duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao. Như bệnh viện của HTX Hợp Lực,<br />
<br />