i<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
Nghị định Số 43/2006/ NĐ – CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định<br />
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,<br />
biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập ra đời đã tạo ra nhiều<br />
cơ hội và thách thức đối với các tổ chức sự nghiệp công. Trường cao đẳng<br />
Nông Lâm là một tổ chức sự nghiệp công lập. Với chức năng chính là đào tạo<br />
các kỹ sư thực hành trong lĩnh vực Nông Lâm nghiệp cũng đang phải đối mặt<br />
với vấn đề trên. Do vậy, việc quản lý, tổ chức hoạt động của Nhà trường thế<br />
nào để đạt được mục tiêu đặt ra là vấn đề cấp thiết.<br />
Việc tổ chức HTKSNB hữu hiệu là yêu cầu không thể thiếu đối với Nhà<br />
trường vì nó giúp cho người quản lý luôn nắm bắt và kiểm soát một cách tốt<br />
nhất hoạt động của đơn vị; hạn chế, ngăn ngừa những sai sót có thể xảy ra<br />
trong quá trình hoạt động và đảm bảo cho hoạt động của đơn vị đạt được mục<br />
tiêu đề ra.<br />
Do vậy, với Đề tài: “Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ tại Trường cao<br />
đẳng Nông Lâm” Luận văn tiến hành nghiên cứu, hệ thống hoá những vấn đề<br />
lý luận HTKSNB, từ đó phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải<br />
pháp nhằm tổ chức HTKSNB tại Trường cao đẳng Nông Lâm.<br />
CHƯƠNG 1<br />
LUẬN VĂN HỆ THỐNG HOÁ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HTKSNB<br />
TRONG CÁC TỔ CHỨC SỰ NGHIỆP CÔNG<br />
<br />
Thứ nhất, trong mối quan hệ với quản lý, kiểm soát không phải là một giai<br />
đoạn hay một khâu của quá trình quản lý mà nó được thực hiện ở tất cả các<br />
giai đoạn của quá trình quản lý. Do đó, kiểm soát là một chức năng của quản<br />
lý, gắn liền với quản lý. Kiểm soát là hoạt động giám sát thực tiễn từ đó cung<br />
cấp thông tin cho nhà quản lý, giúp các nhà quản lý đánh giá tình hình thực tế<br />
để có các quyết định phù hợp và kịp thời đảm bảo tính khả thi của mục tiêu đã<br />
đề ra. Chức năng kiểm tra, kiểm soát trong các đơn vị được thực hiện bởi<br />
<br />
ii<br />
HTKSNB.<br />
Thứ hai, về khái niệm HTKSNB, theo Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế<br />
(Chuẩn mực IAS 400) “HTKSNB là toàn bộ những chính sách và thủ tục<br />
kiểm soát do ban lãnh đạo của đơn vị thiết lập nhằm đảm bảo việc quản lý<br />
chặt chẽ và sự hiệu quả của các hoạt động trong khả năng có thể. Các thủ tục<br />
này đòi hỏi việc tuân thủ các chính sách quản lý, bảo quản tài sản, ngăn ngừa<br />
và phát hiện gian lận hoặc sai sót, tính chính xác và tính đầy đủ của các ghi<br />
chép kế toán; đồng thời đảm bảo lập trong thời gian mong muốn những thông<br />
tin tài chính đáng tin cậy”<br />
Qua đó, HTKSNB được hiểu là toàn bộ các chính sách, các bước kiểm soát<br />
và thủ tục kiểm soát được thiết lập nhằm kiểm soát các hoạt động của đơn vị<br />
trên cơ sở xác định rủi ro có thể xảy ra trong từng khâu công việc để tìm ra<br />
biện pháp ngăn chặn nhằm thực hiện có hiệu quả tất cả các mục tiêu đặt ra<br />
của đơn vị. HTKSNB hướng tới những mục tiêu cơ bản như:<br />
- Tài sản của đơn vị phải được bảo vệ.<br />
- Các thông tin phải đảm bảo độ tin cậy.<br />
- Bảo đảm việc tuân thủ các quy định pháp lý.<br />
- Bảo đảm hiệu năng, hiệu quả trong hoạt động của các đơn vị.<br />
Thứ ba, để thực hiện đầy đủ chức năng kiểm tra, kiểm soát của quản lý<br />
HTKSNB, trong các đơn vị thường bao gồm 4 bộ phận cấu thành cơ bản: môi<br />
trường kiểm soát, hệ thống kế toán, các thủ tục kiểm soát và kiểm toán nội bộ.<br />
Môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ nhân tố bên trong và bên ngoài đơn<br />
vị tác động đến việc thiết kế, hoạt động và xử lý dữ liệu của các loại hình<br />
KSNB như: đặc thù về quản lý, cơ câú tổ chức, chính sách nhân sự, công tác<br />
lập kế hoạch, uỷ ban kiểm soát và các yếu tố bên ngoài.<br />
- Đặc thù về quản lý: đó là nhận thức, quan điểm của người quản lý trong điều<br />
hành các hoạt động của đơn vị. Những quan điểm này ảnh hưởng trực tiếp đến<br />
các chính sách, chế độ cũng như cách thức tổ chức, quy trình kiểm tra, kiểm soát<br />
trong đơn vị.<br />
- Cơ cấu tổ chức: là sự phân chia nhiệm vụ quyền hạn giữa các thành viên<br />
trong đơn vị. Cơ cấu tổ chức hợp lý đảm bảo một hệ thống xuyên suốt từ trên<br />
xuống dưới trong việc ban hành, triển khai cũng như kiểm tra, giám sát việc<br />
<br />
iii<br />
thực hiện các quyết định trong toàn bộ đơn vị, góp phần ngăn ngừa có hiệu<br />
quả các hành vi gian lận và sai sót trong mọi hoạt động của đơn vị.<br />
- Chính sách nhân sự: bao gồm toàn bộ các chính sách chế độ của đơn vị<br />
đối với việc tuyển dụng, đánh giá, đề bạt, khen thưởng và kỷ luật các nhân<br />
viên. Chính sách nhân sự có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường kiểm soát vì<br />
con người đóng vai trò quyết định trong qúa trình quản lý, là chủ thể trực tiếp<br />
thực hiện mọi thủ tục kiểm soát trong hoạt động của đơn vị.<br />
- Công tác kế hoạch: Hệ thống kế hoạch và dự toán bao gồm các kế hoạch<br />
đào tạo, thực hành thực tập, kế hoạch sản xuất, tiêu thụ...đặc biệt là kế hoạch<br />
tài chính gồm những ước tính cân đối tình hình tài chính, kết quả hoạt động<br />
và sự luân chuyển tiền trong tương lai là những nhân tố quan trọng trong môi<br />
trường kiểm soát. Lập kế hoạch là giai đoạn đầu tiên của quản lý giúp cho<br />
đơn vị hoạt động đúng hướng và đạt mục tiêu đặt ra.<br />
- Uỷ ban kiểm soát: bao gồm những người trong bộ máy lãnh đạo cao nhất<br />
của đơn vị nhưng không kiêm nhiệm các chức vụ quản lý và những chuyên<br />
gia am hiểu về lĩnh vực kiểm soát. Uỷ ban kiểm soát thường có nhiệm vụ và<br />
quyền hạn như: Giám sát sự chấp hành pháp luật của đơn vị; Kiểm tra và<br />
giám sát công việc của kiểm toán viên nội bộ...<br />
- Các nhân tố bên ngoài: Bao gồm: sự kiểm soát của các cơ quan chức<br />
năng của Nhà nước, môi trường pháp lý, đường lối phát triển của đất<br />
nước...Mặc dù không thuộc sự kiểm soát của các nhà quản lý nhưng có ảnh<br />
hưởng rất lớn đến thái độ, phong cách điều hành của các nhà quản lý cũng<br />
như sự thiết kế và vận hành các quy chế và các thủ tục kiểm soát nội bộ.<br />
Như vậy, môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ những nhân tố có ảnh<br />
hưởng đến quá trình thiết kế, vận hành và xử lý dữ liệu của HTKSNB của đơn<br />
vị, trong đó nhân tố chủ yếu và quan trọng là nhận thức về hoạt động kiểm<br />
tra, kiểm soát và điều hành hoạt động của các nhà quản lý đơn vị.<br />
Hệ thống kế toán: Là hệ thống thông tin chủ yếu của đơn vị bao gồm hệ<br />
thống chứng từ kế toán, hệ thống sổ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán và hệ<br />
thống bảng tổng hợp, cân đối kế toán. Trong đó, quá trình lập và luân chuyển<br />
chứng từ đóng vai trò quan trọng trong công tác KSNB của đơn vị. Chức năng<br />
<br />
iv<br />
kiểm tra, kiểm soát của hệ thống kế toán trong đơn vị được thể hiện thông qua<br />
3 giai đoạn của quá trình kế toán là: Lập và luân chuyển chứng từ kế toán;<br />
Phản ánh vào sổ kế toán và Lập báo cáo tài chính. Trong HTKSNB, một hệ<br />
thống kế toán hữu hiệu phải bảo đảm các mục tiêu kiểm soát chi tiết về tính<br />
có thực, sự phê chuẩn, tính đầy đủ, sự đánh giá, sự phân loại, tính đúng kỳ,<br />
quá trình chuyển sổ và tổng hợp chính xác. Thông qua việc tính toán, ghi chép<br />
và đôí chiếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hệ thống kế toán không những<br />
cung cấp thông tin cho việc quản lý mà còn có tác dụng kiểm soát nhiều mặt<br />
hoạt động của đơn vị.<br />
Thủ tục kiểm soát là các chính sách và các thủ tục được thiết lập trong<br />
quản lý nhằm đảm bảo các mệnh lệnh quản lý được thực hiện đầy đủ. Để đạt<br />
được các mục tiêu quản lý, các nhà quản lý phải thiết lập và duy trì các chính<br />
sách cũng như các thủ tục kiểm soát trong đơn vị. Chúng được thiết kế tuỳ<br />
thuộc vào đặc thù của từng đơn vị. Tuy nhiên, các thủ tục kiểm soát đều phải<br />
được xây dựng theo các nguyên tắc cơ bản như sau:<br />
- Nguyên tắc phân công, phân nhiệm: có nghĩa quyền hạn và trách nhiệm<br />
cần được phân chia cho nhiều người trong một bộ phận hoặc nhiều bộ phận<br />
khác nhau trong một tổ chức. Vì nhiều người cùng làm một công việc thì sai<br />
sót dễ phát hiện hơn và các gian lận khó xảy ra hơn. Việc phân công, phân<br />
nhiệm còn có tác dụng tạo nên sự chuyên môn hoá, tạo cơ chế kiểm tra, thúc<br />
đẩy lẫn nhau trong công việc và là sự lựa chọn nhân sự phù hợp với từng vị trí<br />
công việc nhằm bảo đảm sử dụng tốt nhất nguồn lực về con người.<br />
- Nguyên tắc bất kiêm nhiệm: Nguyên tắc này đòi hỏi sự tách biệt về<br />
quyền hạn và trách nhiệm đối với một số công việc. Nó xuất phát từ mối quan<br />
hệ đặc biệt giữa các trách nhiệm với sự kiêm nhiệm dễ dẫn đến gian lận khó<br />
phát hiện.<br />
- Nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn: Theo nguyên tắc này, người quản lý<br />
đơn vị không thể giải quyết mọi công việc sự vụ trong đơn vị mà phải uỷ<br />
quyền cho cấp dưới thay mặt mình quyết định một số công việc trong phạm vi<br />
nhất định. Quá trình uỷ quyền được tiếp tục thực hiện đối với các cấp thấp<br />
hơn tạo nên một hệ thống phân chia trách nhiệm và quyền hạn giữa các cấp<br />
<br />
v<br />
song vẫn bảo đảm tính tập trung của đơn vị.<br />
Theo nội dung kiểm soát, HTKSNB gồm hai loại là KSNB về quản lý và<br />
KSNB về kế toán.<br />
Kiểm toán nội bộ là một bộ phận độc lập được thiết lập trong đơn vị tiến<br />
hành công việc kiểm tra và đánh giá các hoạt động phục vụ yêu cầu quản trị<br />
nội bộ đơn vị, cung cấp một sự quan sát, đánh giá thường xuyên về toàn bộ<br />
hoạt động của đơn vị. Đây là một trong những nhân tố cơ bản trong HTKSNB<br />
của đơn vị. Bộ phận kiểm toán nội bộ hữu hiệu sẽ giúp đơn vị có được những<br />
thông tin kịp thời và xác thực về các hoạt động trong đơn vị, chất lượng của<br />
hoạt động kiểm soát nhằm kịp thời điều chỉnh và bổ sung các quy chế kiểm<br />
soát thích hợp và hiệu quả.<br />
Thứ tư, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và các bộ phận cấu thành,<br />
HTKSNB đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của đơn vị với các mục<br />
tiêu như:<br />
- HTKSNB được xây dựng với mục đích bảo vệ tài sản của đơn vị, tránh<br />
thất thoát, hư hỏng, bị lạm dụng, sử dụng sai mục đích. Tài sản của đơn vị bao<br />
gồm tài sản hữu hình và tài sản vô hình.<br />
- HTKSNB đảm bảo việc thực hiện các chế độ pháp lý, bảo đảm sự tuân<br />
thủ các quy định và chế độ pháp lý liên quan, tránh những tổn thất xảy ra cho<br />
đơn vị do vi phạm những quy định đó. Những quy định này có thể thay đổi<br />
theo thời gian và đòi hỏi tính tuân thủ cao. Việc vi phạm các quy định mang<br />
tính pháp lý này dù vô ý hay cố ý cũng sẽ khiến đơn vị phải đối mặt với sự<br />
trừng phạt của pháp luật.<br />
- HTKSNB được các nhà quản lý xây dựng để đảm bảo năng lực của hoạt<br />
động quản lý, giám sát việc thực thi các quyết định, quy định, bảo đảm tính<br />
tuân thủ của các cán bộ công nhân viên chức, các bộ phận trong đơn vị.<br />
- HTKSNB được xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.<br />
Vì những hoạt động kiểm tra, kiểm soát thường xuyên sẽ giúp các nhà quản lý<br />
nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động cũng như những bất hợp lý trong quá<br />
trình thực hiện để có những điều chỉnh kịp thời.<br />
- HTKSNB được xây dựng để đảm bảo độ tin cậy của thông tin kế toán. Vì<br />
<br />