1<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Dệt may được coi là một trong những ngành trọng điểm của nền công nghiệp<br />
Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong đó các DN<br />
may đóng vai trò chủ lực. Theo số liệu từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam, kim ngạch<br />
xuất khẩu năm 2012 đối với hàng dệt may và xơ sợi dệt các loại đạt 17,2 tỷ<br />
USD, tăng 8,5% so với 2011 và mục tiêu đến năm 2015 kim ngạch xuất khẩu đạt<br />
19 tỷ USD thu hút trên 2.500.000 lao động, năm 2020 đạt từ 25-27 tỷ USD. Với<br />
vai trò quan trọng và to lớn của ngành dệt may đối với nền kinh tế của đất nước<br />
như vậy thì việc bảo đảm cho các doanh nghiệp dệt may tăng trưởng và phát triển<br />
bền vững trong hoàn cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động là hết sức cần<br />
thiết, nhất là khi toàn thế giới đang lâm vào cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế<br />
như hiện nay.<br />
Các DN may Việt nam hiện nay vẫn chủ yếu là sản xuất theo quy cách và<br />
thiết kế của khách hàng và trong nhiều trường hợp sử dụng nguyên phụ liệu do<br />
người mua chỉ định. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng doanh thu thực tế từ<br />
các hoạt động này là rất thấp dẫn đến lợi nhuận thấp, thậm chí một số doanh<br />
nghiệp còn có lợi nhuận âm.Bên cạnh đó, từ khi gia nhập WTO, ngành dệt may<br />
đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, phải cạnh tranh ngang bằng với các<br />
cường quốc xuất khẩu lớn như Trung Quốc, Ấn Độ (cạnh tranh về giá cả) và Hàn<br />
Quốc, Nhật Bản (cạnh tranh về mẫu mã, thiết kế). Áp lực cạnh tranh này buộc các<br />
DN may Việt nam phải có chiến lược phát triển, quản lý tốt chi phí giảm giá thành<br />
sản xuất, đầu tư vào máy móc thiết bị nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả<br />
sản xuất kinh doanh. Trong bối cảnh đó, nhu cầu thông tin kế toán quản trị của<br />
nhà quản trị là rất lớn, đặc biệt hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí luôn giữ<br />
vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp, nó<br />
bao gồm việc cung cấp và phân tích thông tin chi phí để ra quyết định đầu tư, cung<br />
cấp thông tin để hỗ trợ cho việc sản xuất các sản phẩm với chi phí thấp, đảm bảo<br />
chất lượng sản phẩm, giao hàng đúng thời gian quy định. Tuy nhiên, hệ thống kế<br />
toán chi phí trong các doanh nghiệp nói chung và trong các doanh nghiệp may nói<br />
riêng mới chỉ tập trung vào việc thiết lập thông tin kế toán tài chính phục vụ cho<br />
việc lập báo cáo tài chính, chưa chú trọng đến việc cung cấp thông tin phục vụ cho<br />
quản trị doanh nghiệp.<br />
Hiện nay, công tác tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí tại các<br />
doanh nghiệp may đang gặp nhiều khó khăn, khả năng phối hợp giữa các bộ<br />
<br />
2<br />
<br />
phận, hệ thống trong doanh nghiệp để tổ chức thu thập đầy đủ dữ liệu đầu vào,<br />
xử lý và cung cấp thông tin chi phí còn nhiều hạn chế. Với hệ thống kế toán<br />
quản trị chi phí như hiện nay, các doanh nghiệp may sẽ khó có thể đứng vững<br />
trong môi trường cạnh tranh khu vực và thế giới. Để tổ chức được hệ thống<br />
thông tin kế toán quản trị chi phí nhằm đáp ứng tốt nhất cho yêu cầu quản trị<br />
doanh nghiệp luôn là công việc phức tạp, đòi hỏi sự nỗ lực từ nhiều phía như: từ<br />
nhu cầu thông tin kế toán quản trị chi phí của các nhà quản trị, việc phối hợp<br />
giữa các bộ phận trong doanh nghiệp đến việc tổ chức bộ máy kế toán và các<br />
phần hành công việc kế toán quản trị chi phí để đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông<br />
tin về chi phí cho quản trị doanh nghiệp của các nhà quản lý các cấp trong<br />
doanh nghiệp.<br />
Do vậy, việc nghiên cứu đặc điểm và nội dung của hệ thống thông tin kế<br />
toán quản trị chi phí trên cơ sở đó tổ chức được hệ thống thông tin này trong<br />
các doanh nghiệp may Việt Nam là việc làm rất cần thiết trong giai đoạn hiện<br />
nay. Xuất phát từ những lý do nêu trên, luận án nghiên cứu đề tài “Tổ chức hệ<br />
thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp may Việt Nam”<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí là một công cụ hữu ích giúp các nhà<br />
quản trị doanh nghiệp kiểm soát chi phí. Mục tiêu nghiên cứu của luận án là nghiên<br />
cứu thực trạng HTTT KTQT chi phí đã được tổ chức ở các doanh nghiệp may Việt<br />
Nam như thế nào? Từ đó đề xuất giải pháp tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản<br />
trị chi phí trong các doanh nghiệp may nhằm khai thác lợi ích của hệ thống thông<br />
tin kế toán quản trị chi phí đối với công tác quản trị doanh nghiệp.<br />
3. Câu hỏi nghiên cứu<br />
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận án, luận án cần phân tích các vấn đề<br />
liên quan đến HTTT KTQT chi phí trong các doanh nghiệp may nhằm trả lời các<br />
câu hỏi sau:<br />
1. Nhu cầu thông tin kế toán quản trị nói chung và thông tin kế toán quản trị<br />
chi phí của nhà quản trị trong doanh nghiệp may Việt Nam và mức độ thỏa mãn của<br />
họ đối với thông tin do kế toán chi phí cung cấp hiện nay như thế nào?<br />
2. Có những nhân tố nào ảnh hưởng tới HTTT KTQT chi phí trong các doanh<br />
nghiệp may?<br />
3. Việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong các doanh<br />
nghiệp may đang thực hiện ở mức độ như thế nào?<br />
4. Từ kết quả đánh giá thực trạng tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị<br />
<br />
3<br />
<br />
chi phí trong các doanh nghiệp may đưa ra những giải pháp nào để có thể tổ chức<br />
hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp may nhằm khai<br />
thác lợi ích của hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí đối với công tác quản trị<br />
doanh nghiệp?<br />
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:<br />
4.1. Đối tượng nghiên cứu:<br />
Luận án nghiên cứu về hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong các<br />
doanh nghiệp may Việt Nam<br />
4.2. Phạm vi nghiên cứu:<br />
Hiện nay, tỷ lệ các DN may có quy mô nhỏ chiếm chưa đến 20% về số<br />
lượng các DN may Việt Nam, và HTTT KTQT chi phí cũng rất khó thực hiện<br />
tại các DN nhỏ do đòi hỏi về khả năng đầu tư tài chính, nguồn nhân lực. Vì vậy,<br />
phạm vi nghiên cứu được thực hiện tại các doanh nghiệp may có quy mô lớn và<br />
quy mô vừa.<br />
5. Những đóng góp của luận án và đề xuất các nghiên cứu tiếp theo<br />
Luận án có đóng góp cả về tính lý luận và tính thực tiễn. Về mặt lý luận,<br />
dựa trên cơ sở lý thuyết về hệ thống thông tin quản trị doanh nghiệp, luận án đã<br />
nghiên cứu đồng bộ cả ba nội dung của hệ thống thông tin kế toán quản trị chi<br />
phí là hệ thống thông tin dự toán chi phí, hệ thống thông tin chi phí thực hiện và<br />
hệ thống thông tin kiểm soát chi phí nhằm đưa ra một mối liên hệ mật thiết về<br />
thông tin trong kiểm soát chi phí đó là thông tin quá khứ, hiện tại và tương lai.<br />
Từ đó có thể khẳng định vai trò của hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí<br />
trong việc ra quyết định của nhà quản trị để trả lời câu hỏi có tồn tại mối quan<br />
hệ giữa HTTT kế toán quản trị chi phí và hiệu quả công tác quản trị doanh<br />
nghiệp hay không? Nghiên cứu được thực hiện trong các DN may Việt Nam<br />
nhưng hoàn toàn có thể áp dụng cho các ngành sản xuất công nghiệp khác như<br />
sản xuất thuốc lá, xi măng, bia,...<br />
Về mặt thực tiễn, luận án đã chỉ ra một vấn đề mà các DN may đang gặp<br />
phải hiện nay là làm thế nào đạt mục tiêu kiểm soát chi phí, hạ giá thành sản<br />
phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh khi hội nhập. Luận án đã góp phần làm<br />
sáng tỏ việc các nhà quản trị DN may cần phải biết cách phân loại tính toán chi<br />
phí kinh doanh một cách chính xác, cần phải có thông tin về chi phí không phải<br />
chỉ ở phạm vi toàn doanh nghiệp mà từng khâu, từng bộ phận, cá nhân tham gia<br />
vào quá trình SXKD để có thể kiểm soát được chi phí. Luận án đã chỉ ra để tổ<br />
chức tốt hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí, các giải pháp cho doanh<br />
<br />
4<br />
<br />
nghiệp may cần có sự đồng bộ, thống nhất xuyên suốt từ các giải pháp về<br />
HTTT dự toán chi phí đến các giải pháp về HTTT kiểm soát chi phí và ra quyết<br />
định kinh doanh. Qua đó đề xuất các giải pháp tổ chức hệ thống thông tin kế<br />
toán quản trị chi phí khá cụ thể để các DN may có thể ứng dụng vào thực tiễn<br />
quản trị chi phí của doanh nghiệp.<br />
6. Kết cấu của luận án<br />
Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu thành 4 chương:<br />
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu<br />
của luận án<br />
Chương 2: Cơ sở lý luận về tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi<br />
phí trong các doanh nghiệp sản xuất<br />
Chương 3: Thực trạng tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí<br />
trong các doanh nghiệp may Việt Nam<br />
Chương 4: Giải pháp tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí<br />
trong các doanh nghiệp may Việt Nam<br />
<br />
5<br />
<br />
CHƢƠNG 1<br />
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN<br />
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài<br />
Luận án đã trình bày các nghiên cứu của các tác giả khác nhau có liên quan<br />
đến tổ chức HTTT kế toán quản trị chi phí. Theo Laudon J.P (2003), HTTT kế<br />
toán được xác định như một tổng thể gồm con người, thiết bị (phần cứng), các<br />
chương trình máy tính (phần mềm), dữ liệu được lưu trữ và các phương án tổ<br />
chức dữ liệu, mạng kết nối và quá trình thiết lập thông tin về tình hình phân bổ<br />
và sử dụng nguồn lực, về tình hình kinh doanh cho người sử dụng. Chang<br />
(2001) khẳng định HTTT kế toán đóng vai trò then chốt trong hiệu quả tổ chức<br />
quản trị doanh nghiệp, đặc biệt trong môi trường cạnh tranh toàn cầu. Nghiên<br />
cứu “Vai trò của thông tin kế toán trong quá trình ra quyết định ở các doanh<br />
nghiệp sản xuất sữa CHLB Đức” của Eva, Heidhues & Chris Patel (2008) cho<br />
rằng sự phát triển của lý thuyết quản trị chi phí, cộng với sự hỗ trợ của công<br />
nghệ thông tin sẽ là công cụ tốt nhất trong công tác quản trị doanh nghiệp.<br />
Nghiên cứu cho rằng các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải được thuyết phục<br />
về tác dụng của HTTT kế toán chi phí trong quá trình ra quyết định. Tuy nhiên,<br />
nghiên cứu chưa làm rõ được mối quan hệ giữa nhu cầu của nhà quản trị doanh<br />
nghiệp với thông tin KTQT chi phí. Vấn đề này cần phải được nghiên cứu sâu<br />
hơn vì đó là nền tảng thiết lập HTTT KTQT chi phí.<br />
Các tác giả Barfield, Raiborn & Kinney (1998) trong tài liệu Cost<br />
Accounting: Traditions and Innovations cho rằng hệ thống thông tin kế toán chi<br />
phí sẽ thiên về việc cung cấp thông tin cho quản trị nội bộ. Kế toán chi phí có<br />
chức năng phân tích về tình hình chi phí và khả năng sinh lời của các dự án, quá<br />
trình hoặc sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Theo đó, hệ thống<br />
thông tin kế toán quản trị chi phí bao gồm 2 bước: Bước 1: thu thập các thông<br />
tin về chi phí thông qua phân loại dựa vào bản chất như chi phí nguyên vật liệu,<br />
chi phí về lao động,... Bước 2: truy nguyên và phân bổ lại chi phí vào một hay<br />
nhiều đối tượng tạo phí như các hoạt động, các phòng ban, khách hàng hay các<br />
sản phẩm. Thông qua 2 bước này nhà quản lý mới có thể có đầy đủ thông tin<br />
nắm bắt được chính xác đối tượng chi phí, biết được cụ thể bộ phận, khâu nào<br />
gây lỗ hoặc không sinh lãi. Tuy vậy, nghiên cứu chưa đề cập đến khía cạnh tổ<br />
chức HTTT KTQT chi phí như cách thức thiết lập cơ sở dữ liệu, các phương<br />
pháp thiết lập thông tin và hệ thống báo cáo cung cấp thông tin KTQT chi phí.<br />
<br />