intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tổ chức kế toán quản trị chi phí tại Công ty may Đức Giang

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

57
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1 - Cơ sở lý luận về tổ chức kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp. Chương 2 - Thực trạng tổ chức kế toán quản trị chi phí tại Công ty may Đức Giang. Chương 3 - Phương hướng hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí tại Công ty may Đức Giang. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tổ chức kế toán quản trị chi phí tại Công ty may Đức Giang

i<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN<br /> Kế toán quản trị nói chung, kế toán quản trị chi phí nói riêng có tầm<br /> quan trọng đặc biệt đối với việc thiết lập hệ thống thông tin một cách chi tiết,<br /> tỷ mỉ và khoa học đối với các nhà quản trị nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp<br /> tồn tại và không ngừng phát triển trong nền kinh tế thị trường mang tính cạnh<br /> tranh ngày càng gay gắt. Khả năng cạnh tranh của các sản phẩm may phụ<br /> thuộc vào rất nhiều yếu tố như giá cả, chất lượng… Chính vì vậy, thông tin về<br /> chi phí trong các doanh nghiệp may mặc đóng vai trò vô cùng quan trọng<br /> trong việc giúp các nhà quản trị kiểm soát chi phí, hạ thấp giá thành sản<br /> phẩm.<br /> Đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về chi phí trong<br /> các doanh nghiệp chính là hệ thống kế toán chi phí. Các doanh nghiệp ở các<br /> nước phát triển trên thế giới đã xây dựng hệ thống kế toán quản trị chi phí<br /> hiện đại, cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản trị nội bộ để trợ giúp họ<br /> trong việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm tra, đánh giá việc<br /> thực hiện kế hoạch.<br /> Qua việc tìm hiểu công tác tổ chức kế toán quản trị chi phí tại Công ty<br /> may Đức Giang, tác giả nhận thấy, tổ chức kế toán quản trị chi phí còn nhiều<br /> bất cập. Xuất phát từ thực trạng trên, tác giả chọn đề tài “Tổ chức kế toán<br /> quản trị chi phí tại Công ty may Đức Giang” làm luận văn tốt nghiệp Thạc<br /> sỹ của mình với mong muốn sẽ đóng góp một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ<br /> chức kế toán quản trị chi phí tại Công ty may Đức Giang.<br /> Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:<br /> Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức kế toán quản trị chi phí trong<br /> doanh nghiệp.<br /> Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán quản trị chi phí tại Công ty may<br /> Đức Giang.<br /> <br /> ii<br /> <br /> Chương 3: Phương hướng hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí<br /> tại Công ty may Đức Giang.<br /> CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ<br /> CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP<br /> 1. 1. Khái niệm, bản chất và nhiệm vụ tổ chức kế toán quản trị chi phí<br /> 1.1.1. Khái niệm tổ chức kế toán quản trị chi phí<br /> Kế toán quản trị chi phí là một bộ phận của hệ thống kế toán quản trị<br /> nhằm cung cấp thông tin về chi phí để mỗi tổ chức thực hiện chức năng quản<br /> trị yếu tố nguồn lực tiêu dùng cho các hoạt động, nhằm xây dựng kế hoạch,<br /> kiểm soát, đánh giá hoạt động và ra các quyết định hợp lý.<br /> Để phục vụ nhu cầu thông tin của các nhà quản trị trong việc đưa ra<br /> quyết định điều hành mọi hoạt động kinh doanh trong các tổ chức hoạt động.<br /> Nội dung kế toán quản trị chi phí có vai trò quan trọng trong hoạt động tổng<br /> thể của doanh nghiêp. Tổ chức kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp<br /> được hiểu đó là sự kết hợp giữa các yếu tố con người, đối tượng lao động,<br /> công cụ lao động nhằm kiểm soát chi phí, tiết kiệm chi phí.<br /> 1.1.2. Bản chất của tổ chức kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp<br /> Xuất phát từ chức năng của kế toán quản trị nói chung và kế toán quản<br /> trị chi phí nói riêng là chức năng hoạch định, chức năng tổ chức thực hiện và<br /> chức năng kiểm tra, đánh giá và ra quyết định; bản chất của tổ chức kế toán<br /> quản trị chi phí không chỉ thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về các nghiệp<br /> vụ kinh tế đã phát sinh mà còn giúp cho các nhà quản trị trong việc ra quyết<br /> định.<br /> Bên cạnh đó, kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị chi phí nói<br /> riêng chỉ cung cấp thông tin trong phạm vi yêu cầu quản lý nội bộ của doanh<br /> nghiệp.<br /> <br /> iii<br /> <br /> Như vậy, bản chất của kế toán quản trị chi phí là một bộ phận của hoạt<br /> động quản lý và nội dung của kế toán quản trị chi phí là quá trình định dạng,<br /> đo lường, ghi chép và cung cấp các thông tin về chi phí trong hoạt động kinh<br /> doanh của một tổ chức.<br /> 1.1.3. Nhiệm vụ tổ chức kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp<br /> Tổ chức kế toán quản trị chi phí cần thực hiện tốt các nhiệm vụ:<br /> - Xây dựng các định mức chi phí tiêu chuẩn, hệ thống dự toán, lập kế<br /> hoạch chi phí phù hợp trong một kỳ xác định.<br /> - Tổ chức, phố hợp thực hiện các khâu công việc trong doanh nghiệp<br /> nhằm đạt được các mục tiêu tối thiểu hoá chi phí.<br /> - Thu thập, xử lý thông tin về tình hình biến động chi phí theo phạm vi<br /> từng bộ phận và toàn doanh nghiệp.<br /> - Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các định mức chi phí, dự toán và kế<br /> hoạch đã xây dựng.<br /> - Phân tích đánh giá thông tin, cung cấp thông tin cho các nhà quản trị<br /> thông qua hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí. Tư vấn cho các<br /> nhà quản trị đưa ra quyết định.<br /> 1.2. Nội dung tổ chức kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp<br /> 1.2.1. Tổ chức thu nhận hệ thống thông tin ban đầu<br /> Tổ chức thu nhận hệ thống thông tin ban đầu thông qua hệ thống chứng<br /> từ. Việc vận dụng các nguyên tắc, phương pháp về lập, luân chuyển, quản lý<br /> và sử dụng chứng từ kế toán quản trị chi phí phải phù hợp với điều kiện cụ thể<br /> của từng doanh nghiệp. Có thể cụ thể hoá và bổ sung các nội dung cần thiết<br /> của từng mẫu chứng từ kế toán đã được quy định, hoặc lập chứng từ riêng để<br /> phục vụ cho việc thu thập thông tin quản trị nội bộ doanh nghiệp. Có thể sử<br /> dụng những chứng từ ban đầu, chứng từ thống kê trong điều hành sản xuất<br /> <br /> iv<br /> <br /> kinh doanh của doanh nghiệp để thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho<br /> quản trị nội bộ doanh nghiệp.<br /> 1.2.2. Tổ chức phân loại chi phí<br /> 1.2.2.1. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động chi phí<br /> Mục đích của việc phân loại chi phí theo chức năng hoạt động chi phí<br /> là xác định rõ vai trò, chức năng hoạt động của chi phí trong quá trình hoạt<br /> động sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp, cung cấp thông tin có hệ thống<br /> cho việc lập báo cáo kế toán theo chức năng hoạt động và xây dựng dự toán<br /> chi phí theo khoản mục và yếu tố.<br /> Theo chức năng hoạt động, chi phí được phân thành: Chi phí trong sản<br /> xuất và chi phí ngoài sản xuất.<br /> 1.2.2.2. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí<br /> Mục đích của cách phân loại chi phí này là cung cấp thông tin phục vụ<br /> cho việc lập kế hoạch, kiểm tra và chủ động điều tiết chi phí cho phù hợp.<br /> Cách phân loại chi phí này có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng các báo<br /> cáo bộ phận và phân tích chi phí – sản lượng – lợi nhuận là một công cụ hữu<br /> hiệu cho nhà quản trị trong việc quản trị bộ phận và đưa ra các quyết định<br /> quản lý.<br /> Theo cách phân loại này, chi phí được phân thành: Biến phí, định phí<br /> và chi phí hỗn hợp.<br /> 1.2.3. Tổ chức lựa chọn phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm<br /> Đối với những doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng, quy trình<br /> công nghệ sản xuất khép kín, để xác định chi phí sản xuất sản phẩm vận dụng<br /> phương pháp xác định chi phí theo công việc. Phương pháp này theo dõi, ghi<br /> chép lại một cách chi tiết thông tin về chi phí của từng sản phẩm riêng biệt<br /> hoặc từng nhóm sản phẩm cùng loại có đặc tính giống nhau và chọn các căn<br /> <br /> v<br /> <br /> cứ để phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng công việc. Đối tượng tập hợp<br /> chi phí theo phương pháp này là đơn đặt hàng hay theo sản phẩm.<br /> 1.2.4. Tổ chức xây dựng hệ thống định mức và dự toán chi phí<br /> 1.2.4.1. Xây dựng định mức chi phí<br /> Định mức chi phí là sự kết tinh các khoản chi phí tiêu hao cho một đơn<br /> vị sản phẩm thông qua sản xuất thử hoặc thí nghiệm. Định mức là thước đo<br /> xác định các khoản chi phí cho một đơn vị sản phẩm cần thiết.<br /> Khi xây dựng định mức chi phí phải tuân theo những phương pháp và<br /> nguyên tắc nhất định.<br /> 1.2.4.2. Xây dựng hệ thống dự toán chi phí<br /> Dự toán chi phí sản xuất là việc dự kiến các chỉ tiêu về chi phí trong<br /> quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở các dự toán chi<br /> phí, doanh nghiệp có thể chủ động trong việc sử dụng các nguồn lực có hạn<br /> và có cơ sở để đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí của mình.<br /> Định kỳ, doanh nghiệp tiến hành lập dự toán tổng quát trong đó có dự<br /> toán chi phí như dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán chi phí<br /> nhân công trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất chung, dự toán chi phí bán hàng<br /> và dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp. Các dự toán này đều được lập trên<br /> cơ sở đáp ứng nhu cầu tiêu thụ và sản xuất trong kỳ.<br /> Để lập dự toán chi phí doanh nghiệp có thể sử dụng hai phương pháp là<br /> dự toán tĩnh và dự toán linh hoạt.<br /> 1.2.5. Tổ chức phân tích mối quan hệ chi phí, sản lượng và lợi nhuận<br /> Nghiên cứu mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận là một biện<br /> pháp hữu ích nhằm hướng dẫn các nhà quản trị doanh nghiệp trong việc lựa<br /> chọn, đề ra quyết định như xác định sản lượng sản phẩm cần sản xuất và tiêu<br /> thụ, lựa chọn dây chuyền sản xuất, định giá sản phẩm, sử dụng tốt nhất những<br /> điều kiện kinh doanh hiện có.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2