LỜI NÓI ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài.<br />
Ở Việt nam, kế toán quản trị mới chỉ được đề cập, ứng dụng trong thời gian<br />
gần đây. Do vậy, việc hiểu để vận dụng có hiệu quả kế toán quản trị ở các doanh<br />
nghiệp có ý nghĩa quan trọng để tăng cường khả năng hội nhập, tạo sự an tâm cho<br />
nhà quản lý trong quá trình ra quyết định, lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động kinh<br />
doanh của doanh nghiệp.<br />
Công ty TNHH Vận tải và Xếp dỡ Hải An là một doanh nghiệp trong ngành<br />
kinh doanh bốc xếp vận chuyển container. Mặt khác Công ty đang trong giai đoạn<br />
đầu hình thành và phát triển nên gặp phải nhiều khó khăn thách thức trong quá trình<br />
hội nhập kinh tế. Để có thể tồn tại và đứng vững trong cuộc cạnh tranh khốc liệt đó,<br />
bắt buộc công ty phải vận dụng kế toán quản trị vào công tác quản lý hoạt động của<br />
mình.<br />
Với lý do này, tôi đã đi đến lựa chọn đề tài: “Tổ chức kế toán quản trị tại<br />
Công ty TNHH Vận tải và Xếp dỡ Hải An”.<br />
<br />
2. Mục đích nghiên cứu.<br />
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về tổ chức kế toán quản trị, luận<br />
văn tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng tổ chức kế toán quản trị tại Công ty<br />
TNHH Vận tải & Xếp dỡ Hải An để đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện tổ<br />
chức kế toán quản trị tại Công ty TNHH Vận tải và Xếp dỡ Hải An<br />
<br />
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.<br />
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận, tình hình thực tế tổ chức hệ<br />
thống kế toán quản trị tại Công ty TNHH Vận tải và Xếp dỡ Hải An<br />
- Phạm vi nghiên cứu đề tài là Công ty TNHH Vận tải & Xếp dỡ Hải An<br />
<br />
4. Phương pháp nghiên cứu.<br />
- Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với tư duy<br />
khoa học lô gíc để nghiên cứu.<br />
<br />
i<br />
<br />
- Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp khảo sát, phân tích, tổng<br />
hợp, đối chiếu, quy nạp, diễn giải để đưa ra những nhận xét, kiến nghị.<br />
<br />
5. Kết cấu của luận văn.<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ, chữ viết<br />
tắt, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương:<br />
Chương 1: Lý luận cơ bản về kế toán quản trị và tổ chức kế toán quản trị<br />
trong doanh nghiệp.<br />
Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán quản trị tại Công ty TNHH Vận tải và<br />
Xếp dỡ Hải An<br />
Chương 3: Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị tại Công ty TNHH Vận tải và<br />
Xếp dỡ Hải An<br />
<br />
6. Những hướng đóng góp của luận văn<br />
- Luận văn phân tích những quan điểm mới để vận dụng công tác kế toán<br />
quản trị và lập báo cáo kế toán quản trị tại Công ty TNHH Vận tải và Xếp dỡ Hải<br />
An.<br />
- Luận văn phân tích bản chất, chức năng cũng như sự cần thiết của việc tổ<br />
chức kế toán quản trị tại Công ty TNHH Vận tải và Xếp dỡ Hải An.<br />
- Chỉ ra nguyên tắc, phương pháp xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị<br />
tại Công ty TNHH Vận tải và Xếp dỡ Hải An.<br />
- Phân tích các giải pháp cần thiết để tổ chức vận dụng kế toán quản trị tại<br />
Công ty TNHH Vận tải và Xếp dỡ Hải An.<br />
<br />
ii<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ<br />
TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP<br />
1.1. Khái niệm, bản chất và vai trò của kế toán quản trị<br />
1.1.1 Khái niệm và bản chất của kế toán quản trị<br />
1.1.1.1 Khái niệm kế toán quản trị<br />
Kế toán quản trị là một môn khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông tinh<br />
định lượng kết hợp với định tính về các hoạt động của một đơn vị cụ thể. Các thông<br />
tin đó giúp các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định liên quan đến việc lập kế<br />
hoạch, tổ chức, kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động của đơn vị.<br />
<br />
1.1.1.2 Bản chất kế toán quản trị<br />
Thông tin kế toán quản trị cung cấp cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra<br />
các quyết định điều hành các hoạt động kinh doanh.<br />
Thông tin kế toán quản trị thường cụ thể và mang tính chất định lượng nhiều<br />
vì gắn với các hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp, được cụ thể hóa<br />
thành các chức năng cơ bản của các nhà quản trị như: xây dựng kế hoạch; tổ chức<br />
thực hiện; phân tích, đánh giá và ra quyết định.<br />
<br />
1.1.2 Vị trí của kế toán quản trị trong hệ thống thông tin kế toán và hệ<br />
thống thông tin quản trị doanh nghiệp<br />
Kế toán quản trị đóng vị trí rất quan trọng trong hệ thống thông tin kế toán<br />
và hệ thống thông tin quản trị doanh nghiệp. Nó là một bộ phận cấu thành lên hệ<br />
thống thông tin kế toán và hệ thống thông tin quản trị doanh nghiệp vì nó đều làm<br />
nhiệm vụ tổ chức hệ thống thông tin kinh tế trong doanh nghiệp.<br />
<br />
1.1.3 Vai trò của kế toán quản trị trong việc cung cấp thông tin phục vụ<br />
quản trị doanh nghiệp<br />
1.1.3.1 Các mục tiêu của tổ chức và công việc của nhà quản lý<br />
- Tối đa hóa lợi nhuận hoặc đạt được mức lợi nhuận mong muốn<br />
- Cực tiểu chi phí<br />
iii<br />
<br />
- Tối đa hóa thị phần hoặc đạt được một mức thị phần nào đó<br />
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, dẫn đầu chất lượng sản phẩm<br />
- Duy trì được sự tồn tại của doanh nghiệp<br />
- Tăng trưởng …<br />
<br />
1.1.3.2 Nhu cầu thông tin kế toán của nhà quản trị<br />
Thông tin kế toán cung cấp về bản chất thường là thông tin kinh tế, tài chính<br />
định lượng và thông tin này giúp cho các nhà quản trị hoàn thành chức năng lập kế<br />
hoạch, tổ chức điều hành, kiểm tra và ra quyết định.<br />
<br />
1.1.4 Sự cần thiết tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp<br />
Để đảm bảo mọi quyết định đưa ra có độ tin cậy cao cần phải dựa vào hệ<br />
thống thông tin kế toán quản trị.<br />
Hệ thống kế toán tài chính của các doanh nghiệp thuộc nền kinh tế thị trường<br />
thường phù hợp với các thông lệ quốc tế, đó là nguyên nhân dẫn đến tính hội nhập<br />
cao, dẫn đến kế toán quản trị phát triển và hoàn toàn độc lập với kế toán tài chính.<br />
<br />
1.2. Nguyên tắc, quy trình và nhiệm vụ tổ chức kế toán quản trị<br />
1.2.1. Nguyên tắc tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp<br />
- Nguyên tắc phù hợp:<br />
- Nguyên tắc hiệu quả<br />
- Nguyên tắc khả thi<br />
<br />
1.2.2. Quy trình tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp<br />
Kế toán trưởng<br />
<br />
Kiểm soát nội bộ<br />
<br />
Quản trị nhà cung cấp<br />
<br />
Quản trị bán hàng<br />
Quản trị công nợ<br />
Quản trị thuế<br />
<br />
Chuyên viên phân tích<br />
<br />
iv<br />
<br />
Quản trị đầu tư<br />
<br />
1.2.3 Nhiệm vụ tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp<br />
- Xây dựng các định mức chi phí chuẩn, hệ thống dự toán ngân sách khoa<br />
học, kế hoạch phù hợp trong một kỳ xác định.<br />
- Thu thập, xử lý thông tin về tình hình biến động của tài sản, nguồn vốn,<br />
doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các quan hệ tài chính khác.<br />
- Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các định mức chi phí, dự toán ngân sách,<br />
kế hoạch đã xây dựng.<br />
- Phân tích đánh giá thông tin, cung cấp cho các nhà quản trị thông qua hệ<br />
thống báo cáo kế toán quản trị. Tư vấn cho các nhà quản trị đưa ra quyết định.<br />
<br />
1.3. Nội dung tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp<br />
1.3.1 Tổ chức xây dựng hệ thống định mức chi phí và lập dự toán<br />
1.3.1.1 Tổ chức xây dựng hệ thống định mức chi phí<br />
Định mức chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền những hao phí<br />
về lao động sống và lao động vật hóa theo tiêu chuẩn để đảm bảo cho việc sản xuất<br />
kinh doanh một đơn vị sản phẩm dịch vụ ở điều kiện nhất định.<br />
Định mức chi phí = ∑ Định mức lượng x Định mức giá.<br />
<br />
1.3.1.2 Lập dự toán chi phí<br />
Dự toán chi phí là tiên lượng chi phí cho một khối lượng công việc của một<br />
đơn vị nội bộ phải thực hiện trong kỳ nào đó.<br />
Khi xác định dự toán chi phí thì người lập dự toán phải xác định được các<br />
khoản chi tiêu có tính chất định phí hay biến phí và tương ứng với từng loại chi phí<br />
đó để xác định chi phí dự toán.<br />
<br />
1.3.2. Tổ chức phân loại chi phí<br />
- Phân loại chi phí theo cách ứng xử của hoạt động gồm: Chi phí biến đổi;<br />
Chi phí cố định và Chi phí hỗn hợp<br />
- Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động gồm chi phí sản xuất và chi phí<br />
ngoài sản xuất.<br />
- Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với lợi nhuận xác định từng<br />
kỳ của doanh nghiệp gồm Chi phí sản phẩm và Chi phí thời kỳ<br />
<br />
v<br />
<br />