intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: Hân Hân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

91
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá. Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá thành phố Đà Nẵng. Đề xuất hệ thống các giải pháp phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá thành phố Đà Nẵng. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá thành phố Đà Nẵng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> TRẦN THỊ KIỆM<br /> <br /> PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HẬU CẦN NGHỀ CÁ<br /> THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG<br /> <br /> Chuyên ngành : Kinh tế Phát triển<br /> Mã số<br /> <br /> : 60.31.01.05<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ<br /> <br /> Đà Nẵng - Năm 2015<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ BẢO<br /> <br /> Phản biện 1: PGS. TS. ĐÀO HỮU HÒA<br /> Phản biện 2: TS. HỒ KỲ MINH<br /> .<br /> <br /> Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt<br /> nghiệp Thạc sĩ Kinh tế chuyên ngành Kinh tế phát triển họp tại<br /> Đại học Đà Nẵng vào ngày 30 tháng 8 năm 2015.<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br /> - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng;<br /> - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Theo quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm<br /> 2020, tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại<br /> Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2013 thì thành<br /> phố Đà Nẵng được quy hoạch là một trong sáu trung tâm nghề cá lớn<br /> gắn với ngư trường biển Đông và Hoàng Sa. Định hướng phát triển<br /> thủy sản là một trong những ngành kinh tế quan trọng trong chiến<br /> lược phát triển kinh tế biển của địa phương, trong thời gian qua, Đà<br /> Nẵng đã đầu tư cơ sở hạ tầng nghề cá với mục tiêu hình thành Trung<br /> tâm nghề cá của khu vực miền Trung theo tinh thần Nghị quyết số<br /> 33-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà<br /> Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.<br /> Trong quá trình phát triển, các hoạt động của ngành dịch vụ hậu<br /> cần nghề cá là một trong những nhân tố thúc đẩy sự phát triển bền<br /> vững của ngành thủy sản. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua sự<br /> phát triển của lĩnh vực dịch vụ HCNC ở Việt Nam nói chung và<br /> thành phố Đà Nẵng nói riêng vẫn còn quá nhiều mặt tồn tại cần phải<br /> khắc phục, đó là cơ sở hạ tầng cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú<br /> bão đầu tư nhưng chưa đồng bộ, việc quản lý chưa hiệu quả, công tác<br /> vệ sinh môi trường chưa được chú trọng, các cơ sở đóng, sửa chữa<br /> tàu cá phát triển thiếu quy hoạch, năng lực đóng mới hạn chế, các<br /> hoạt động công nghiệp phụ trợ phục vụ cho khai thác hải sản còn<br /> thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yếu cầu phát triển sản xuất nghề cá theo<br /> hướng hiện đại, dịch vụ thu mua, kinh doanh nguyên liệu thủy sản<br /> còn mang tính tự phát, việc thực hiện dịch vụ hậu cần trên biển chỉ<br /> mới bước đầu, còn hạn chế về tổ chức sản xuất, nhân rộng mô hình,<br /> chưa chú trọng đến việc đầu tư kho lạnh và thực hiện đấu giá sản<br /> <br /> 2<br /> phẩm. Bên cạnh đó, các hoạt động thông tin ngư trường nguồn lợi,<br /> hoạt động phòng chống lụt bão, phối hợp tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn<br /> trên biển, công tác đăng ký, đăng kiểm, quản lý chất lượng tàu cá<br /> chưa được đồng bộ, hạn chế về nguồn kinh phí hoạt động,… Tất cả<br /> những tồn tại, hạn chế nêu trên không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động<br /> ngành dịch vụ HCNC mà còn hạn chế sự phát triển của ngành thủy<br /> sản, nhất là khai thác tiềm năng, lợi thế về biển và phát triển thành phố<br /> Đà Nẵng trở thành trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá của khu vực<br /> miền Trung. Do đó, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động<br /> của ngành và đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ HCNC thành phố<br /> Đà Nẵng là rất cấp bách và cần thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý luận và<br /> thực tiễn trong phát triển ngành thủy sản của thành phố Đà Nẵng.<br /> Từ những vấn đề nêu trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài: "Phát<br /> triển dịch vụ hậu cần nghề cá thành phố Đà Nẵng" để làm đề tài<br /> cho luận văn tốt nghiệp của bản thân, với mong muốn là đề xuất<br /> những kiến nghị, giải pháp có tính gợi ý để giúp các cơ quan quản lý<br /> Nhà nước trong việc phát triển dịch vụ HCNC - một lĩnh vực đóng<br /> vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thành phố Đà<br /> Nẵng trở thành trung tâm nghề cá của khu vực và cả nước.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển dịch vụ hậu<br /> cần nghề cá.<br /> - Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá thành<br /> phố Đà Nẵng.<br /> - Đề xuất hệ thống các giải pháp phát triển dịch vụ hậu cần nghề<br /> cá thành phố Đà Nẵng<br /> 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br /> - Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là<br /> lý luận và thực tiễn phát triển dịch vụ HCNC tại TP Đà Nẵng.<br /> <br /> 3<br /> - Phạm vi nghiên cứu:<br /> + Về nội dung: Tập trung nghiên cứu các nội dung liên quan đến<br /> dịch vụ hậu cần nghề cá thành phố Đà Nẵng bao gồm các lĩnh vực:<br /> Các hoạt động dịch vụ tại các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú<br /> bão; Dịch vụ đóng mới, sửa chữa tàu thuyền, Dịch vụ cung cấp xăng<br /> dầu, nước đá phục vụ cho khai thác hải sản; Các hoạt động dịch vụ<br /> thu mua hải sản của các tàu thuyền đánh bắt.<br /> + Về không gian: tại thành phố Đà Nẵng.<br /> + Về thời gian: Đánh giá thực trạng dịch vụ hậu cần nghề cá<br /> thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2014. Các giải pháp có ý nghĩa<br /> những năm đến.<br /> 4. Phƣơng pháp nghiên cứu<br /> - Phƣơng pháp thu thập số liệu: Nguồn số liệu thứ cấp thu thập<br /> thông qua việc kế thừa các tài liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu đã<br /> được công bố thông qua các chương trình điều tra cơ bản, các đề tài,<br /> dự án nghiên cứu trên địa bàn thành phố về dịch vụ hậu cần nghề cá<br /> và ngành thủy sản thành phố Đà Nẵng. Ngoài ra đề tài còn kế thừa sử<br /> dụng số liệu điều tra khảo sát đã được công bố của Sở Nông nghiệp<br /> và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng.<br /> - Phƣơng pháp phân tích: Đề tài đã sử dụng các phương pháp<br /> nghiên cứu cụ thể như:<br /> + Phương pháp phân tích thực chứng;<br /> + Phương pháp phân tích chuẩn tắc;<br /> + Phương pháp phân tích thống kê;<br /> + Phương pháp phân tích tổng hợp;<br /> + Phương pháp phân tích so sánh;<br /> + Các phương pháp khác...<br /> 5. Bố cục và nội dung nghiên cứu: Ngoài phần mở đầu, phụ lục,<br /> danh mục các biểu, đồ thị, các chữ viết tắt và danh mục tài liệu tham<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2