intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum

Chia sẻ: Tabicani12 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Ngọc Hồi giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015. Đề xuất những giải pháp thực hiện nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp của huyện Ngọc Hồi theo hướng bền vững trong giai đoạn tiếp theo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG HỒ THÁI QUÝ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN NGỌC HỒI, TỈNH KON TUM Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.01.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng - Năm 2016
  2. Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Ninh Thị Thu Thủy Phản biện 1: GS.TS. Võ Xuân Tiến Phản biện 2: PGS.TS. Đỗ Ngọc Mỹ Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành kinh tế phát triển họp tại Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum vào ngày 2 tháng 10 năm 2016 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Trường Đại Học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Huyện Ngọc Hồi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Kon Tum, nền kinh tế của huyện chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nên thu nhập chính của người nông dân là từ trồng trọt và chăn nuôi. Huyện Ngọc Hồi có lao động trong nông nghiệp chiếm trên 80,9% trong tổng số lao động. Nông nghiệp chiếm 35,1% trong tổng giá trị sản xuất của huyện nên nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp của huyện còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa đi đúng theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện, chưa phát huy được tối đa thế mạnh tiềm năng của huyện. Dẫn đến đời sống của người dân còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, giá trị sản xuất của nông nghiệp còn thấp... Do vậy, việc cần nguyên cứu và đưa ra các giải pháp có tính khoa học và thực tiễn cao nhằm đưa nông nghiệp huyện Ngọc Hồi phát triển là vấn đề vô cùng cấp thiết. Từ đó việc tác giả chọn đề tài: “Phát triển nông nghiệp huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum” để làm luận văn, đóng góp một phần những đòi hỏi thực tiễn về phát triển nông nghiệp nông thôn huyện Ngọc Hồi trong giai đoạn tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp, từ đó vận dụng vào điều kiện cụ thể của nông nghiệp huyện Ngọc Hồi. - Phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Ngọc Hồi giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015. - Đề xuất những giải pháp thực hiện nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp của huyện Ngọc Hồi theo hướng bền vững trong giai
  4. 2 đoạn tiếp theo. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: luận văn nghiên cứu về phát triển nông nghiệp trên các mặt khai thác sử dụng các yếu tố nguồn lực; chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp; tổ chức sản xuất, thâm canh trong nông nghiệp; thị trường tiêu thụ sản phẩm... + Không gian: Đề tài nghiên cứu các nội dung trên tại địa bàn huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. + Thời gian: Các số liệu sử dụng để nghiên cứu được cập nhật trong giai đoạn (2011-2015); các giải pháp có ý nghĩa đến năm 2025. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích thống kê, - Phương pháp phân tích tổng hợp. - Phương pháp so sánh và các phương pháp khác. Các phương pháp này được sử dụng trong việc phân tích, đánh giá và so sánh giữa nghiên cứu lý luận và thực tiễn địa phương để đề ra phương hướng giải quyết phát triển nông nghiệp huyện Ngọc Hồi. 5. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp . - Chương 2: Thực trạng phát triển nông nghiệp tại huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. - Chương 3: Giải pháp phát triển nông nghiệp huyện Ngọc
  5. 3 Hồi, tỉnh Kon Tum. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Tác giả đã kế thừa và chọn lọc những công trình đã nghiên cứu trước đây, tham khảo các bài viết về phát triển nông nghiệp và các nghiên cứu khác để thực hiện đề tài này.
  6. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 1.1.KHÁI QUÁT VỀ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 1.1.1.Khái niệm, đặc điểm, vai trò của nông nghiệp a. Khái niệm nông nghiệp Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm tất cả những ngành sản xuất có đối tượng tác động là những cây trồng, vật nuôi gắn liền tất yếu với tựnhiên. Nông nghiệp theo nghĩa hẹp ngành nông nghiệp gồm hai lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. b. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp - Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt. - Đất đai là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất, nhưng nội dung kinh tế của nó lại rất khác nhau. - Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống - cây trồng và vật nuôi. - Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao. c.Vai trò của sản xuất nông nghiệp - Sản xuất nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu xã hội - Sản xuất nông nghiệp cung cấp yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp và khu vực đô thị
  7. 5 - Làm thị trường tiêu thụ các sảm phẩm của công nghiệp và dịch vụ. - Sản xuất nông nghiệp tham gia vào xuất khẩu - Sản xuất nông nghiệp có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường 1.1.2. Khái niệm phát triển nông nghiệp - Phát triển nông nghiệp: là quá trình vận động tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp gắn với chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp hợp lý nhằm chuyển đổi nền nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hiện đại, có hiệu quả kinh tế cao đáp ứng được nhu cầu của thị trường và xã hội. 1.1.3. Vai trò của phát triển nông nghiệp a. Phát triển nông nghiệp tạo cơ sở và động lực cho quá trình CNH, HĐH đất nước b. Phát triển nông nghiệp tạo nên sự biến đổi sâu sắc trong đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn 1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 1.2.1. Huy động và sử dụng hiệu quả các yếu tố nguồn lực trong nông nghiệp Các yếu tố nguồn lực trong nông nghiệp bao gồm: đất đai, lao động, vốn, tiến bộ khoa học - công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật... là những tài nguyên quý hiếm và có hạn.Tiêu chí đánh giá gia tăng các yếu tố nguồn lực: - Diện tích đất sản xuất nông nghiệp và tỷ lệ gia tăng diện tích
  8. 6 đất nông nghiệp qua các năm. - Lao động trong nông nghiệp và tỷ lệ gia tăng lao động nông nghiệp qua các năm. - Vốn đầu tư trong nông nghiệp và tỷ lệ gia tăng vốn đầu tư qua các năm. - Số lượng và giá trị cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp. Tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố nguồn lực: - Năng suất đất nông nghiệp. - Sản lượng, thu nhập của lao động nông nghiệp/ năm (hoặc 1ha). - Giá trị sản xuất/vốn đầu tư trong nông nghiệp. 1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp hợp lý Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp là do yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu sản xuất là phải hướng tới một cơ cấu hợp lý, khai thác hiệu quả các yếu tố nguồn lực để tạo ra sự gia tăng trong năng suất, thu nhập.Chuyển dịch cơ cấu SXNN được biểu hiện bởi các tiêu chí: - Sự thay đổi tỷ trọng giá trị sản xuất trong ngành nông nghiệp: Nông nghiệp- lâm nghiệp – thủy sản; trồng trọt – chăn nuôi – dịch vụ nông nghiệp. - Sự thay đổi tỷ trọng giá trị sản xuất trong nội bộ từng ngành. - Sự thay đổi tỷ trọng lao động trong nông nghiêp. - Sự thay đổi tỷ trọng các thành phần kinh tế trong nông nghiệp…
  9. 7 1.2.3. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp a.Kinh tế nông hộ b.Kinh tế trang trại c.Hợp tác xã d.Doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp Tiêu chí đánh giá sự phát triển của các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp: - Số lượng các cơ sở sản xuất nông nghiệp theo các năm,. - Tỷ trọng số cơ sở sản xuất nông nghiệp. 1.2.4. Thâm canh trong nông nghiệp Thâm canh nông nghiệp được đặc trưng bằng hệ thống các nhân tố và biện pháp, phản ánh sự tổng hợp và những mối quan hệ tác động qua lại của chúng. Tiêu chí đánh giá trình độ thâm canh trong nông nghiệp cụ thể như sau: - Mức đầu tư trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp và trên lao động nông nghiệp. - Diện tích đất trồng trọt được tưới tiêu bằng hệ thống thủy lợi. - Số lượng máy kéo trên 100 hộ nông dân, trên 100 ha đất nông nghiệp. - Tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch của mỗi loại sản phẩm. - Năng suất cây trồng, con vật nuôi. - Năng suất lao động xã hội của ngành nông nghiệp. 1.2.5. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm Trong nông nghiệp, thị trường đảm bảo cho quá trình phát
  10. 8 triển nông nghiệp là thị trường các yếu tố đầu vào và thị trường tiêu thụ nông sản.Tiêu chí đánh giá thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp: - Số lượng thị trường tiêu thụ nông sản. - Kênh phân phối sản phẩm nông sản. - Thị phần sản phẩm nông nghiệp trên các thị trường tiêu thụ. 1.2.6. Gia tăng kết quả và đóng góp của sản xuất nông nghiệp Số lượng sản phẩm, giá trị sản phẩm, giá trị sản xuất của nông nghiệp đạt được trong một chu kỳ nhất định được gọi chung là kết quả của sản xuất nông nghiệp. Để đạt được kết quả sản xuất nông nghiệp cao nhất cần phối hợp các nguồn lực, các yếu tố sản xuất hiệu quả nhất. Khi kết quả sản xuất nông nghiệp gia tăng sẽ nâng cao tích lũy, từ đó nâng cao đời sống của người dân. Kết quả sản xuất nông nghiệp được đánh giá qua các tiêu chí sau: - Sản lượng nông sản hàng hóa và giá trị sản lượng nông sản hàng hóa. - Mức tăng và tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp Đóng góp của sản xuất nông nghiệp được phản ánh bằng các chỉ tiêu: - Tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp cho kinh tế của địa phương: - Thu nhập của người lao động qua các năm và mức tăng, tốc độ tăng thu nhập của người lao động. - Giải quyết việc làm cho người lao động. - Mức đóng góp cho của nông nghiệp cho ngân sách nhà nước
  11. 9 - Giảm số hộ và tỷ lệ hộ nghèo... 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 1.3.1. Điều kiện tự nhiên 1.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội a. Nguồn nhân lực b. Trình độ thị trường c. Sự tác động của hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật và thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại 1.3.3. Các chính sách phát triển nông nghiệp a. Chính sách ruộng đất b. Chính sách tín dụng c. Chính sách đầu tư vốn cho phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn 1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG 1.4.1. Kinh nghiệm của TP Đà Nẵng 1.4.2. Kinh nghiệm của huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
  12. 10 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN NGỌC HỒI, TỈNH KON TUM 2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN NGỌC HỒI 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên a.Vị trí địa lý Ngọc Hồi là một huyện miền núi và vùng cao biên giới. b. Địa hình, khí hậu *Địa hình: Địa hình cao ở phía Đông Bắc-Tây và Tây Nam, thoải nghiêng dần về phía Đông Nam . *Khí hậu: Huyện Ngọc Hồi nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa Cao Nguyên c. Tài nguyên * Đất đai: Tổng diện tích đất tự nhiên là: 84.543 ha. *Mặt nước: Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 189 ha. *Khoáng sản:có các điểm quặng, mỏ khoáng hoá sau: Khoáng sản vàng sa khoáng, khoán sản vật liệu xây dựng (đá Gabro, mỏ đá xây dựng, cát sỏi xây dựng, sét gạch ngói...) 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội a. Điều kiện kinh tế Bình quân tốc độ tăng trưởng kinh tế là khoảng 14,5%,thu nhập bình quân đầu người đạt 28,2 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo (chuẩn năm 2013) 8,7%; số xã nghèo 1 xã (chiếm 8,5 %) trong đó, có
  13. 11 1 xã trọng điểm đặt biệt khó khăn. b. Dân số, lao động *Dân số: Tính hết năm 2015, tổng dân số là 53.413 người. *Dân tộc:Ngọc Hồi là cái nôi chung sống của cộng đồng với 17 dân tộc, Kinh, Xơ Đăng, Giẻ Triêng, Brâu... * Lao động:Tổng số người trong độ tuổi lao động tính đến năm 2015 là 27.971 người. c. Văn hóa, xã hội *Giáo dục: Trên địa bàn huyện có 14 trường tiểu học, 09 trường trung học cơ sở, 03 trường trung học phổ thông và 12 trường mẫu giáo. *Y tế:Toàn huyện có 13 cơ sở y tế, chiếm 100% xã, trong đó có 01 bệnh viên đa khoa khu vực Ngọc Hồi. Theo số liệu cập nhập đến năm 2014, có 65 gường bệnh/vạn dân, 8,3 bác sĩ/vạn dân. d. Cơ sở hạ tầng *Bưu chính viển thông: Đối với trung tâm xã huyện nay 100% xã đã được trang bị điện thoại với tỷ lệ 20 máy điện thoại/100 dân. Về phát thanh truyền hình, 100% số xã đã được phủ sóng. *Giao thông: Giao thông đường bộ toàn huyện có 330,5 km. *Thủy lợi: Huyện có 3 công trình thủy lợi lớn, 32 công trình thủy lợi nhỏ. *Điện: đã có 100% số xã, thị trấn được cung cấp sử dụng điện lưới, tỷ lệ hộ sử dụng điện trên 99%. *Các cửa khẩu:Huyện Ngọc Hồi có 01 cửa khẩu quốc tế Bờ Y hình thành năm 1999 huyện đang hoạt động.
  14. 12 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN NGỌC HỒI TRONG THỜI GIAN QUA 2.2.1. Thực trạng huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệp a. Tình hình sử dụng đất Tổng diện tích tự nhiên của huyện Ngọc Hồi năm 2015 là 84.543 ha, trong đó quỹ đất dành cho nông nghiệp còn lớn, đất sản xuất nông nghiệp chiếm 8,69% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh, đất lâm nghiệp chiếm 7,17% diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh. b. Tình hình sử dụng lao động Về giải quyết việc làm cho người lao động: trong 5 năm 2011- 2015, huyện Ngọc Hồi tạo việc làm cho 19.498 lượt người, bình quân 3.900 người/năm; Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm khoảng 30%. c. Tình hình sử dụng vốn Vốn đầu tư vào các ngành kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng qua các năm trong giai đoạn 2006-2015. Tuy nhiên, xét về tốc độ tăng và tỷ trọng vốn đầu tư vào các ngành có sự khác nhau. Cơ cấu vốn đầu tư, nếu chia theo ngành có xu hướng là tập trung cho ngành công nghiệp chiếm gần 50%, tiếp đến là ngành dịch vụ và ngành nông nghiệp. 2.2.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp a. Chuyển dịch cơ cấu Nông – Lâm – Thủy sản Trong những giai đoạn qua, cơ cấu kinh tế theo giá trị tăng thêm (VA) tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và ngành thương mại, dịch vụ giảm dần ngành
  15. 13 nông lâm nghiệp. Trong đó ngành công nghiệp chiếm giá trị cao nhất, cụ thể năm 2008 chỉ đạt 230,061 tỷ đồng, tăng lên 1117,16 tỷ đồng năm 2015. Kế đến là ngành nông nghiệp tăng từ 242,765tỷ đồng năm 2008, tăng lên 640,23 tỷ đồng năm 2015. Ngành dịch vụ tăng từ 189,278 tỷ đồng năm 2008 tăng lên 488,11 tỷ đồng năm 2015. b. Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ nông nghiệp Trong giai đoạn 2008-2015 chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp của huyện chưa có sự biến động nhiều. Nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao. Trong nông nghiệp, cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi đã có sự thay đổi theo hướng giảm nhẹ tỷ trọng trồng trọt tăng tỷ trọng chăn nuôi. Trong trồng trọt cơ cấu cây trồng đã có sự chuyển biến theo hướng đa dạng hóa, xóa dần tính độc canh, nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng quy mô các cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê, ...; vật nuôi như trâu, bò, dê vẫn giữ vai trò chủ đạo. c. Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ lâm nghiệp Diện tích đất lâm nghiệp đã được quy hoạch theo 3 chức năng: Phòng hộ, đặc dụng và sản xuất, được định vị trên bản đồ và thực địa theo một hế thống quản lý thống nhất từ huyện đến xã, tiểu khu đã được UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt và công bố năm 2008. Giai đoạn 2011-2015, thực hiện chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên; chỉ cấp phép khai thác tận thu, khai thác rừng trồng sản xuất phục vụ cho nhu cầu của các cơ sở gia công chế biến và xây dựng cơ bản, nên sản xuất khai thác gỗ giảm đi đáng kể. d. Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ thủy sản Loại thủy sản chính được nuôi trồng trên địa bàn huyện chủ yếu là các loại cá nước ngọt như: cá rô, cá trắm, cá diêu hồng. Một số
  16. 14 ít hộ cá thể thử nghiệm nuôi ba ba nhưng không đáng kể. Đất nuôi trồng thủy sản của huyện năm 2011 là 195,3 ha; tốc đọ tăng bình quân hàng năm không ổn định. 2.2.3. Tình hình tổ chức sản xuất trong nông nghiệp Hiện nay, trên địa bàn huyện song song tồn tại nhiều hình thức tổ chức sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp khác nhau. Bên cạnh hình thức tổ chức sản xuất truyền thống hộ gia đình chiếm ưu thế, các hình thức khác cũng đã phát triển như các nông trường nông - lâm - ngư nghiệp, các công ty sản xuất nông nghiệp và đặc biệt là các mô hình kinh tế trang trại. 2.2.4. Tình hình thâm canh trong nông nghiệp - Tình hình áp dụng giống mới Người dân chủ yếu áp dụng một số giống lúa mới vào trồng thử nghiệm, song không đạt hiệu quả.Ngoài ra trên địa bàn huyện còn trồng một số cây công nghiệp ngắn ngày khác như tiêu, lạc, đậu tương... quy mô nhỏ. Trong giai đoạn vừa qua song song với phát triển trồng trọt, đàn gia súc, gia cầm của huyện. Chăn nuôi phổ biến vẫn là phương thức nuôi tận dụng, tự cung, tự cấp, năng suất, chất lượng sản phẩm thấp, sức cạnh tranh kém. - Sử dụng phân bón Do đặc điểm không có thế mạnh về sản xuất lượng thực nên tình hình sử dụng phân bón của người dân đa phần là tự phát, áp dụng cho diện tích đất canh tác có quy mô nhỏ lẻ. - Đầu tư máy móc, kỹ thuật
  17. 15 Tình hình sử dụng máy móc cho nông nghiệp nhỏ lẻ, nông cụ cho sản xuất chủ yếu thô sơ, số lượng máy móc không đáng kể. Về công tác thủy lợi, tính đến hết năm 2015, toàn huyện đã xây dựng được 32 công trình thủy lợi gồm: 45 hồ chứa, 264 đập dâng và 1 các công trình thủy lợi nhỏ. 2.2.5. Thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm Hệ thống chợ chưa phát triển mạnh, các mô hình liên kết người sản xuất (HTX ….) chưa có trên địa bàn huyện. Hầu hết, thị trường tiêu thụ sản phẩm là cung cấp nhỏ lẻ, phục vụ nhu cầu của huyện, chưa phát triển ra ngoài phạm vi địa bàn huyện. Giao lưu hàng hóa được đẩy mạnh chủ yếu thông qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y. Tại khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y hoàn thành việc xây dựng Trạm kiểm soát liên hợp; đang triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng các khu đô thị, thương mại, dịch vụ sản xuất để thu hút các nhà đầu tư... 2.2.6. Đóng góp của sản xuất nông nghiệp cho phát triển KT- XH của huyện Ngọc Hồi - Đóng góp vào GTSX của huyện Trong những năm gần đây, giá trị sản xuất nông nghiệp huyện tăng song tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp giảm phù hợp theo định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện theo hướng CNH - HĐH.Tuy nhiên, nếu xét bình quân giá trị sản xuất của nông nghiệp vẫn ở mức cao, khoảng 30% một năm, ngành nông nghiệp vẫn là ngành mang lại giá trị sản xuất lớn cho huyện Ngọc Hồi. - Đóng góp trong nộp ngân sách
  18. 16 Đóng góp của nông nghiệp cho ngân sách huyện chủ yếu là tiền thuế của các cơ sở sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Tính đến năm 2015, nông nghiệp đóng góp cho ngân sách huyện hơn 40 tỷ đồng, nguồn chủ yếu từ Công ty cao su Kon Tum, nhà máy tinh bột sắn COSEVCO và một số hộ kinh doanh cá thể. - Đóng góp trong giải quyết việc làm Trong giai đoạn 2011-2015, lực lượng lao động ngành nông nghiệp tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao chiếm 77,6% tổng số lao động trên địa bàn huyện. - Đóng góp trong công tác giảm nghèo Trong những năm qua, tỷ lệ hộ nghèo huyện Ngọc Hồi giảm đi đáng kể, đóng góp giảm tỷ lệ hộ nghèo chủ yếu là ngành nông nghiệp. Cụ thể: tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 25,35 % năm 2011, tốc độ giảm trung bình mỗi năm khoảng 4%, năm 2012 tỷ lệ hộ nghèo còn 19,92%, số hộ nghèo tiếp tục giảm còn 13,81% năm 2014 và cho đến năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 8,43%. 2.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN NGỌC HỒI 2.3.1. Những thành công Giai đoạn 2011-2015, kinh tế của huyện phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng tiếp tục duy trì và tăng trưởng qua các năm. Các tiềm năng, thế mạnh của huyện được chú trọng khai thác. Trong năm 5 qua cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản.Nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, đã chú trong phát triển
  19. 17 cây công nghiệp có giá trị cáo như cao su, bời lời và các loại cây có giá trị khác. 2.3.2. Những hạn chế Sản xuất nông nghiệp chưa gắn liền với công nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm thấp; Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển còn chậm, chất lượng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh còn thấp; Thương mại-dịch vụ quy mô còn nhỏ, ít ngành nghề chưa thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia. Kinh tế hợp tác, hợp tác xã còn nhỏ lẻ, hiệu quả hoạt động thấp. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế Thứ nhất, việc xác định cây trồng, vật nuôi chủ lực chưa thật sự rõ ràng, giải pháp chưa cụ thể, chưa thuyết phục, đặc biệt là nguồn lực đảm bảo còn nhiều hạn chế. Thứ hai, hệ thống thị trường thiếu đồng bộ, việc tổ chức định hướng thị trường còn nhiều bất cập. Thứ ba, nguồn vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng nông nghiêp nông thôn còn hạn chế. Huyện Ngọc Hồi là một huyện nghèo, nên vấn đề đầu tư vốn cho xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiêp nông thôn là hết sức khó khăn.
  20. 18 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN NGỌC HỒI 3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP 3.1.1. Một số dự báo Việc dự báo phát triển và cơ cấu kinh tế của huyện trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của huyện với các huyện khác trong tỉnh về tiềm năng thiên nhiên, vị trí địa kinh tế và phù hợp với xu thế phát triển chung của tỉnh, là tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. - Khu vực nông lâm thủy sản phát triển ổn định; sản lượng lúa vượt mục tiêu quy hoạch; cây công nghiệp phát triển nhanh, phát huy được lợi thế về đất đai; chăn nuôi tiếp tục được phát triển. - Khu vực công nghiệp - xây dựng được phát triển theo hướng khai thác thế mạnh của huyện là chế biến nông lâm sản và thủy điện; năng lực các cơ sở chế biến nông lâm sản được nâng lên; vốn đầu tư của các thành phần kinh tế được huy động nhiều, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp - xây dựng tăng trưởng cao. 3.1.2.Quan điểm, định hướng phát triển nông nghiệp của huyện Ngọc Hồi a. Quan điểm - Phát triển nông nghiệp cần đưa nhanh các phương thức sản xuất tiên tiến và ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học- công nghệ vào các lĩnh vực sản xuất. - Phát triển nông nghiệp nhanh, hiệu quả và bền vững theo hướng thâm canh là chính đối với các cây công nghiệp có vai trò chủ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2