BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
BỘ NỘI VỤ<br />
<br />
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br />
<br />
HOÀNG NGỌC LONG<br />
<br />
Giáo dục về quyền con người<br />
ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH<br />
<br />
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính.<br />
Mã số: 60 38 01 02.<br />
<br />
ĐẮK LẮK – NĂM 2016<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lương Thanh Cường<br />
<br />
Phản biện 1:……………………………………………………………….<br />
………………………………………………………………..<br />
Phản biện 2:……………………………………………………………….<br />
………………………………………………………………..<br />
<br />
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Học viện Hành<br />
chính Quốc gia<br />
Địa điểm: Phòng ………., Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ,<br />
Học viện Hành chính<br />
Số:… - Đường…………… - Quận……………… - TP………………<br />
Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 201...<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc<br />
trên trang Web của Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Quyền con người, hay nhân quyền, là một giá trị cơ bản, quan trọng của nhân loại. Đó là<br />
thành quả của sự phát triển lịch sử, là một đặc trưng của xã hội văn minh. Quyền con người cũng là<br />
một quy phạm pháp luật, đương nhiên nó đòi hỏi tất cả mọi thành viên của xã hội, không loại trừ<br />
bất cứ ai, đều có quyền và nghĩa vụ phải tôn trọng các quyền và tự do của mọi người.<br />
Được chính thức pháp điển hóa trong luật quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai,<br />
quyền con người đã trở thành một hệ thống các tiêu chuẩn pháp luật quốc tế có tính chất bắt buộc<br />
với mọi quốc gia,<br />
Mặc dù quyền con người có ứng dụng và ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực<br />
của đời sống chính trị, xã hội nhưng do một số nguyên nhân, hoạt động giáo dục về quyền con<br />
người ở nước ta còn nhiều hạn chế. Điều này dẫn tới một số hệ quả tiêu cực đó là do thiếu kiến<br />
thức về quyền, người dân không biết tự bảo vệ các quyền của mình, đồng thời thiếu ý thức trách<br />
nhiệm trong việc thực hiện các nghĩa vụ công dân, dẫn đến sự vi phạm các quyền hợp pháp của<br />
người khác hoặc của cộng đồng.<br />
Vấn đề giáo dục quyền con người có ý nghĩa to lớn trong xây dựng Nhà nước pháp quyền,<br />
thúc đẩy VN hội nhập<br />
Đắk Lắk là một tỉnh lớn ở vùng Tây Nguyên. Vấn đề giáo dục pháp luật nói chung, những<br />
năm qua đã được quan tâm phát triển bởi các cơ quan hữu quan. Tuy nhiên, vấn đề giáo dục quyền<br />
con người còn là vấn đề mới, cần được nghiên cứu sâu sắc cả về lý luận cũng như thực tiễn để tạo<br />
cơ sở vững chắc cho hoạt động này trong thời gian tới. Do vậy, tôi chọn đề tài “Giáo dục về quyền<br />
con người ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay” làm đề tài luận văn cao học chuyên ngành Luật Hiến pháp –<br />
Luật Hành chính của mình.<br />
2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br />
Các công trình Nghiên cứu về quyền con người được viết thành sách; các luận văn, bài<br />
báo…<br />
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của Luận văn<br />
3.1. Mục đích nghiên cứu<br />
Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng của vấn đề quyền con người, giáo<br />
dục quyền con người ở Đắk Lắk hiện nay, để xác định được phương hướng, đề xuất các giải pháp<br />
nhằm tăng cường công tác giáo dục quyền con người ở Đắk Lắk trong điều kiện xây dựng Nhà<br />
nước pháp quyền ở nước ta hiện nay.<br />
3.2. Nhiệm vụ của luận văn<br />
- Tìm hiểu những khái niệm, tính chất và đặc điểm của quyền con người;<br />
- Hệ thống hóa lý luận chung về giáo dục quyền con người;<br />
- Đánh giá thực trạng của công tác giáo dục quyền con người ở Đắk Lắk hiện nay;<br />
- Từ thực trạng đó, đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công<br />
tác giáo dục quyền con người ở tỉnh Đắk Lắk.<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn<br />
4.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
1<br />
<br />
Luận văn phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về quyền con người và giáo dục về quyền<br />
con người, nghiên cứu vấn đề thực trạng hoạt động giáo dục quyền con người ở tỉnh Đắk Lắk thời<br />
gian qua…đề ra giải pháp.<br />
4.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
- Phạm vi về đối tượng: Hoạt động giáo dục quyền con người của các chủ thể có thẩm<br />
quyền, trách nhiệm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;<br />
- Phạm vi về nội dung: Quyền con người nói chung.<br />
- Phạm vi thời gian, không gian: Địa bàn tỉnh Đắk Lắk; từ 2013 đến 2016.<br />
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu<br />
5.1. Cơ sở lý luận<br />
Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng ta về Nhà nước pháp<br />
quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, quan hệ giữa Nhà nước pháp quyền với quyền con người, với<br />
giáo dục quyền con người ở nước ta.<br />
5.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, hệ thống, so sánh, phân tích…<br />
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn<br />
Trên cơ sở tính đặc thù của quyền con người và hoạt động giáo dục quyền con người, Luận<br />
văn đánh giá thực trạng và phân tích nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả giáo dục quyền con người<br />
ở Đắk Lắk trong thời gian qua; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp góp phần...<br />
7. Kết cấu Luận văn: 02 Chương<br />
<br />
Chương 1<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI<br />
1.1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ GIÁO DỤC QUYỀN CON<br />
NGƯỜI<br />
1.1.1. Khái niệm, tính chất và đặc điểm quyền con người<br />
Quyền con người là một phạm trù đa diện, thường được nhìn nhận theo các khuynh hướng<br />
khác nhau, trong đó chủ yếu theo bốn khuynh hướng là: Tự nhiên, thực định, kinh tế và quan niệm.<br />
Thứ nhất: Khuynh hướng “quyền tự nhiên”:<br />
Những tư tưởng coi quyền con người là quyền “tự nhiên”, “trời phú” đã xuất hiện ngay từ<br />
thời cổ đại. Ở Trung Quốc, Mặc Tử (479-381 trước Công nguyên) đã cho rằng quyền bình đẳng tự<br />
nhiên của con người đó là “ý trời”. Theo đó, mỗi người đều có quyền tham gia công việc Nhà nước<br />
tuỳ theo đạo đức và tài năng của họ, chứ không phải do dòng dõi quyết định. Cũng như vậy, mỗi<br />
người đều có các quyền giống nhau và đều bị trừng phạt nếu phạm tội. Ở Hy Lạp cổ đại, các nhà<br />
triết học cũng có những tư tưởng tương tự.<br />
Thuyết quyền tự nhiên có điểm tích cực là đề cao con người với tư cách là sản phẩm cao<br />
nhất, tinh tuý nhất của sự phát triển tự nhiên. Nhưng nhược điểm của nó là ở chỗ, nó che lấp nguồn<br />
gốc xã hội của quyền con người và do đó, không thấy tính lịch sử, tính giai cấp, sự phát triển trong<br />
những đòi hỏi về quyền con người.<br />
<br />
2<br />
<br />
Thứ hai: Khuynh hướng “thực định”:<br />
Trái với khuynh hướng quyền tự nhiên – khuynh hướng không để ý đến mặt pháp luật và<br />
Nhà nước của quyền con người, khuynh hướng thực định lại coi quyền con người là tất cả những gì<br />
mà Nhà nước thông qua pháp luật để quy định cho cá nhân. Chỉ những gì pháp luật cho phép tự do<br />
làm hay không làm thì mới là quyền con người, và chỉ được coi là quyền con người khi một hành<br />
vi hay một yêu cầu của cá nhân là hợp pháp.<br />
Thứ ba: Khuynh hướng “kinh tế”:<br />
Khuynh hướng kinh tế coi quyền con người là những quyền nảy sinh từ nhu cầu của sản<br />
xuất, kinh doanh. Nói cách khác, khuynh hướng này coi nguồn gốc của quyền con người là kinh tế.<br />
Không phải “trời phú” tự nhiên, cũng không phải do Nhà nước ban phát, mà chính đời sống kinh tế<br />
của con người trao cho con người các quyền.<br />
Thứ tư: Khuynh hướng “quan niệm”:<br />
Khuynh hướng quan niệm cho rằng quyền con người là tất cả những gì mà con người cho<br />
là cần thiết và có giá trị đối với cuộc sống con người, tức là quyền lợi, nhu cầu, lợi ích và những<br />
giá trị tinh thần đều có thể trở thành quyền con người.<br />
Quyền con người là vấn đề phức tạp đa nghĩa, chứa đựng những mặt đối lập, mâu thuẫn,<br />
nhưng không loại trừ nhau. Đó là các mặt khách quan và chủ quan, tự nhiên và xã hội, kinh tế và<br />
tinh thần, văn hoá và chính trị, đạo lý và luật pháp. Nó cũng là sự kết hợp giữa các yếu tố quốc tế<br />
và dân tộc, giai cấp và nhân loại, v.v…<br />
Qua phân tích trên đây có thể rút ra kết luận: Quyền con người là những quyền không bị<br />
tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào; đó là: quyền sống, quyền tự do, quyền được mưu cầu<br />
hạnh phúc, quyền được bảo vệ và bình đẳng trước pháp luật, quyền an ninh thân thể, quyền không<br />
bị hình phạt tàn bạo và bất bình thường…Đó cũng là những đòi hỏi chính đáng về tự do và những<br />
nhu cầu cuộc sống cơ bản cần được đáp ứng của con người, không bị phá hủy khi xã hội dân sự<br />
được thiết lập và không một xã hội hay một chính phủ nào có thể xóa bỏ hoặc chuyển nhượng các<br />
quyền này. Theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc thì quyền con người là những<br />
bảo đảm pháp lý toàn cầu (universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm<br />
chống lại những hành động (actions) hoặc sự bỏ mặc (omissions) mà làm tổn hại đến nhân phẩm,<br />
những sự được phép (entitlements) và tự do cơ bản (fundamental freedoms) của con người.<br />
1.1.1.2. Tính chất của quyền con người<br />
Quyền con người có các tính chất cơ bản sau đây:<br />
Thứ nhất: Tính phổ biến<br />
Tính phổ biến của nhân quyền thể hiện ở chỗ quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn<br />
có của con người và được áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi người, không có sự phân biệt đối xử vì<br />
màu da, chủng tộc, dân tộc, giới tính, độ tuổi, thành phần xuất thân…<br />
Thứ hai: Tính đặc thù<br />
Mặc dù tất cả mọi người đều được hưởng quyền con người nhưng mức độ thụ hưởng quyền<br />
có sự khác biệt, phụ thuộc vào năng lực cá nhân của từng người, hoàn cảnh chính trị, truyền thống<br />
văn hóa xã hội mà người đó đang sống. Ở mỗi vùng, mỗi quốc gia khác nhau, vấn đề quyền con<br />
người mang những sắc thái, đặc trưng riêng gắn liền với trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở khu<br />
vực đó.<br />
Thứ ba: Tính không thể tước bỏ<br />
<br />
3<br />
<br />