Điều kiện đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam đối<br />
với các nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh gia<br />
nhập WTO<br />
Trịnh Thị Thúy Hằng<br />
Khoa Luật, Đại Học Quốc Gia Hà Nội<br />
Luận văn Ths. Luật Kinh Tế; Mã Số : 60 38 50<br />
Nghd: PGS.TS. Ngô Huy Cương<br />
Năm bảo vệ: 2013<br />
<br />
Abstract: Nghiên cứu tổng quan về các điều kiện đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam. Đánh giá<br />
các điều kiện đầu tư, kinh doanh này trong bối cảnh gia nhập WTO. Phân tích các cam kết<br />
của Việt Nam khi gia nhập WTO. Kiến nghị một số định hướng hoàn thiện pháp luật về<br />
điều kiện đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam.<br />
Keywords: Luật kinh tế; Đầu tư nước ngoài; Kinh doanh; Pháp luật Việt Nam<br />
Contents:<br />
Mở đầu<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Các quy định của pháp luật về điều kiện đầu tư, kinh doanh là chế định (nhóm quy định)<br />
quan trọng phản ánh độ mở của nền kinh tế và khả năng tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước<br />
ngoài. Trong những năm qua, các quy định về vấn đề này đã liên tục được hoàn thiện phù hợp<br />
với tiến trình cải cách và hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên,<br />
để đáp ứng yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế về vấn đề này, đặc biệt là cam kết gia nhập<br />
WTO của Việt Nam, hệ thống pháp luật và chính sách về điều kiện đầu tư, kinh doanh ở Việt<br />
Nam vẫn còn nhiều mặt hạn chế, chưa thật sự tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, minh<br />
<br />
bạch và bình đẳng cho các nhà đầu tư/doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Điều đó đòi<br />
hỏi Việt Nam phải tiến hành điều chỉnh hệ thống pháp luật, chính sách để vừa đáp ứng yêu cầu<br />
thực hiện cam kết quốc tế, vừa nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao sức hấp<br />
dẫn và cạnh tranh thu hút ĐTNN.<br />
Với mục đích đó, Luận văn này sẽ rà soát, hệ thống hóa các điều kiện đầu tư, kinh doanh<br />
quy định tại Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và các Luật chuyên ngành...; xác định mức độ<br />
tương thích của các quy định này với các cam kết quốc tế có liên quan để trên cơ sở đó đề xuất<br />
phương án cải cách phù hợp với các cam kết của Việt Nam sau khi gia nhập WTO.<br />
Để đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống về các điều kiện đầu tư, kinh doanh (hay mở<br />
cửa thị trường) đối với nhà đầu tư nước ngoài, Luận văn này sẽ tập trung nghiên cứu về các điều<br />
kiện đầu tư, kinh doanh áp dụng đối với các nhà đầu tư nước ngoài/doanh nghiệp có vốn ĐTNN.<br />
Tuy nhiên, các quy định áp dụng đối với nhà đầu tư/doanh nghiệp trong nước cũng sẽ được đề<br />
cập nhằm đảm bảo tính toàn diện của Luận văn và phù hợp với thực tế là nhiều quy định về vấn<br />
đề này đã được áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.<br />
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan<br />
Nhìn chung, các điều kiện đầu tư, kinh doanh được sự quan tâm rộng rãi không chỉ của các<br />
đối tác kinh tế với Việt Nam mà còn cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Do đó, hiện nay cũng<br />
có những tọa đàm, bài viết thảo luận về các điều kiện đầu tư, kinh doanh này. Tuy nhiên chỉ dừng<br />
lại ở việt liệt kê các cam kết khi gia nhập WTO hoặc các điều kiện đầu tư, kinh doanh trong các<br />
văn bản pháp luật.<br />
Liên quan trực tiếp đến các điều kiện đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam đối với các nhà đầu tư<br />
nước ngoài, hiện nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách chi tiết. Do vậy, việc<br />
nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa thực tiễn rất lớn .<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br />
Thông qua việc tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam, cam kết khi gia nhập WTO,<br />
có sự so sánh, đối chiếu với các quy định pháp luật trước đó, luận văn hướng tới mục đích nghiên<br />
cứu một cách có hệ thống và đầy đủ các quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam.<br />
<br />
Từ đó có thể tìm kiếm và phát hiện những thiếu sót của pháp luật Việt nam, làm định hướng để<br />
đưa ra những kiến nghị hoàn thiện khung pháp luật về vấn đề này phù hợp với cam kết WTO.<br />
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:<br />
- Nghiên cứu tổng quan về các điều kiện đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam;<br />
- Đánh giá các điều kiện đầu tư, kinh doanh này trong bối cảnh gia nhập WTO;<br />
- Phân tích các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO;<br />
- Kiến nghị một số định hướng hoàn thiện pháp luật về điều kiện đầu tư, kinh doanh ở Việt<br />
Nam.<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
Để đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống về các điều kiện đầu tư, kinh doanh (hay mở<br />
cửa thị trường) đối với nhà đầu tư nước ngoài, Luận văn tập trung nghiên cứu về các điều kiện<br />
đầu tư, kinh doanh áp dụng đối với các nhà đầu tư nước ngoài/doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Tuy<br />
nhiên, các quy định áp dụng đối với nhà đầu tư/doanh nghiệp trong nước cũng sẽ được đề cập<br />
nhằm đảm bảo tính toàn diện của Luận văn và phù hợp với thực tế là nhiều quy định về vấn đề<br />
này đã được áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Là một đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, luận văn được nghiên cứu chủ yếu dựa trên<br />
phương pháp luận của chủ nghĩa Mac – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp<br />
luật, dựa vào các văn bản pháp luật của Việt Nam quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh, cam<br />
kết của Việt Nam khi gia nhập WTO…<br />
Trên cơ sở đó, ngoài phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của<br />
chủ nghĩa Mac – Lênin, tác giả còn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để làm rõ<br />
vấn đề.<br />
6. Ý nghĩa của đề tài<br />
<br />
Hiện nay, ở nước ta các quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh vẫn còn phân tán ở nhiều<br />
văn bản pháp luật, chưa được hệ thống hóa một cách cụ thể, rõ ràng, là một trong những nguyên<br />
nhân khiến cho nhà đầu tư nước ngoài mất nhiều thời gian tìm hiểu khi gia nhập thị trường Việt<br />
Nam. Luận văn nghiên cứu một cách tổng hợp về điều kiện đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam phần<br />
nào thể hiện được tính mới của đề tài. Đặc biệt trong bối cảnh chưa có một công trình nào trùng<br />
lặp hoàn toàn về mặt ý tưởng và cách thể hiện, đề tài mang ý nghĩa thực tiễn cho việc hoàn thiện<br />
các quy định pháp luật về điều kiện đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam trong bối cảnh gia nhập<br />
WTO.<br />
7. Bố cục luận văn<br />
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, bố cục luận văn được chia làm ba (03) chương:<br />
Chương 1: Tổng quan về điều kiện đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam<br />
Chương 2: Cam kết của Việt Nam với WTO về điều kiện đầu tư, kinh doanh<br />
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
Tài liệu tiếng Việt:<br />
<br />
1.<br />
<br />
ADB, GTZ, PMRC (2005), Giấy phép và điều kiện kinh doanh ở Việt<br />
<br />
Nam: Thực trạng<br />
<br />
và con đường ở phía trước, Hà Nội<br />
2.<br />
<br />
ASEAN (1995), Hiệp định khung Asean về dịch vụ, Thái Lan<br />
<br />
3.<br />
<br />
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), Đề tài đánh giá tình hình thi hành Luật Doanh nghiệp, Hà<br />
Nội<br />
<br />
4.<br />
<br />
Chính phủ (2010), Nghị định số 43/2010/NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp, Hà Nội<br />
<br />
5.<br />
<br />
Chính phủ (2006), Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và<br />
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, Hà Nội<br />
<br />
6.<br />
<br />
Chính phủ (2007), Nghị định 139/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 hướng dẫn chi tiết thi hành<br />
một số điều của Luật Doanh nghiệp, Hà Nội<br />
<br />
7.<br />
<br />
Chính phủ (2010), Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 10/10/2010 hướng dẫn chi tiết thi<br />
hành một số điều của Luật Doanh nghiệp, Hà Nội<br />
<br />
8.<br />
<br />
Chính phủ (2005), Nghị định 31/2005/NĐ-CP ngày 11/3/2005 về sản xuất và cung ứng sản<br />
phẩm, dịch vụ công ích, Hà Nội<br />
<br />
9.<br />
<br />
Chính phủ (2005), Nghị định 111/2005/NĐ-CP ngày 26/8/2005 quy định chi tiết thi hành<br />
Luật Xuất bản, Hà Nội<br />
<br />
10.<br />
<br />
Chính phủ (2002), Nghị định 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 hướng dẫn thi hành Luật<br />
Báo chí, Hà Nội<br />
<br />
11.<br />
<br />
Chính phủ (2003). Nghị định 27/2003/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định<br />
số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 quy định chi tiết hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt<br />
Nam, Hà Nội<br />
<br />
12.<br />
<br />
Chính phủ (2011), Nghị định số 123/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm,<br />
Hà Nội<br />
<br />
13.<br />
<br />
Chính phủ (2000), Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 quy định chi tiết hành<br />
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội<br />
<br />
14.<br />
<br />
Chính phủ (2008), Nghị định 52/2008/NĐ-CP ngày 22/04/2008 về quản lý hoạt động kinh<br />
doanh dịch vụ bảo vệ, Hà Nội<br />
<br />