Hoàn thiện các quy định pháp luật về đại học<br />
ngoài công lập ở Việt Nam<br />
Trần Quốc Khải<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn ThS. Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50<br />
Người hướng dẫn: PGS.TS. Ngô Huy Cương<br />
Năm bảo vệ: 2013<br />
Abstract. Trình bày khái niệm về Đại học ngoài công lập và pháp luật điều chỉnh đại<br />
học ngoài công lập tại Việt Nam. Nghiên cứu thực trạng pháp luật về Đại học ngoài<br />
công lập hiện nay. Trình bày định hướng hướng phát triển giáo dục ngoài công lập và<br />
đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về đại học ngoài công lập.<br />
Keywords. Luật kinh tế; Luật giáo dục; Pháp luật Việt Nam<br />
<br />
Content.<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Vào những năm cuối của thập niên 1980 của thế kỷ XX, một mô hình mới về<br />
Giáo dục và Đào tạo hệ đại học được Chính phủ cho phép hoạt động thí điểm: Trung<br />
tâm đào tạo Thăng Long do GS Hoàng Xuân Sính chủ trì. Sau một thời gian hoạt động<br />
đã cho ra trường những sinh viên chất lượng, được xã hội chấp nhận và đánh giá tích cực<br />
về một mô hình quản lý mới trong giáo dục đại học. Đến tháng 8/1994 Thủ Tướng<br />
Chính phủ ra Quyết định công nhận nâng cấp Trung tâm thành trường đại học dân lập<br />
Thăng Long, đây là sự kiện quan trọng đánh dấu sự ra đời, khởi nguồn mới mô hình đại<br />
học Ngoài công lập (NCL) ở Việt Nam.<br />
Đến nay, sau gần 20 năm phát triển đã có hơn 50 trường đại học NCL ra đời, bao<br />
gồm các loại hình: trường dân lập, tư thục và có vốn 100% đầu tư nước ngoài. Với đặc<br />
thù hoạt động tự chủ về tài chính bằng nguồn vốn chủ yếu từ ngoài ngân sách nhà nước<br />
để thu hút các nguồn lực xã hội làm giáo dục, tuân thủ pháp luật hiện hành, phù hợp với<br />
điều kiện trường đại học Việt Nam, đóng góp 1/5 quy mô đào tạo trong hệ thống giáo<br />
dục đại học nước nhà.<br />
<br />
Đã có nhiều cố gắng, nhưng nhìn chung đại học NCL nước ta vẫn phát triển<br />
chậm, chưa có bước đi vững chắc, chất lượng đào tạo yếu kém, chưa có sức đột phá để<br />
phát triển để tương quan với giáo dục khu vực và trên thế giới.<br />
Nghị quyết 14/2005/NQ – CP của Chính Phủ “Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo<br />
dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006- 2020: mục tiêu mở rộng quy mô đào tạo tỷ lệ 200<br />
sinh viên trên 1 vạn dân vào năm 2010 và 450 sinh viên vào năm 2020; trong đó 40%<br />
tổng số sinh viên thuộc sơ sở ngoài công lập”[4] chưa thực hiện được.<br />
Xã hội cũng như trong hệ thống quản lý giáo dục còn nhiều tư tưởng nhận thức<br />
hoài nghi về đại học NCL. Nhiều địa bàn thành phố còn định kiến, vô cảm, phân biệt đối<br />
sử thiếu công bằng giữa văn bằng công lập và ngoài công lập, nhiều chính sách chủ<br />
chương của Đảng về phát triển đại học NCL chưa được triển khai có hiệu quả.<br />
Để củng cố hệ thống đại học NCL của nước ta hiện nay, phù hợp nền kinh tế thị<br />
trường, hội nhập sâu rộng với nền giáo dục khu vực và thế giới, sau nhiều “thăng trầm”<br />
ngày 17/1/2005 Thủ Tướng Chính phủ ban hành Quyết định 14/2005 về mô hình hoạt<br />
động đại học tư thục, sau này được chỉnh sửa bổ xung là QĐ 61/2009 ngày17/4/2009.<br />
QĐ số 122/2006/QĐ-TTg Quyết định chuyển đổi loại hình trường từ đại học dân<br />
lập sang đại học tư thục gồm 19 trường trong phạm vi cả nước với mục đích thực hiện<br />
tốt các quyết định trên. Đây được coi là bước đột phá của Chính phủ đối với đại học<br />
NCL trong giai đoạn hiện nay. Việc chuyển đổi phải kết thúc vào ngày 30/6/2007, đến<br />
nay sau gần 7 năm thực hiện duy nhất chỉ có 2 trường đã chuyển đổi thành công, số các<br />
trường còn lại gặp rất nhiều vướng mắc khó khăn, nhiều nội dung không có hành lang<br />
pháp lý để hướng dẫn. Hiệp hội các trường đại học NCL(VIPUA) đã chủ trì nhiều cuộc<br />
gội thảo để tìm giải pháp tháo gỡ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều văn bản<br />
nhưng kết quả đem lại thật khiêm tốn. Thời gian gần đây nhiều trường đã sảy mâu thuẫn<br />
trong quá trình chuyển đổi do không giải quyết được quyền lợi tài chính của các bên...<br />
Đại học NCL là loại hình trường nhằm thực hiện những chủ chương của Đảng về<br />
xã hội hóa giáo dục, với mục đích đào tạo 200 sinh viên trên 1 vạn dân vào năm 2010 và<br />
<br />
450 sinh viên vào năm 2020, trong đó 40% tổng số sinh viên thuộc sơ sở ngoài công lập<br />
đến nay chưa thực hiện được. Nguyên nhân thì có nhiều, có thể chỉ ra những căn bản chủ<br />
yếu như: Nhiều chủ trương chính sách của Đảng đối với loại hình đại học NCL được<br />
triển khai không thấu đáo, xã hội chưa thật sự hiểu hết được vai trò mô hình này; nhiều<br />
văn bản pháp luật còn thiếu, không nhất quán, mô hình còn chắp vá, nội dung phương<br />
pháp đào tạo còn lạc hậu …<br />
Từ bức tranh toàn cảnh của giáo dục đại học NCL Việt Nam đã thể hiện những<br />
bất cập cần phải đi sâu nghiên cứ để làm rõ từ quan điểm, khái niệm, xu thế phát triển,<br />
mô hình sở hữu, tổ chức, tính tự chủ và các hình thức chính sánh ưu tiên của nhà nước<br />
về đất đai, thuế của đại học NCL Việt Nam hiện nay, để từ đó có những kiến nghị hoàn<br />
thiện những quy định, chủ chương cho pháp luật dại học NCL<br />
Trong phạm vi một đề tài Cao học tác giả không có tham vọng đề cập đến nhiều<br />
vấn đề, chỉ đi sâu nghiên cứu từ thực tiễn việc vận hành hệ thống các trường đại học<br />
NCL, từ đó chỉ ra những tồn tại trong quản lý, vận hành, các quy định và những tồn tại<br />
của pháp luật về đại học NCL hiện nay, đề xuất những giải pháp tháo gỡ.Trước tình hình<br />
trên đề tài “Hoàn thiện các quy định pháp luật về đại học ngoài công lập ở Việt Nam”<br />
đã được hình thành.<br />
2. Mục tiêu đề tài<br />
Qua thực tiễn vận hành của hệ thống đại học NCL sau hơn 20 năm được tác giả<br />
tóm lược những thành tựu, chỉ ra những tồn tại hạn chế. Đi sâu phân tích làm rõ những<br />
yếu tố khách quan, chủ quan. Đặc biệt là hệ thống pháp luật, xây dựng những đề xuất<br />
nhằm “Hoàn thiện các quy định pháp luật về đại học ngoài công lập ở Việt Nam”<br />
3. Cách tiếp cận.<br />
-Từ thực tiễn hoạt động và quá trình vận động của đại học NCL;<br />
- Hệ thống các văn bản pháp luật.<br />
<br />
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài<br />
- Đề tài được xây dựng trong quá trình thu thập thông tin từ các trường đại học<br />
NCL Việt Nam hiện nay;<br />
- Bộ giáo dục & Đào tạo, các cơ quan chức năng của nhà nước liên quan đến quản<br />
lý giáo dục đại học;<br />
- Xu thế phát triển đại học NCL ở một số nước trong khu vực;<br />
- Một số kiến nghị nhằm hoàn triện về pháp luật đại học NCL;<br />
- Tổng quan đại học NCL sau gần 20 năm ra đời và phát triển;<br />
* Thời gian: Theo 4 giai đoạn [17]<br />
+ Giai đoạn 1 từ năm (từ 1988 đến 1994) xây dựng mô hình thí điểm về giáo dục<br />
đại học Ngoài công lập;<br />
+ Giai đoạn 2 từ năm (1994 đến 1999) Xây dựng và phát triển đại học Ngoài<br />
công lập Việt nam theo Quy chế tạm thời số 196/TCCB ngày 21/01/1994 của Bộ giáo<br />
dục & Đào tạo;<br />
+ Giai đoạn 3 từ năm (2000- 2005) xây dựng và phát triển trường đại học Ngoài<br />
công lập theo Quy chế 86/2000 của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/7/2000.<br />
+ Giai đoạn 4 từ 2005 đến nay xây dựng và phát triển đại học Ngoài công lập<br />
theo Quy chế 14/2005/TTg của Chính phủ. Nay được thay thế bằng quy chế<br />
61/2009/TTG Chính phủ.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
a. Phương pháp kế thừa<br />
Kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu, chắt lọc những tiến bộ có tính khoa<br />
học, những đánh giá của các chuyên gia từ thực tiễn để phục vụ đề tài như đề tài<br />
“Phương hướng và những giải pháp chủ yếu phát triển trường đại học, cao đẳng ngoài<br />
công lập Việt Nam” do GS.TS Trần Hồng Quân làm chủ đề tài; tập thể các tác giả là<br />
<br />
những nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản lý trong và ngoài nước với nhiều bài viết, tham<br />
luận trong cuốn sách “Mô hình trường đại học tư ở Việt Nam thực trạng và triển vọng 2011, nhà xuất bản khoa học kyc thuật”. Thu thập các tài liệu của nước ngoài nhằm so<br />
sánh, rút ra bài học kinh nghiệm từ đó có những đề xuất hằm hoàn thiện pháp luật đại<br />
học Ngoài công lập của Việt Nam có hiệu quả.<br />
b. Phương pháp khác<br />
Phương pháp phân tích được dùng để làm rõ khái niệm về trường đại học NCL, bản<br />
chất và đặc điểm của đại học NCL. Ở đây cần làm rõ về chủ sở hữu trường; thế nào là<br />
trường hoạt động vì lợi nhuận, không vì lợi nhuận, phân tích những bất cập, khó khăn khi<br />
triển khai Quyết định số 122/2006/QĐ ngày 29/5/2006 của Thủ tướng về chuyển đổi loại<br />
hình trường, làm rõ thực trạng của pháp luật hiện hành điều chỉnh về các trường đại học<br />
NCL.<br />
Phương Pháp thống kê để làm rõ những kết quả đã đạt được sau hơn 20 năm hoạt<br />
động, những yếu tố khó khăn của đại học NCL hiện nay, trên các phương diện: Pháp luật<br />
do nhà nước ban hàn và ý chí chủ quan từ các trường đại học NCL.<br />
Trên cơ sở những phân tích, thống kê phương pháp tổng hợp được xử dụng để<br />
khái quát hoá, từ đó tác giả đưa ra đề xuất, kiến nghị.<br />
References.<br />
Tiếng Việt<br />
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), “Đề án đổi mới Giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn<br />
2006- 2020”, Sự bức thiết phải đổi mới giáo dục, tr.16, Hà Nội<br />
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), “Qui định nội dung, trình tự, thủ tục chuyển đổi loại<br />
hình trường đại học dân lập sang loại hình trường đại học tư thục”, Thông tư số<br />
20/2010/TT-BGD&ĐT, Hà Nội.<br />
3. Chính phủ (2000), “Qui chế trường đại học dân lập”, Quyết định số 86/2000/QĐ-TTG<br />
của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội<br />
<br />