Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về phát triển<br />
nguồn nhân lực có trình độ cao từ kinh nghiệm<br />
của Singapore<br />
Lê Thị Vân Anh<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật Kinh tế; Mã số 601 38 01 07<br />
Người hướng dẫn: TS.Ngô Đức Mạnh<br />
Năm bảo vệ: 2014<br />
<br />
Keywords. Pháp luật Việt Nam; Nguồn nhân lực; Singapore; Luật kinh tế; Nhân lực<br />
trình độ cao.<br />
<br />
Content<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br />
Từ xưa đến nay, ở Việt Nam và trên thế giới, sự tồn vong, suy thịnh của quốc gia, đều<br />
phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhân lực (NNL) của quốc gia. Trong bối cảnh phát triển mạnh<br />
mẽ của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, kinh tế trí thức và toàn cầu hoá, các nước<br />
ngày càng chú ý nhiều hơn đến phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao. Nguồn nhân lực đã<br />
trở thành lợi thế cạnh tranh của nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới. Phát huy vai trò của<br />
pháp luật để phát triển, nâng cao trình độ nguồn nhân lực ngày càng được các nước chú trọng<br />
nhằm phát huy nội lực đất nước trước sự cạnh tranh quyết liệt và gay gắt giữa các quốc gia<br />
dân tộc trên thế giới trong không gian toàn cầu hóa hiện nay.<br />
Gần ba mươi năm thực hiện công cuộc Đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và<br />
lãnh đạo, cách mạng Việt Nam đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đất<br />
nước đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, chuyển sang thời kỳ phát triển mới: đẩy<br />
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vững bước đi lên trên con đường xã hội chủ<br />
nghĩa. Những thành tựu đó tạo điều kiện căn bản và đòi hỏi phải phát triển nguồn nhân lực,<br />
<br />
nhất là nguồn nhân lực có trình độ cao (hay còn được gọi là nguồn nhân lực có chất lượng<br />
cao) để đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới.<br />
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, nguồn nhân lực có trình độ cao nước ta có sự phát<br />
triển nhanh, đóng góp quan trọng vào những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của đất nước<br />
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Pháp luật đã góp phần đặc biệt quan trọng quyết<br />
định trực tiếp đến sự phát triển nguồn nhân lực ấy của đất nước. Đại hội XI của Đảng đã xác<br />
định đột phá chiến lược: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là ngồn nhân lực chất lượng<br />
cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ<br />
phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ” [19, tr.106].<br />
Phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó vai trò<br />
của hệ thống pháp luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trên thế giới hiện nay, so với Việt Nam,<br />
mặc dù là một đất nước nhỏ bé, hầu như không có tài nguyên thiên nhiên nhưng Singapore lại là<br />
quốc gia phát triển trong số những nước hàng đầu thế giới về thu nhập tính theo đầu người và<br />
năng lực cạnh tranh quốc gia; nguồn nhân lực của Singapore được đánh giá là có trình độ và<br />
chất lượng cao so với các nước khác trong khu vực. Do đó, những kinh nghiệm quý báu của<br />
Singapore trong vấn đề phát triển nguồn nhân lực là rất hữu ích để Việt Nam có thể tham khảo<br />
và học hỏi. Vấn đề cấp bách đặt ra đối với Việt Nam là muốn phát triển đất nước thì phải có<br />
một nguồn nhân lực có chất lượng và trình độ cao, đáp ứng được các yêu cầu phát triển của<br />
quốc gia. Mà muốn có được nguồn nhân lực trình độ cao như vậy thì phải xây dựng một hệ<br />
thống pháp luật đồng bộ, thống nhất các văn bản pháp luật cụ thể quy định các vấn đề liên quan<br />
đến nguồn nhân lực có trình độ cao để hướng tới mục đích có được nguồn nhân lực có trình độ<br />
cao đủ sức đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc<br />
tế trong thời kỳ mới, góp phần thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản là một nước<br />
công nghiệp theo hướng hiện đại, xây dựng thành công xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ,<br />
công bằng, văn minh như Đảng ta xác định.<br />
Những vấn đề đó đã đặt ra một cách rất cấp bách đối với nước ta hiện nay cả về lý<br />
luận và thực tiễn, đòi hỏi phải được nghiên cứu thấu đáo. Với ý nghĩa đó, tác giả lựa chọn đề<br />
tài: “Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao từ kinh<br />
nghiệm của Singapore” cho luận văn thạc sĩ của mình.<br />
2. Tình hình nghiên cứu<br />
Ở Việt Nam cho đến nay, trong thực tiễn phát triển kinh tế của đất nước, thuật ngữ<br />
NNL có trình độ cao (hay còn gọi là NNL chất lượng cao) được dùng khá phổ biến mặc dù<br />
thuật ngữ này chưa thấy xuất hiện trong từ điển Bách Khoa Việt Nam cũng như các từ điển<br />
tiếng Việt hay từ điển kinh tế khác. Đã có một số đề tài khoa học, luận án, luận văn … nghiên<br />
cứu các vấn đề liên quan đến nội dung này, cụ thể như:<br />
<br />
Tác giả Lê Thị Hồng Điệp (2005), Luận án tiến sĩ kinh tế chính trị, “Phát triển nguồn<br />
nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam”.<br />
Viện Chiến lược phát triển của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006) đã chủ trì triển khai<br />
nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ với chủ đề “Nguồn nhân lực chất lượng cao: Hiện trạng<br />
phát triển, sử dụng và các giải pháp tăng cường”.<br />
PGS.TS. Phạm Hồng Tung (chủ biên) (2008), Sách chuyên khảo, “Lược khảo về kinh<br />
nghiệm phát hiện, đào tạo và sử dụng nhân tài trong lịch sử Việt Nam”.<br />
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học<br />
(2010), Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2010, “Phát triển<br />
nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với<br />
kinh tế tri thức”.<br />
TS. Nguyễn Hữu Dũng (2002), Tạp chí Lý luận chính trị số 8 T8/2002, “Phát triển<br />
nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và<br />
hội nhập quốc tế”.<br />
PGS.TS. Đàm Đức Vượng (2008), “Báo cáo khoa học tại Hội thảo quốc tế Việt Nam<br />
học lần thứ ba với chủ đề: Việt nam, Hội nhập và phát triển, Thực trạng và giải pháp về phát<br />
triển nguồn nhân lực ở Việt Nam”, T12/2008.<br />
Tác giả Nguyễn Tiến Dũng, Đỗ Văn Dạo, Tạp chí Lao động và xã hội, số 329 tháng<br />
2/2008, “Vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay”.<br />
GS.TS. Hoàng Văn Châu (2009), Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 38/2009, “Phát triển<br />
nguồn nhân lực chất lượng cao cho hội nhập kinh tế - vấn đề cấp bách sau khủng hoảng”.<br />
GS.TS. Nguyễn Văn Khánh, TS Hoàng Thu Hương (2010), Tạp chí nghiên cứu con<br />
người số 1/2010, “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng<br />
và triển vọng”.<br />
Thượng tướng, VS.TS. Nguyễn Huy Hiệu (2011), Tạp chí Tổ chức Nhà nước số<br />
6/2011, “Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ<br />
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN theo tinh thần nghị quyết của Đại hội Đảng<br />
toàn quốc lần thứ XI”.<br />
Hầu hết các công trình nghiên cứu trên đều đi sâu phân tích các giải pháp, chiến lược<br />
một cách khái quát, tổng thể về phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao như các giải pháp về<br />
giáo dục - đào tạo, các vấn đề cần đặt ra đối với nguồn nhân lực có trình độ cao trong thời đại<br />
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hay là đối với nền kinh tế tri thức... tuy nhiên chưa có công<br />
trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, cụ thể về việc việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam<br />
về phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao.<br />
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi, phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
* Mục đích nghiên cứu<br />
Trên cơ sở phân tích một số khái niệm chung về nguồn nhân lực và phát triển nguồn<br />
nhân lực có trình độ cao, luận văn đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam và<br />
Singapore về phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, từ đó đưa ra phương hướng và giải<br />
pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao trên cơ sở<br />
tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của Singapore.<br />
* Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn tập trung vào những nhiệm vụ cụ thể sau:<br />
Một là, phân tích tổng quát các vấn đề lý luận về pháp luật nguồn nhân lực và phát<br />
triển nguồn nhân lực có trình độ cao.<br />
Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về nguồn nhân lực có trình độ cao ở Việt<br />
Nam hiện nay, từ đó rút ra được các hạn chế và nguyên nhân tồn tại của hệ thống pháp luật về<br />
nguồn nhân lực có trình độ cao ở Việt Nam.<br />
Ba là, phân tích, đánh giá kinh nghiệm Singapore, nhất là kinh nghiệm pháp luật về<br />
phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao.<br />
Bốn là, đề xuất các ý kiến về phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật<br />
Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao.<br />
* Phạm vi nghiên cứu<br />
Với khuôn khổ của Luận văn, luận văn sẽ tập trung đi sâu phân tích các vấn đề lý luận<br />
về pháp luật phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, thực trạng pháp luật Việt Nam về phát<br />
triển nguồn nhân lực có trình độ cao và kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao<br />
của Singapore.<br />
* Phương pháp nghiên cứu<br />
Luận văn được hoàn thành trên cơ sở vận dụng các phương pháp luận duy vật biện<br />
chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam.<br />
Luận văn cũng sử dụng những phương pháp nghiên cứu luật học truyền thống như phương<br />
pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương<br />
pháp lịch sử, tư duy logic, phương pháp quy nạp, diễn giải … nhằm làm sáng tỏ nội dung và<br />
phạm vi nghiên cứu của đề tài.<br />
4. Những đóng góp mới của luận văn<br />
Luận văn góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận pháp luật về nguồn nhân lực có<br />
trình độ cao, phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao và tầm quan trọng của việc phát triển<br />
nguồn nhân lực có trình độ cao ở Việt Nam hiện nay.<br />
<br />
Luận văn phân tích, đánh giá được thực trạng pháp luật Việt Nam về phát triển nguồn<br />
nhân lực có trình độ cao và kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao của<br />
Singapore.<br />
Luận văn đề xuất một số phương hướng và giải pháp mang tính lý luận và thực tiễn<br />
theo kinh nghiệm của Singapore nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về phát triển<br />
nguồn nhân lực có trình độ cao.<br />
5. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn bao gồm 3<br />
chương:<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực có trình độ<br />
cao.<br />
Chương 2: Thực trạng pháp luật về nguồn nhân lực có trình độ cao ở Việt Nam và<br />
Singapore hiện nay.<br />
Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về phát triển<br />
nguồn nhân lực có trình độ cao theo kinh nghiệm của Singapore.<br />
<br />
Reference<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
I.<br />
<br />
Tiếng Việt<br />
<br />
1.<br />
<br />
Báo Nhân dân (2010), Kinh tế Việt Nam là hiện tượng thần kỳ châu Á, số ra ngày<br />
30/11/2010, tr.8.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Nguyễn Duy Bắc (Chủ nhiệm) (2013), Đặc điểm của con người Việt Nam với việc đào<br />
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện<br />
Chính trị -Hành chính quốc gia, Hà Nội.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Báo cáo tổng kết năm học 2012 – 2013, Hà Nội.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Nguồn nhân lực chất lượng cao: Hiện trạng phát triển,<br />
sử dụng và các giải pháp tăng cường, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Chiến lược phát<br />
triển, Hà Nội.<br />
<br />
5.<br />
<br />
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2013), Kết quả khảo sát nhân lực KH – CN năm<br />
2013, Viện Khoa học – Lao động Xã hội, Hà Nội.<br />
<br />
6.<br />
<br />
Chu Văn Cấp (2012), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần phát triển bền<br />
vững Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, (9/839), tr.54-58.<br />
<br />
7.<br />
<br />
C.Mác – Ph.Ăngghen (1995), C.Mác – Ph.Ăngghen toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc<br />
gia, Hà Nội.<br />
<br />