Những vấn đề pháp lý trong giai đoạn tiền công<br />
ty theo pháp luật Việt Nam<br />
Nguyễn Thị Thúy Hằng<br />
Khoa Luật, Đại Học Quốc Gia Hà Nội<br />
Luận văn ThS. Luật kinh tế; Mã Số: 60 38 50<br />
Nghd: PGS.TS. Ngô Huy Cương<br />
Năm bảo vệ: 2013<br />
<br />
Abstract: Trình bày cơ sở lý luận chung về công ty, đặc biệt là giai đoạn tiền công ty.<br />
Nghiên cứu thực trạng xây dựng pháp luật công ty ở Việt Nam và sự điều chỉnh pháp luật<br />
của nước ta về giai đoạn tiền công ty. Phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam<br />
về tiền công ty qua các quy định pháp luật; giao dịch tiền công ty vô hiệu cũng như nguyên<br />
nhân vộ hiệu và việc xử lý giao dịch tiền công ty vộ hiệu. Kiến nghị một số định hướng xây<br />
dựng khung pháp luật về giai đoạn tiền công ty.<br />
Keywords: Luật kinh tế; Pháp lý; Công ty; Pháp luật Việt Nam<br />
Contents:<br />
Mở đầu<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
“Công ty” là một trong những chủ thể quan trọng của luật kinh tế và cũng là chủ thể được<br />
quan tâm hàng đầu trong đời sống kinh tế - xã hội. Do đó, bất cứ người học luật lẫn người làm ăn<br />
kinh doanh nào cũng có nhu cầu tìm hiểu pháp luật về các công ty. Đây là một xu hướng chung<br />
và thiết yếu trong xã hội hiện đại.<br />
Cần nhận thức rằng, hiểu về “công ty” không chỉ bó hẹp trong phạm vi từ lúc công ty chính<br />
thức hoạt động đến khi chấm dứt số phận pháp lý bằng các thủ tục như giải thể, phá sản… mà<br />
<br />
cũng cần một cái nhìn toàn diện và thấu suốt về thời kỳ tiền công ty - bước đệm không thể thiếu<br />
cho việc thành lập công ty và tạo nên địa vị pháp lý cần thiết cho công ty sau này.<br />
Hiện nay, các vấn đề cơ bản của giai đoạn tiền công ty đã được quy định khá cụ thể trong<br />
pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới, các công trình nghiên cứu có tính chất độc lập, chuyên<br />
sâu hay tổng quát về vấn đề này cũng tồn tại không ít. Thế nhưng, thực tế ở Việt Nam, “tiền công<br />
ty” dường như vẫn chưa có được sự quan tâm cần thiết từ phía nhà làm luật và cả các chủ thể có<br />
mong muốn kinh doanh. Điều luật sơ sài, thậm chí là thiếu vắng đã khiến cho giai đoạn này trở<br />
nên “lu mờ” khi tìm hiểu về công ty nói chung và luật công ty nói riêng.<br />
Thực trạng trên có lẽ xuất phát từ quan điểm cho rằng, tiền công ty là quan trọng nhưng<br />
không phải là tất cả đối với công ty, cũng không ảnh hưởng rõ nét đến sự tồn tại và phát triển của<br />
công ty. Tuy nhiên, nếu giai đoạn này không được chuẩn bị chu đáo thì liệu công ty có đứng<br />
vững trên thương trường? Nếu các vấn đề về tiền công ty không được xem xét một cách hợp lý<br />
thì một số tranh chấp sau này của công ty có tìm được cách giải quyết thoả đáng? Đáng nói hơn,<br />
không có tiền công ty thì công ty có thể ra đời được không? Và rất nhiều những câu hỏi khác<br />
được đặt ra để làm rõ vai trò của giai đoạn này trong quá trình hình thành và phát triển của công<br />
ty cũng như những quy định pháp luật điều chỉnh giai đoạn này.<br />
Những năm gần đây, pháp luật về công ty thường xuyên được sửa đổi, thậm chí có những<br />
vấn đề buộc phải thay đổi tận gốc do quan niệm sai lầm của một số nhà làm luật. Số lượng công<br />
ty trên thực tế phát triển nhanh chóng, kéo theo đó là vô vàn tranh chấp cần giải quyết ngay từ<br />
khâu thành lập. Thế nhưng, với những nhận thức chưa đầy đủ, quy phạm pháp luật sơ sài, việc<br />
xét xử tranh chấp đối với các vấn đề tiền công ty như hợp đồng thành lập công ty, hợp đồng giữa<br />
sáng lập viên với bên thứ ba…. dường như chưa hiệu quả.<br />
Xuất phát từ thực tiễn như vậy, tác giả chọn đề tài “Những vấn đề pháp lý trong giai đoạn<br />
tiền công ty theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. Đây không phải là một vấn đề hoàn<br />
toàn mới theo pháp luật Việt Nam nhưng lại chưa được quan tâm và có sự điều chỉnh cần thiết cả<br />
về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Đề tài này về cơ bản cũng không trùng lặp với những công trình<br />
nghiên cứu đã có trong giới luật học.<br />
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan<br />
<br />
Nhìn chung, pháp luật về công ty được sự quan tâm rộng rãi không chỉ trong giới luật học<br />
mà cả trong đời sống thường nhật. Do đó, các công trình nghiên cứu hay sách báo tham khảo về<br />
chế định này được viết khá nhiều như Giáo trình Luật kinh tế - Khoa Luật, Đại học Quốc Gia Hà<br />
Nội; Giáo trình Luật kinh tế - Đại học Luật Hà Nội; Một số vấn đề về công ty và hoàn thiện pháp<br />
luật về công ty ở Việt Nam hiện nay - Nguyễn Thị Thu Vân;…<br />
Riêng những đề tài có liên quan trực tiếp hay gián tiếp về giai đoạn tiền công ty cũng<br />
không ít. Có thể kể đến một số công trình như: “Luật Thương mại Việt Nam dẫn giải” của nhóm<br />
tác giả Lê Tài Triển (chủ biên), Nguyễn Vạng Thọ và Nguyễn Tân; “Hợp đồng thành lập công ty<br />
ở Việt Nam” - Luận án tiến sĩ luật học của Ngô Huy Cương; “Công ty vô hiệu” - Luận văn thạc sĩ<br />
luật học của Nguyễn Hồng Minh;…<br />
Tuy vậy, chưa có một đề tài nghiên cứu chuyên sâu và tổng quát về vấn đề tiền công ty<br />
theo pháp luật Việt Nam hiện nay.<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br />
Thông qua việc tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam, có sự so sánh, đối chiếu với<br />
pháp luật nước ngoài, luận văn hướng tới mục đích nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ<br />
các quy định trong lĩnh vực tiền công ty. Từ đây có thể tìm kiếm và phát hiện những tiến bộ,<br />
thiếu sót của pháp luật Việt nam, làm định hướng để đưa ra những kiến nghị hoàn thiện khung<br />
pháp luật về vấn đề này. Bên cạnh đó, luận văn cũng chỉ ra vị trí quan trọng của tiền công ty<br />
trong tổng thể chung của công ty và pháp luật về công ty.<br />
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:<br />
- Nghiên cứu cơ sở lý luận chung về công ty, đặc biệt là giai đoạn tiền công ty. Xác định<br />
“tiền công ty” là vấn đề trung tâm của luận văn, cần đào sâu tìm hiểu một cách đúng đắn và toàn<br />
diện.<br />
- Nghiên cứu các vấn đề pháp lý đặc thù của tiền công ty, trong đó tập trung vào vấn đề<br />
mang tính bản chất của giai đoạn này là các giao dịch (hợp đồng) tiền công ty. Vấn đề về sáng lập<br />
viên cũng được đề cập ít nhiều với tư cách là một trong những nội dung cơ bản của giai đoạn tiền<br />
công ty, tuy nhiên, không phải là vấn đề mấu chốt trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.<br />
<br />
- Phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về tiền công ty.<br />
- Kiến nghị một số định hướng xây dựng khung pháp luật về tiền công ty.<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
Chế định pháp luật về công ty là một chế định rộng, liên quan đến nhiều yếu tố pháp lý lẫn<br />
thực tiễn như: các loại hình công ty, các học thuyết pháp lý về bản chất công ty, thành lập, hoạt<br />
động, giải thể hoặc phá sản công ty… Luận văn không có tham vọng nghiên cứu toàn bộ chế định<br />
này mà chỉ tập trung vào giai đoạn tiền công ty để làm rõ các vấn đề có tính nguyên tắc cần thiết cho<br />
việc xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực này.<br />
Sự phân biệt giữa tiền công ty và công ty bắt đầu có tư cách pháp nhân một cách cụ thể là<br />
vấn đề cần thiết về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Luận văn chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu ở giai<br />
đoạn tiền công ty, do đó sẽ không đi sâu vào các vấn đề của công ty khi đã được công khái hoá và<br />
chính thức hoạt động. Theo đó, các vấn đề pháp lý chỉ đặt trong giới hạn trước khi công ty chính<br />
thức được thành lập. Tuy nhiên, để đảm bảo tính toàn diện của vấn đề, một số tình huống phát<br />
sinh sau giai đoạn tiền công ty nhưng là hệ quả của giai đoạn này (chẳng hạn hợp đồng thành lập<br />
công ty vô hiệu dẫn đến công ty vô hiệu) cũng sẽ được xem xét một cách thấu đáo, có sự liên hệ<br />
với các quy phạm pháp luật cả trước, trong và sau giai đoạn tiền công ty.<br />
Luận văn cũng không dàn trải quy định pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới mà chỉ đi<br />
sâu phân tích và giải quyết các quy định của pháp luật Việt Nam. Luật pháp quốc tế chỉ mang ý<br />
nghĩa định hướng và là nền tảng pháp lý thiết yếu cho việc tìm hiểu các quy định của pháp luật<br />
Việt Nam. Tuy nhiên, luận văn sẽ có sự so sánh ở mức độ nhất định nhằm đánh giá các quy định<br />
của pháp luật Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp cho một khung pháp luật chặt<br />
chẽ và đúng đắn về vấn đề này.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Là một đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, luận văn được nghiên cứu chủ yếu dựa trên<br />
phương pháp luận của chủ nghĩa Mac – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp<br />
luật, dựa vào các văn bản pháp luật của Việt Nam và thế giới về công ty và tiền công ty, các sách,<br />
báo, bài viết tham khảo có liên quan…<br />
<br />
Trên cơ sở đó, ngoài phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của<br />
chủ nghĩa Mac – Lênin, tác giả còn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để làm rõ<br />
vấn đề.<br />
6. Ý nghĩa của đề tài<br />
Hiện nay, ở nước ta các quy định pháp lý điều chỉnh vấn đề tiền công ty còn rất thiếu vắng,<br />
có chăng chỉ là những quy định rời rạc và có phần thiếu sót, chưa thể hiện được cái nhìn tổng<br />
quan và thấu đáo về vấn đề này.<br />
Luận văn kế thừa những công trình nghiên cứu đã có về các vấn đề liên quan nhưng vẫn<br />
phần nào thể hiện được tính mới của đề tài. Đặc biệt trong bối cảnh chưa có một công trình nào<br />
trùng lặp hoàn toàn về mặt ý tưởng và cách thể hiện, đề tài mang ý nghĩa lý luận cho việc xây<br />
dựng những quy phạm pháp luật đầy đủ và toàn diện hơn, làm cơ sở lý luận cho việc áp dụng<br />
trong thực tiễn thành lập và giải quyết tranh chấp về công ty. Những phân tích và kiến nghị của<br />
đề tài hy vọng sẽ có ý nghĩa thiết thực trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật công ty<br />
của Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tề và đáp ứng nhu cầu thời đại.<br />
7. Bố cục luận văn<br />
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, bố cục luận văn được chia làm ba (03) chương:<br />
Chương 1: Lý luận tổng quát về giai đoạn tiền công ty<br />
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về giai đoạn tiền công ty<br />
Chương 3: Kiến nghị khung pháp luật liên quan đến giai đoạn tiền công ty<br />
<br />