Pháp luật lao động Việt Nam trong việc bảo vệ<br />
quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng<br />
lao động<br />
Nguyễn Hồng Minh<br />
Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
Luận văn ThS. Luật: 60 38 50<br />
Người hướng dẫn : PGS. TS. Lê Thị Hoài Thu<br />
Năm bảo vệ: 2013<br />
90 tr .<br />
Abstract. Tìm hiểu những chế định pháp luật điều chỉnh vấn đề bảo vệ quyền và lợi<br />
ích hợp pháp của nguời sử dụng lao động (NSDLĐ) theo quy định của pháp luật lao<br />
động (PLLĐ) Việt Nam hiện hành. Tìm hiểu thực trạng áp dụng các quy định trên và<br />
đưa ra nhận định về những ưu điểm, hạn chế của pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của<br />
NSDLĐ tại Việt Nam dựa trên 2 tiêu chí chủ yếu sau: Có đáp ứng được yêu cầu của<br />
thực tiễn khách quan hay không? Hiệu quả áp dụng pháp luật trong thực tiễn. Đưa ra<br />
một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của NSDLĐ..<br />
Keywords. Pháp luật Việt Nam; Luật kinh tế; Luật lao động; Người sử dụng lao động<br />
<br />
Content.<br />
<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Trong hệ thống chủ thể của QHLĐ, NSDLĐ giữ một vị trí rất quan trọng.<br />
Tuy nhiên, trên thực tế và trong những quy định của PLLĐ, người ta thường<br />
quan tâm và bảo vệ quyền và lợi ích NLĐ hơn bởi quan niệm NLĐ là đối tượng<br />
yếu thế, dễ bị bất lợi hơn trong tương quan với NSDLĐ. Trong những năm gần<br />
đây, các tranh chấp lao động xảy ra nhiều hơn, thường xuyên hơn, trong đó<br />
quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ bị xâm hại cũng chiếm một phần tương<br />
đối lớn. Đã đến lúc phải nhận thấy việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của<br />
NSDLĐ cũng cần được coi trọng trong mối tương quan với việc bảo vệ quyền<br />
<br />
và lợi ích của NLĐ. Trên thực tế, có những tranh chấp lao động xảy ra mà<br />
nguyên nhân chủ yếu là do trình độ chuyên môn của NLĐ kém, tính kỷ luật thấp<br />
và trình độ hiểu biết luật pháp hạn hẹp dẫn đến việc gây thiệt hại không nhỏ cho<br />
NSDLĐ trong việc ổn định và phát triển doanh nghiệp. Do đó việc nghiên cứu<br />
về vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ dưới góc độ PLLĐ là<br />
hết sức cần thiết. Sở dĩ pháp luật cần hoàn thiện những quy định này bởi những<br />
lý do sau đây:<br />
Thứ nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ là một trong<br />
những nguyên tắc cơ bản của PLLĐ.<br />
Thứ hai, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ là một trong những<br />
nhân tố góp phần nhanh chóng bình ổn lại QHLĐ.<br />
Thứ ba, với tư cách là một chủ thể bình đẳng với những NLĐ và với việc<br />
thực thi nguyên tắc: “trước pháp luật, mọi người đều bình đẳng”, PLLĐ cần thiết<br />
phải bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ. Có như vậy mới tạo<br />
được tâm lý yên tâm cho các chủ sử dụng lao động trong nước cũng như các nhà<br />
đầu tư nước ngoài rằng Nhà nước Việt Nam không “làm ngơ” trước lợi ích của<br />
họ, vẫn luôn tạo điều kiện thuận lợi để họ đầu tư và kinh doanh có hiệu quả.<br />
Thứ tư, xuất phát từ thông lệ pháp luật trên thế giới. Nhiều quốc gia như<br />
Pháp, Đức, Philippin… đã và đang duy trì các quy định hợp lý nhằm bảo vệ<br />
quyền và lợi ích của NSDLĐ. Thậm chí, coi đây như một yếu tố thu hút đầu tư<br />
nước ngoài. Đó cũng là một trong những lý do mà các nhà lập pháp Việt Nam<br />
tính đến khi đặt ra các quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của<br />
NSDLĐ.<br />
Với ý tưởng nêu trên, luận văn này sẽ đề cập tới các quy định hiện hành về<br />
việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ. Trên cơ sở đánh giá tính khả<br />
thi, tính hợp lý của các quy định này để đưa ra những đề xuất cụ thể với hy vọng<br />
bảo vệ được lợi ích của NSDLĐ, nhưng vẫn dung hoà được với lợi ích của NLĐ<br />
và những chủ thể khác có liên quan trong QHLĐ.<br />
<br />
2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br />
PLLĐ về việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ là vấn đề<br />
nóng bỏng đối với tất cả các nước đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt<br />
Nam. Hiện nay cũng đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu, bài viết đề cập<br />
đến vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ không chỉ ở Việt Nam<br />
mà còn ở các quốc gia khác trên thế giới. Vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp<br />
pháp của NSDLĐ cũng đã được không ít tác giả nghiên cứu và đề cập dưới các<br />
góc độ và khía cạnh khác nhau, trong số đó phải kể đến các bài viết, tạp chí<br />
nghiên cứu trực tiếp như: “Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng<br />
lao động trong các cuộc đình công bất hợp pháp” của ThS.Nguyễn Hằng Hà, tạp<br />
chí Luật học số 1/2008; “Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng<br />
lao động trước, trong và sau đình công” của TS. Đỗ Ngân Bình, tạp chí khoa học<br />
pháp lý, bài viết “Tổ chức đại diện của NSDLĐ” của TS. Lưu Bình Nhưỡng<br />
đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số tháng 5 năm 2007, v.v…<br />
Ngoài ra, vấn đề nghiên cứu và tìm hiểu các quy định pháp luật có liên<br />
quan đến quyền và lợi ích của người sử dụng lao động cũng có một số công trình<br />
nghiên cứu khác như: “Pháp luật lao động về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp<br />
của NSDLĐ” - Luận văn Thạc sỹ luật học của tác giả Trần Kiều Trang, trường<br />
Đại học Luật Hà Nội năm 2006…<br />
Qua các kết quả nghiên cứu của các bài viết và luận văn trên đã đề cập về<br />
các vấn đề liên quan đến pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của<br />
NSDLĐ. Tuy nhiên, từ khi BLLĐ 2012 được ban hành và có hiệu lực chưa có<br />
công trình nào nghiên cứu sâu sắc về vấn đề bảo vệ NSDLĐ trong quan hệ lao<br />
động hiện nay, hoặc đó mới là các nghiên cứu ở một góc cạnh, một mức độ nhất<br />
định mà chưa đề cập đầy đủ và toàn diện.<br />
Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có và sự tìm hiểu nghiêm túc, tác giả đã<br />
lựa chọn đề tài: “Pháp luật lao động Việt Nam trong việc bảo vệ quyền và lợi<br />
<br />
ích hợp pháp của người sử dụng lao động”.<br />
Tác giả hy vọng đề tài này có ý nghĩa cho việc xây dựng những quy phạm<br />
pháp luật trong lĩnh vực lao động, phù hợp với luật pháp quốc tế và là cơ sở cho<br />
việc áp dụng ở Việt Nam. Những kiến nghị của đề tài hy vọng sẽ là một trong<br />
những cơ sở cho việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật của<br />
Việt Nam nhằm mục đích vừa thực hiện đúng các cam kết quốc tế vừa bảo vệ<br />
được lợi ích của Nhà nước, lợi ích của NSDLĐ vừa bảo vệ được lợi ích chính<br />
đáng của NLĐ. Hy vọng rằng những kết quả nghiên cứu mà luận văn đạt được<br />
có thể được sử dụng để làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan xây dựng pháp<br />
luật, các nhà lập pháp cũng như cho công tác nghiên cứu giảng dạy và đào tạo về<br />
pháp luật.<br />
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài<br />
Đề tài nghiên cứu nói trên nhằm hướng tới những mục tiêu sau đây:<br />
Thứ nhất, tìm hiểu những chế định pháp luật điều chỉnh vấn đề bảo vệ<br />
quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ theo quy định của PLLĐ Việt Nam hiện<br />
hành.<br />
Thứ hai, tìm hiểu thực trạng áp dụng các quy định trên và đưa ra nhận định<br />
về những ưu điểm, hạn chế của pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của NSDLĐ<br />
tại Việt Nam dựa trên 2 tiêu chí chủ yếu sau:<br />
i) Có đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn khách quan hay không?<br />
ii) Hiệu quả áp dụng pháp luật trong thực tiễn<br />
Thứ ba, từ những đánh giá trên, đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện<br />
pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của NSDLĐ.<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Trong PLLĐ, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ được thể<br />
hiện ở nhiều nội dung và khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, luận văn chỉ tập trung<br />
nghiên cứu các vấn đề về quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ được quy định<br />
<br />
trong PLLĐ Việt Nam hiện hành, cụ thể trong các khía cạnh sau: thuê mướn,<br />
tuyển dụng lao động, quản lý lao động, bồi thường thiệt hại về tài sản và giải<br />
quyết tranh chấp lao động.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Luận văn được thực hiện trên cở sở vận dụng phương pháp luận của chủ<br />
nghĩa Mác - Lênin với phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để giải quyết<br />
các vấn đề về liên quan đến việc nghiên cứu pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích<br />
hợp pháp của NSDLĐ. Đồng thời, luận văn còn dựa trên cơ sở các quan điểm,<br />
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc hoàn thiện pháp luật hiện<br />
hành về đảm bảo quyền lợi cho NSDLĐ, tạo điều kiện cho QHLĐ trở nên hài<br />
hòa, ổn định.<br />
Bên cạnh đó trong từng nội dung cụ thể của luận văn, tác giả cũng đã sử<br />
dụng phối hợp các phương pháp tổng hợp, so sánh, đối chiếu, phương pháp phân<br />
tích, đánh giá... để làm sáng tỏ các vấn đề cần nghiên cứu.<br />
6. Cơ cấu luận văn<br />
Luận văn gồm lời nói đầu, 3 chương và kết luận:<br />
Chương 1: Khái quát chung về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của<br />
NSDLĐ trong PLLĐ<br />
Chương 2: Thực trạng PLLĐ trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp<br />
của NSDLĐ ở Việt Nam hiện nay<br />
Chương 3: Phương hướng hoàn thiện PLLĐ Việt Nam trong việc bảo vệ quyền<br />
và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
I. Tiếng Việt<br />
1. Chính phủ (2013), Nghị định số 41/2013/NĐ-CP ngày 08/5/2013, Quy định<br />
chi tiết thi hành Điều 220 của Bộ luật lao động về Danh mục đơn vị sử dụng<br />
<br />