Pháp luật về đào tạo nghề - thực trạng trong<br />
các doanh nghiệp tại tỉnh Nam Định<br />
Vũ Thị Hương<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật Kinh tế; Mã số 60 38 50<br />
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Thị Hoài Thu<br />
Năm bảo vệ: 2013<br />
<br />
Abstract. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về đào tạo nghề và pháp luật về<br />
đào tạo nghề. Đây chính là cơ sở cần thiết cho việc nhìn nhận các cơ sở dạy và học<br />
nghề hiện nay. Nghiên cứu và phân tích thực trạng pháp luật về đào tạo nghề và việc<br />
dạy và học nghề tại các doanh nghiệp của tỉnh Nam Định. Đưa ra những vướng mắc,<br />
bất cập trong các quy định của pháp luật về dạy và học nghề, đồng thời đề xuất các<br />
giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật trong việc dạy và học<br />
nghề tại các doanh nghiệp của Tỉnh Nam Định.<br />
Keywords. Luật kinh tế; Pháp luật Việt Nam; Luật lao động; Đào tạo nghề.<br />
<br />
Content<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Đứng trước những yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao về nguồn nhân lực, vấn đề đào tạo<br />
công nhân lành nghề đáp ứng nhu cầu của xã hội đang trở thành vấn đề quan trọng và cấp<br />
bách của các cơ sở dạy nghề và của các doanh nghiệp. Nhằm góp phần thực hiện Nghị quyết<br />
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 10 là:<br />
“Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất<br />
và tinh thần của nhân dân. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển<br />
kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa đất nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo<br />
<br />
hướng hiện đại vào năm 2020”. Ngoài ra mục tiêu phát triển giáo dục nghề nghiệp 2001 –<br />
2010 đã chỉ rõ: Đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng dạy nghề với nâng cao ý thức kỷ luật<br />
lao động, tác phong lao động hiện đại. Gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng, gắn việc làm trong<br />
các khu công nghiệp, khu chế xuất, con người là nguồn nhân lực quyết định sự phát triển của<br />
đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần tạo sự chuyển biến cơ bản toàn diện<br />
về giáo dục trong đó ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực.<br />
Giáo dục đào tạo giữ vai trò then chốt trong phát huy nguồn lực của con người, cần<br />
phải đảm đương sứ mệnh đào tạo ra những người lao động có khả năng thích ứng với những<br />
thay đổi công nghệ, những biến động của việc làm, sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Nhận thức<br />
vấn đề này vài năm trở lại đây Việt Nam đã xây dựng và phát triển mạnh hệ thống các trường<br />
nghề, các trường kỹ thuật với mong muốn nhanh chóng đạt chuẩn khu vực và thế giới để<br />
không ngừng tăng cường nguồn nhân lực cho thị trường trong nước và hội nhập với nền kinh<br />
tế toàn cầu.<br />
Theo Điều 6 Luật Dạy nghề 2006, dạy nghề gồm có ba cấp: Sơ cấp nghề, trung cấp<br />
nghề và cao đẳng nghề. Mỗi năm hệ thống dạy nghề trong cả nước đào tạo ra hàng triệu người<br />
lao động. Tuy nhiên thời gian học nghề trong các trường đó là dài hơn, tốn kém hơn, việc<br />
được thực hành ít hơn, sản phẩm trong quá trình học làm ra về không được trả công, học xong<br />
người học lại phải tự tìm việc làm....Trong khi đó "doanh nghiệp tuyển người vào học nghề,<br />
tập nghề theo thời hạn cam kết trong hợp đồng thì không phải đăng ký và không thu học phí.<br />
Thời gian học nghề, tập nghề được tính vào thâm niên làm việc tại doanh nghiệp. Trong thời<br />
gian học nghề, tập nghề nếu trực tiếp hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp thì<br />
được trả công theo thỏa thuận". Như vậy về mặt số lượng người học nghề trong các hệ thống<br />
trường là khá khá dồi dào nhưng năng lực của người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu<br />
công việc, dẫn đến lãng phí nguồn ngân sách của nhà nước, cơ hội tìm được việc làm phù<br />
hợp với trình độ còn thấp. Trong khi đó việc nhiều doanh nghiệp để có nguồn nhân lực như<br />
mong muốn, sau khi tuyển lao động về phải đào tạo lại nghề cho công nhân của mình, người<br />
học nghề trong doanh nghiệp sẽ gần với thực tế nhu cầu công việc của doanh nghiệp.<br />
Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Nhà nước và xã hội công tác đào tạo<br />
nghề đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên so với đồi hỏi thực tế của thị trường lao<br />
động thì công tác đào tạo nghề ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa đáp ứng được. Trên thực tế<br />
ngoài việc tuyển dụng lao động đã qua đào tạo nghề thì các doanh nghiệp cũng tự tổ chức đào<br />
tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động.<br />
Ở Việt Nam trong nhiều năm qua các doanh nghiệp đã khá tích cực tham gia vào hoạt<br />
<br />
động đào tạo nghề dưới các hình thức khác nhau như đào tạo tại doanh nghiệp hoặc liên kết<br />
với các cơ sở đào tạo nghề. Cách thức tổ chức đào tạo nghề như vậy rất có lợi cho người học<br />
nghề, vì họ không phải lo tìm việc sau khi học nghề xong. Tuy nhiên trên thực tế các doanh<br />
nghiệp lại rất lo ngại việc đào tạo nghề, đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động vì lợi<br />
ích thu được từ khoản đầu tư này khó thu lại được, và còn lo ngại sau khi đào tạo xong người<br />
lao động không tiếp tục làm việc cho doanh nghiệp. Nhưng cũng phải nói trên thực tế doanh<br />
nghiệp nào chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho lao động trong<br />
doanh nghiệp mình thì dù trước mắt có thể thấy là chưa có lợi, lại dễ có thể bị mất đi số lao<br />
động nhất định đã qua đào tạo, nhưng nhìn cách tổng thể chất lượng nguồn nhân lực của<br />
doanh nghiệp vẫn tăng và quan trọng hơn là doanh nghiệp tạo được sự yên tâm cho người lao<br />
động trong doanh nghiệp của mình.<br />
Với những ưu thế như vậy thì đào tạo nghề cần được chú trọng phát triển hơn trong<br />
thời gian tới. Nhà nước cũng có những chính sách kịp thời, cụ thể để đảo bảo phát triển đào<br />
tạo nghề đạt hiệu quả, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước tới công tác đào tạo nghề.<br />
Các chính sách, các quy định của pháp luật Việt Nam cần có thêm những khuyến khích, ưu<br />
đãi, đồng thời khắc phục những quy định chưa phù hợp với thực tế để thu hút được doanh<br />
nghiệp đầu tư hơn nữa vào việc đào tạo nghề.<br />
Chính vì lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Pháp luật về đào tạo nghề - Thực<br />
trạng trong các doanh nghiệp tại Tỉnh Nam Định” làm luận văn thạc sỹ Luật học của mình.<br />
2. Tình hình nghiên cứu<br />
Trong những năm gần đây, đã có một số đề tài nghiên cứu về vấn đề đào tạo nghề nói<br />
chung và đào tạo nghề trong doanh nghiệp nói riêng.<br />
Pháp luật về đào tạo nghề đã được đề cập đến trong luận văn “Chế độ dạy và học nghề<br />
theo pháp luật lao động Việt Nam” của Đào Mộng Điệp. Nhưng luận văn đó hoàn thành khi<br />
chưa có Luật Dạy nghề và mới chỉ nghiên cứu việc dạy và học nghề theo quy định của Luật<br />
Lao động. Khóa luận tốt nghiệp “Đào tạo nghề - thực trạng và một số kiến nghị” của Lê Thị<br />
Thanh Nhàn, Trường Đại Học Luật Hà Nội năm 2010. Ở đề tại này tác giả mới đi phân tích<br />
và đưa ra được các thực trạng của pháp luật Việt Nam về thực trạng đào tạo nghề và một số<br />
kiến nghị. Luận văn “Hợp đồng học nghề theo luật dạy nghề ở Việt Nam” của Trần Thị Thoa,<br />
Khoa Luật Trường Đại học Quốc Gia Hà nội năm 2012. trong luận văn cũng có đề cạp tới đào<br />
tạo nghề nhưng chỉ là những quy định về hợp đồng học nghề theo Luật Dạy nghề là chủ yếu<br />
mà chưa đi sâu, phân tích cụ thể về các quy định của pháp luật Việt Nam về đào tạo nghề nói<br />
<br />
chung. Ngoài các đề tài và luận văn trên còn phải kể tới các bài viết như: “Quy định của pháp<br />
luật đối với doanh nghiệp trong việc đào tạo nghề, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề và đào<br />
tạo lại nghề cho người lao động” của Ths Đỗ Thị Dung, đăng trên tạp chí Luật học số 7/<br />
2009. Bài viết “Tình hình dạy nghề và một số vấn đề về giới trong dạy nghề tại doanh<br />
nghiệp” của PGS.TS Cao Văn Sâm – Phó Tổng cục trưởng – Tổng cục dạy nghề đăng trên<br />
báo Lao động và công đoàn số 448 kỳ 2 tháng 3 – 2010. Bài viết “chế độ đào tạo nghề cho<br />
các lao động đặc thù” của TS Nguyễn Xuân Thu đăng trên website: http://vbqppl.moj.gov.vn<br />
ngày 21 tháng 01 năm 2009.<br />
Các đề tài, bài viết trên mới chỉ dừng lại ở việc phân tích các nội dung riêng lẻ về đào<br />
tạo nghề và đào tạo nghề trong doanh nghiệp mà chưa nghiên cứu đầy đủ các quy định hiện<br />
hành của pháp luật về đào tạo nghề.<br />
Để xây dựng được một hệ thống pháp lý hoàn chỉnh về đào tạo nghề, điều cần thiết là<br />
phải chỉ ra được những vướng mắc, những điểm không phù hợp với thực tế và bổ sung những<br />
quy định cho hợp lý. Từ đó, ta mới có cơ sở để thảo luận đánh giá, đề ra phương hướng và<br />
phương pháp giải quyết các vướng mắc chính xác và có hiệu quả cao.<br />
Cùng với sự ra đời của Bộ Luật Lao động năm 2002 và Luật Dạy nghề năm 2007, các<br />
quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực này cũng đã được xây dựng và bổ sung kịp thời<br />
đáp ứng nhu cầu của hoạt động thực tiễn phát sinh. Bên cạnh đó, nhiều cuộc hội thảo đánh giá<br />
kết quả đạt được của việc thực hiện luật này, cũng như những điểm còn hạn chế cần phải khắc<br />
phục trong thời gian tới cho phù hợp.<br />
Dựa trên những cơ sở đó, người viết lựa chọn đề tài “Pháp luật về đào tạo nghề Thực trạng trong các doanh nghiệp tại tỉnh Nam Định” làm luận văn với suy nghĩ có thể<br />
tìm hiểu rõ hơn về đào tạo nghề và đào tạo nghề trong doanh nghiệp, các vấn đề pháp lý hiện<br />
hành về đào tạo nghề, những vướng mắc, bất cập trong các quy định pháp luật, đồng thời đưa<br />
ra các đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về đào tạo nghề.<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br />
Thông qua việc nghiên cứu có hệ thống các vấn đề lý luận về việc dạy và học nghề,<br />
các quy định của pháp luật về đào tạo nghề, thực tế dạy và học nghề trong các doanh nghiệp<br />
tại tỉnh Nam Định. Luận văn nhằm mục đích làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn cho các<br />
quy định của pháp luật về đào tạo nghề, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện về<br />
việc đào tạo nghề trong các doanh nghiệp tại Nam Định.<br />
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:<br />
<br />
Thứ nhất: Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về đào tạo nghề và pháp luật về đào<br />
tạo nghề. Đây chính là cơ sở cần thiết cho việc nhìn nhận các cơ sở dạy và học nghề hiện nay.<br />
Thứ hai: Nghiên cứu và phân tích thực trạng pháp luật về đào tạo nghề và việc dạy và<br />
học nghề tại các doanh nghiệp của tỉnh Nam Định.<br />
Thứ ba: Căn cứ vào cơ sở lý luận và các phân tích nêu trên, luận văn sẽ đưa ra những<br />
vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật về dạy và học nghề, đồng thời đề xuất<br />
các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật trong việc dạy và học<br />
nghề tại các doanh nghiệp của Tỉnh Nam Định.<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Trong khuôn khổ một bản luận văn thạc sỹ, với khả năng nghiên cứu và nguồn tài liệu<br />
còn hạn chế, luận văn chưa thể nghiên cứu bao quát các vấn đề về dạy và học nghề trong các<br />
doanh nghiệp tại Việt Nam mà chỉ dừng lại ở những tiếp cận, đánh giá ban đầu trên cơ sở thực<br />
tế của một số doanh nghiệp tại tỉnh Nam Định.<br />
Luận văn cũng đưa ra đánh giá một cách tổng quát dưới góc độ pháp lý về các quy<br />
định của pháp luật Việt Nam về đào tạo nghề và thực tế của các doanh nghiệp trong việc dạy<br />
và học nghề tại Nam Định.<br />
Trên cơ sở đó luận văn cũng đưa ra một số đề xuất để hoàn thiện khung pháp luật về<br />
đào tạo nghề.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và<br />
tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà<br />
nước ta trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước, cải cách hành chính xây dựng<br />
Nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, việc<br />
nghiên cứu đề tài còn được thực hiện bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học như phân<br />
tích, so sánh, tổng hợp, thống kê …<br />
6. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài lời nói đầu và kết luận, Luận văn được kết cấu thành 3 chương cụ thể như sau:<br />
Chương 1: Khái quát chung về đào tạo nghề và pháp luật về đào tạo nghề<br />
Chương 2: Thực trạng pháp luật về đào tạo nghề và thực tiễn thực hiện trong các<br />
doanh nghiệp tại tỉnh Nam Định.<br />
<br />