Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt<br />
Nam<br />
Bùi Thị Phương Thảo<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật kinh tế; Mã số 60 38 50<br />
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến<br />
Năm bảo vệ: 2014<br />
<br />
Keywords. Luật kinh tế; Kinh doanh; Dịch vụ đòi nợ; Pháp luật Việt Nam.<br />
<br />
Content<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài<br />
Vốn là một trong những nhu cầu thiết yếu không thể thiếu được trong đời sống xã hội và<br />
trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, dịch vụ của người dân. Quan hệ vay và cho vay vốn ra<br />
đời nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào<br />
bên vay vốn cũng có thể trả được vốn và lãi vay đúng thời hạn cam kết cho bên cho vay. Điều<br />
này có nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan là do bên vay vốn làm<br />
ăn thua lỗ, phá sản hoặc sử dụng vốn vay không hiệu quả, sai mục đích v.v dẫn đến mất khả<br />
năng thanh toán. Nguyên nhân chủ quan có thể do bên vay vốn chây ỳ, tìm mọi cách trốn<br />
tránh nghĩa vụ trả nợ hoặc đau ốm. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì việc chủ<br />
nợ đòi nợ số vốn cho vay là điều hiển nhiên. Song thực tế cho thấy việc làm này gặp rất nhiều<br />
khó khăn, phức tạp; bởi lẽ không phải lúc nào bên cho vay cũng có thể nhận được khoản vốn<br />
và lãi vay một cách suôn sẻ, trôi chảy. Đối với những trường hợp con nợ cố tình chây ỳ hoặc<br />
không có thái độ hợp tác trong việc trả nợ thì việc đòi nợ thường rơi vào tình trạng bế tắc và<br />
không đạt được mục đích. Hậu quả là chủ nợ thường phải nhờ dịch vụ đòi nợ thay vì tự mình<br />
tiến hành đòi nợ. Kinh doanh dịch vụ đòi nợ là một ngành nghề kinh doanh nhạy cảm và mới<br />
ra đời kể từ khi nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Các quy định điều<br />
chỉnh loại hình kinh doanh dịch vụ này đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nên<br />
không tránh khỏi những điểm bất hợp lý, chưa hoàn chỉnh, thống nhất và đồng bộ khi triển<br />
<br />
khai thi hành trên thực tế. Hơn nữa, các quy định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ được ban hành<br />
ở những văn bản pháp luật khác nhau nên khó tránh khỏi một số nội dung mâu thuẫn, chồng<br />
chéo. Đây cũng là một nguyên nhân nữa gây thách thức cho quá trình triển khai thi hành.<br />
Trong khi đó, hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ xuất hiện tình trạng đòi nợ thuê sử dụng<br />
các hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để khống chế, đe dọa về thể xác và tinh thần<br />
đối với con nợ và gia đình họ do những tổ chức “xã hội đen” thực hiện; gây tâm lý hoang<br />
mang, lo sợ trong dư luận xã hội và thể hiện thái độ coi thường pháp luật … Điều này có<br />
nguyên nhân do pháp luật về lĩnh vực này còn chưa hoàn thiện, đồng bộ. Để khắc phục những<br />
hạn chế, tồn tại này, cần thiết phải có sự đánh giá có hệ thống, toàn diện về lý luận và thực<br />
tiễn pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ; trên cơ sở đó đề xuất giải pháp hoàn thiện.<br />
Với lý do như vậy, tôi lựa chọn đề tài “Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt<br />
Nam” làm luận văn thạc sĩ luật học.<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
Nghiên cứu đề tài này, Luận văn mong muốn đạt được các mục đích nghiên cứu cơ bản<br />
sau đây:<br />
- Tìm hiểu những vấn đề lý luận, cơ sở khoa học và nội dung của chế định pháp luật về<br />
kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam.<br />
- Đưa ra vấn đề hoàn thiện chế định pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam.<br />
3. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
Để đạt được các mục đích nghiên cứu cơ bản trên, Luận văn xác định những nhiệm vụ<br />
nghiên cứu cụ thể sau:<br />
- Phân tích các khái niệm và đặc điểm của nợ, con nợ, chủ nợ, kinh doanh dịch vụ đòi nợ.<br />
- Phân tích khái niệm và bản chất của đòi nợ và các phương thức đòi nợ.<br />
- Lý giải cơ sở của việc hình thành chế định pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ; phân<br />
tích khái niệm, đặc điểm và những nội dung cơ bản của chế định pháp luật này.<br />
- Đánh giá thực trạng pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ nhằm nhận diện những mặt<br />
tích cực, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của nó.<br />
- Đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện chế định pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi<br />
nợ ở Việt Nam.<br />
<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Luận văn giới hạn đối tượng và phạm vi nghiên cứu bao gồm:<br />
- Các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư và các văn<br />
bản pháp luật hướng dẫn thi hành về kinh doanh dịch vụ đòi nợ.<br />
- Cơ sở chính trị việc nghiên cứu là quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về loại<br />
hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ.<br />
- Báo cáo tổng kết việc thực thi pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Để đạt được mục đích nghiên cứu, Luận văn dựa trên cơ sở chính trị và sử dụng các<br />
phương pháp nghiên cứu sau đây:<br />
- Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ<br />
nghĩa Mác - Lê nin.<br />
- Quan điểm, đường lối của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước và<br />
Pháp quyền xã hội chủ nghĩa.<br />
Ngoài ra, Luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:<br />
i) Phương pháp phân tích, phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê…được sử dụng tại<br />
Chương 1. Tổng quan một số vấn đề lý luận về đòi nợ, kinh doanh dịch vụ đòi nợ và pháp luật về<br />
kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam.<br />
ii) Phương pháp bình luận, phương pháp đánh giá, phương pháp tổng hợp…được sử dụng<br />
tại Chương 2. Thực trạng pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam.<br />
iii) Phương pháp diễn giải, phương pháp quy nạp…được sử dụng tại Chương 3. Giải pháp<br />
hoàn thiện pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam.<br />
6. Tình hình nghiên cứu<br />
Đề tài nghiên cứu ở phạm vi hẹp, liên quan đến các quy định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ<br />
cho nên ở nước ta chưa có công trình hay nghiên cứu nào một cách đầy đủ và tổng quan nhất.<br />
Chỉ xuất hiện một số bài tạp chí, bài báo phân tích các quy định của pháp luật hiện hành cũng<br />
như thực trạng dịch vụ đòi nợ đang diễn ra với những bất cập như thế nào.<br />
<br />
Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu các vấn đề có liên quan như đại diện, hợp đồng<br />
ủy quyền có thể kể đến như “Một số ý kiến về vấn đề đại diện trong ký kết hợp đồng kinh tế”<br />
của Th.S Lê Thị Bích Thọ, “Chế định đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam - nhìn từ<br />
góc độ luật so sánh” của TS Ngô Huy Cương, luận án tiến sĩ “Đại diện cho thương nhân theo<br />
pháp luật thương mại Việt Nam hiện nay” của Hồ Ngọc Hiển. Các công trình khoa học liên<br />
quan chỉ dừng lại ở nghiên cứu khái quát, nghiên cứu vấn đề này trong cái tổng thể, lớn hơn là<br />
quan hệ hợp đồng, chế định đại diện chung hay trong phạm vi hẹp hơn về chế định đại diện<br />
cho thương nhân trong Luật thương mại. Ở nước ngoài, các tài liệu nghiên cứu về pháp luật<br />
kinh doanh dịch vụ đòi nợ cũng khá ít, chưa được dịch sang tiếng Việt.<br />
Đề tài là sự tiếp tục nghiên cứu trước đây của khóa luận tốt nghiệp của học viên với phạm<br />
vi rộng hơn liên quan đến vấn đề ủy quyền cho tổ chức, các số liệu thực tiễn được tổng kết từ<br />
các báo cáo qua 5 năm thực thi pháp luật kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam và kiến nghị<br />
sửa đổi, bổ sung sát thực tế hơn.<br />
7. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài các phần Mục lục, Danh mục các từ viết tắt, Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục<br />
tài liệu tham khảo, Nội dung của luận văn được kết cấu thành 03 chương:<br />
- Chương 1. Tổng quan một số vấn đề lý luận về đòi nợ, kinh doanh dịch vụ đòi nợ và<br />
pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam.<br />
- Chương 2. Thực trạng pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam.<br />
- Chương 3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam.<br />
<br />
Reference<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1. Tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt:<br />
[1] Lê Hoàng Anh, (2007), Bình luận các vấn đề mới của Luật thương mại trong điều kiện hội<br />
nhập, NXB Tư Pháp, Hà Nội.<br />
[2] Ban công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam, Biểu CLX - Việt Nam, Phần II - Biểu<br />
cam kết cụ thể về dịch vụ, Hà Nội.<br />
<br />
[3] Bộ Công an (2010), Thông tư số 33/2010/TT-BCA quy định cụ thể về điều kiện an ninh,<br />
trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện.<br />
[4] Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 110/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số nội dung<br />
Nghị định số 104/2007/NĐ-CP ngày 14/6/2007 của Chính Phủ về kinh doanh dịch vụ đòi nợ.<br />
[5] Đặng Hồng Chiến (2001),“Các hình thức pháp lý đòi nợ trong kinh doanh”, Khóa luận tốt<br />
nghiệp, Trường ĐH Luật Hà Nội.<br />
[6] Chính phủ (2005), Luật doanh nghiệp năm 2005.<br />
[7] Chính phủ (2005), Luật thương mại năm 2005.<br />
[8] Chính phủ (2006),Luật chứng khoán.<br />
[9] Chính phủ (2006), Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ ban hành quy<br />
định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế<br />
kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện và điều kiện để được kinh doanh hàng<br />
hóa, dịch vụ đó.<br />
[10] Chính phủ (2007), Nghị định số 104/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày<br />
14/6/2007 về kinh doanh dịch vụ đòi nợ.<br />
[11] Chính phủ (2009), Nghị định số 72/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày<br />
03/9/2009 quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có<br />
điều kiện.<br />
[12] Chính phủ (2010), Luật các tổ chức tín dụng.<br />
[13] Chính phủ (2010), Nghị định số 110/2010/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày<br />
09/11/2010 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp.<br />
[14] Bùi Ngọc Cường (2004), Một số vấn đề về quyền kinh doanh trong pháp luật kinh tế hiện<br />
hành ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.<br />
[15] Ngô Huy Cương (2009), Những bất cập về khái niệm tài sản, phân loại tài sản của Bộ<br />
luật dân sự 2005 và đính hướng cải cách, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 22 (159)<br />
[16] Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình Luật hợp đồng – Phần chung, NXB Đại học quốc gia<br />
Hà Nội, Hà Nội.<br />
<br />