intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền lao động trong pháp luật Quốc tế và Pháp luật Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

44
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận văn này là nghiên cứu về pháp luật Quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền lao động; đánh giá xem xét việc thực thi quyền lao động theo các công ước mà Việt Nam là thành viên được thể chế hoá vào các quy phạm pháp luật trong nước như thế nào. Sau đó đặt trong tương quan so sánh xem pháp luật Việt Nam quy định về quyền lao động đã thực sự phù hợp tương đồng với pháp luật quốc tế chưa hay còn những tồn tại, khiếm khuyết gì cần khắc phục. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền lao động trong pháp luật Quốc tế và Pháp luật Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ HƢƠNG LIÊN QUYỀN LAO ĐỘNG TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn: Nguyến Bá Diến Hà Nội, 2007
  2. MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. Trong quá trình lịch sử phát triển của con người mọi sự biến đổi về kinh tế chính trị xã hội đều xuất phát từ nguồn gốc lao động. Lao động được coi là hoạt động sáng tạo của con người có thể quyết định sự phát triển của cả một thời đại lịch sử loài người. Từ thời kỳ đồ đá của xã hội nguyên thuỷ con người với sức sáng tạo của mình đã thực hiện cải tiến công cụ lao động tạo ra các tư liệu sản xuất không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của bản thân mà còn đảm bảo cho việc xây dựng các thiết chế xã hội phát triển. Những thành quả lao động đã dẫn đến sự chuyển đổi các chế độ xã hội khác nhau trong mỗi quốc gia từ chế độ công xã nguyên thuỷ chuyển sang các chế độ Nô lệ - Phong kiến – Tư bản – Xã hội chủ nghĩa. Lao động từ sơ khai đã là một hoạt động có tầm quan trọng rất lớn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của con người. Vì vậy, quyền lao động được coi là một trong những quyền cơ bản nhất trong phạm trù quyền con người mà các quốc gia đã ghi nhận trong các văn bản pháp lý quốc tế nói chung và trong hệ thống pháp luật của từng nước nói riêng. Quyền lao động ở đây được hiểu theo một phạm trù rộng lớn bao gồm các quyền cơ bản trong lĩnh vực lao động của con người như các vấn đề việc làm, về việc sử dụng lao động, điều kiện lao động, môi trường lao động, độ tuổi lao động và sự công bằng trong hoạt động lao động hay các chế độ khác mà con người không phân biệt quốc gia, sắc tộc, giới tính, tôn giáo đều được hưởng khi tham gia vào quan hệ lao động. Ngay trong bản Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 của Đại hội đồng Liên hợp quốc đã ghi nhận:
  3. ”Mỗi người đều có quyền làm việc, tự do chọn nghề, được có những điều kiện làm việc thuận lợi và chính đáng và được bảo vệ chống lại nạn thất nghiệp. Mỗi người không có bất kỳ sự phân biệt nào, có quyền được trả lương ngang nhau cho những công việc như nhau. Mỗi người đi làm được trả lương xứng đáng và hợp lý để đảm bảo cho bản thân và gia đình một cuộc sống có đầy đủ giá trị nhân phẩm, và được trợ cấp khi cần thiết bằng các biện pháp bảo hiểm xã hội khác..... ” Trong lĩnh vực pháp luật quốc tế về quyền lao động phải nói đến Tổ chức lao động thế giới (ILO) được thành lập năm 1919 và đến năm 1998 đã có 176 thành viên tham gia tổ chức quốc tế này. Mục tiêu hoạt động của ILO nhằm thúc đẩy sự công bằng xã hội và những điều kiện sống tốt hơn cho mọi người lao động ở các quốc gia trên thế giới. ILO là tổ chức quốc tế có quy mô hoạt động rất rộng lớn, trong quá trình hoạt động của mình ILO đã thông qua rất nhiều công ước liên quan đến quyền lao động của con người như: Công ước về đảm bảo công ăn việc làm và chống lại nạn thất nghiệp năm 1950; Công ước về hưởng tiền lương ngang bằng nhau giữa nam và nữ do lao động ngang nhau năm 1951; Công ước về không phân biệt đối xử về lao động và việc làm năm 1960; Công ước về tuổi lao động tối thiểu năm 1973; Công ước về bảo vệ quyền của mọi người lao động nhập cư và các thành viên gia đình họ năm 1990.... Dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật quốc tế quan trọng về quyền lao động kể trên mà các quốc gia thành viên đều có nghĩa vụ bảo đảm quyền lao động này. Việc xây dựng, thể chế hoá các quy phạm pháp luật trong mỗi quốc gia để thực thi quyền lao động được thực hiện phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của từng nước. Việt Nam là một trong số các nước đã có những nỗ lực nhất định trong việc thực hiện các chính sách nhằm bảo đảm thực hiện quyền lao động
  4. cơ bản này. Ngay trong bản Hiến pháp được sửa đổi, bổ sung năm 1992 của nước CHXHCN Việt Nam đã ghi nhận về quyền lao động là quyền cơ bản của con người. Ngoài ra, các văn bản pháp luật khác cũng được thể chế hoá các nội dung về quyền lao động như Bộ luật lao động năm 2002; Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.... Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động lao động đối với sự phát triển của nhân loại đặc biệt trong thời đại xu thế quốc tế hoá, hội nhập kinh tế quốc tế đang phát triển mạnh mẽ thì xu hướng chuyển dịch lao động giữa các quốc gia ngày càng được mở rộng. Việc thể chế hoá các qui định về quyền lao động được ghi nhận trong các văn bản pháp luật Quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết được triển khai thực hiện. Tuy nhiên do điều kiện kinh tế chính trị xã hội của đất nước trong thời kỳ chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường nên vẫn còn tồn tại những tàn dư của chế độ cũ. Hơn nữa trong quan hệ lao động hiện nay sức lao động được coi là “hàng hoá đặc” biệt trao đổi trên thị trường lao động. Quan hệ này vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc vì nó liên quan đến yếu tố con người và gắn với thực thể con người.Mặc dù bản chất của quan hệ là bình đẳng nhưng trong thực tiễn vẫn còn bộc lộ sự bất bình đẳng hoặc có tính chất bóc lột vì người lao động chỉ có sức lao động còn người sử dụng lao động có sức mạnh rất lớn đó là tiềm lực kinh tế và sự phụ thuộc pháp lý vào người sử dụng của người lao động cũng là nguyên nhân làm cho các tranh chấp lao động nảy sinh. Để có thể thực thi quyền lao động như một quyền cơ bản nhất của con người thì hệ thống pháp luật Việt Nam cần phải có các quy định rộng rãi hơn đảm bảo để mọi người lao động đều được hưởng quyền có việc làm, được làm việc
  5. trong điều kiện môi trường bảo đảm sức khoẻ và được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp trong quan hệ lao động cũng như sự công bằng trong lao động theo nội dung quyền lao động được quy định trong các công ước quốc tế về quyền lao động. Xuất phát từ yêu cầu trên mà tác giả đã chọn đề tài: “Quyền lao động trong pháp luật Quốc tế và Pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận văn Thạc sĩ Luật học của mình. 2. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN a. Mục đích nghiên cứu: - Mục đích của luân văn là nghiên cứu về pháp luật Quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền lao động; đánh giá xem xét việc thực thi quyền lao động theo các công ước mà Việt Nam là thành viên được thể chế hoá vào các quy phạm pháp luật trong nước như thế nào. Sau đó đặt trong tương quan so sánh xem pháp luật Việt Nam quy định về quyền lao động đã thực sự phù hợp tương đồng với pháp luật quốc tế chưa hay còn những tồn tại, khiếm khuyết gì cần khắc phục. - Đánh giá thực tiễn kết quả thực hiện quyền lao động hiện nay, đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những tồn tại để hoàn thiện hệ thống pháp luật qui định có liên quan về quyền lao động của pháp luật trong nước đảm bảo phù hợp với các nội dung quyền lao động trong pháp luật quốc tế. 4b. Phạm vi nghiên cứu: Do phạm vi của vấn đề về quyền lao động rất rộng nên tác giả chỉ tìm hiểu các qui định cơ bản về quyền lao động thể hiện trong các chế định về việc làm, bảo
  6. đảm các điều kiện lao động cho người lao động trong Pháp luật Quốc tế và pháp luật Việt nam. Một số nội dung chính của qui định về vấn đề việc làm và đảm bảo các điều kiện lao động trong pháp luật Quốc tế và đối chiếu với các quy định của pháp luật Việt Nam về lĩnh vực này. Phân tích, đánh giá việc thực thi quyền lao động trong thực tiễn ở Việt Nam. Những việc đã làm được và những vấn đề còn tồn tại. Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp lý bảo đảm thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về quyền lao động và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền lao động của Việt Nam trong lĩnh vực việc làm và bảo đảm các điều kiện lao động . 3.. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU a. Cơ sở lý luận * Các Điều ước quốc tế quy định về quyền lao động: - Tuyên ngôn Thế giới về nhân quyền 1948 - Hiến chương Liên Hợp quốc - Tổ chức lao động quốc tế (ILO) - Một số công ước khác có liên quan đến quyền lao động * Văn bản pháp luật trong nước - Đường lối chủ trương của Đảng và nhà nước về vấn đề việc làm và bảo đảm các điều kiện lao động cho người lao động
  7. - Bộ luật Lao động của nước CHXHCN Việt Nam (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002). - Các Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động trong nước và có yếu tố nước ngoài. - Thực trạng áp dụng pháp luật về vấn đề việc làm và bảo đảm các điều kiện làm việc cho người lao động trong quan hệ lao động đặc biệt là vấn đề an toàn lao động trong lĩnh vực xây dựng. b. Phƣơng pháp nghiên cứu Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp với các phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp so sánh đối chiếu và phương pháp xã hội học cụ thể.
  8. CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN LAO ĐỘNG DƢỚI GIÁC ĐỘ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM I.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN LAO ĐỘNG 1. Vị trí vai trò của lao động trong sự phát triển của nhân loại Trong lịch sử phát triển của loài người có thể nói yếu tố quan trọng có tác động lớn nhất đến sự biến đổi xã hội đó chính là lao động của con người, với khả năng lao động của mình con người tác động và thế giới tự nhiên và xã hội làm nó biến đổi và phát triển. Ngay từ thời sơ khai công xã nguyên thủy là hình thái kinh tế xã hội đầu tiên trong lịch sử nhân loại, con người sống trong xã hội chưa có giai cấp, Nhà nước và pháp luật, các mối quan hệ xã hội lúc này chủ yếu được điều chỉnh bằng những tập quán, tục lệ được hình thành trong quá trình sinh sống. hoạt động lao động của con người trong giai đoạn này mới chỉ phục vụ được các nhu cầu tối thiểu để con người sống. Cơ sở kinh tế của xã hội cộng sản nguyên thuỷ là chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thấp kém, công cụ lao động thô sơ, con người không thể sống riêng lẻ mà phải cùng dựa vào nhau để chung sống, cùng lao động và thụ hưởng thành quả lao động chung. Trong quá trình lao động (săn bắn, hái lượm, trồng trọt…) con người với sự sáng tạo của mình đã dần dần thực hiện cải tiến công cụ lao động và tạo ra được nhiều của cải vật chất để phục vụ cho bản thân và xã hội, sau 3 lần phân công lao động xã hội thời kỳ này đã có sự thay đổi sâu sắc. Lần thứ nhất xã hội thị tộc đã có sự phân công lao động xã hội lớn đó là nghề chăn nuôi dần dần trở thành một ngành kinh tế độc lập và tách ra khỏi ngành trồng trọt. Sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất tạo ra các công cụ lao
  9. động mới năng suất lao động tăng nhanh, con người đã phát triển về thể lực và trí lực tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong lao động sản xuất tạo ra nhiều của cải vật chất dư thừa hơn mức cần thiết để duy trì cuộc sống của bản thân. Vì vậy, phát sinh khả năng chiếm đoạt các của cải dư thừa đó, chế độ tư hữu đã xuất hiện trong xã hộiđã có sự phân chia thành người giàu kẻ nghèo. Lần phân công lao động xã hội thứ 2 là thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp đã làm cho sự phân hoá xã hội phát triển mạnh mẽ, giữa kẻ giàu người nghèo, giữa chủ nô và nô lệ có sự phân biệt rõ rệt, mâu thuẫn giai cấp ngày càng tăng. Đến lần phân công lao động xã hội thứ 3 đó là sự ra đời của sản xuất hàng hoá làm cho thương nghiệp phát triển. Đây là lần phân công lao động giữ vai trò quan tọng và có ý nghĩa quyết định dẫn đến sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thuỷ. Trong lần phân công lao động này làm xuất hiện một giai cấp không tham gia vào sản xuất mà chỉ làm công việc trao đổi sản phẩm đó là giai cấp thương nhân- người chiếm toàn bộ quyền lãnh đạo sản xuất và buộc người sản xuất phải phụ thuộc vào mình về mặt kinh tế và bóc lột cả người lao động và người tiêu dùng. Sự phát triển lớn mạnh của thương mại đã kéo theo sự xuất hiện của đồng tiền, nạn cho vay nặng lãi, quyền tư hữu về ruộng đất và chế độ cầm cố. Khi xã hội có sự phân chia giai cấp rõ rệt và có sự đối kháng sâu sắc dẫn đến những cuộc xung đột giai cấp, lúc này cần thiết phải có một tổ chức ra đời nhằm điều tiết những xung đột giai cấp và đưa xã hội vào một trật tự nhất định đó chính là nhà nước. Nhà nước đã dùng công cụ là pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội để nó phát triển theo đúng hướng. Trải qua giai đoạn phát triển từ các Nhà nước Chiếm hữu nô lệ – Nhà nước Phong Kiến – Nhà nước Tư bản – Nhà nước Chủ nghĩa xã hội.Và mọi sự biến đổi của các hình thái Nhà nước ra đời phù hợp
  10. với từng giai đoạn phát triển nhất định và phù hợp với đặc điểm bản chất giai cấp của từng quốc gia đều phụ thuộc rất lớn vào yếu tố lao động sản xuất của con người. Về bản chất, pháp luật được nhà nước ban hành nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và điều chỉnh mọi quan hệ xã hội theo định hướng Nhà nước. Trong nhà nước chiếm hữu nô lệ pháp luật bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp chủ yếu cho giai cấp thống trị là giai cấp chủ nô và trấn áp giai cấp bị trị là giai cấp nô lệ; Nhà nước phong kiến pháp luật ban hành nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản ; trong nhà nước tư bản thì pháp luật được ban hành nhằm mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích cho tầng lớp tư sản; còn ở nhà nước xã hội chủ nghĩa pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của toàn thể nhân dân lao động. Tuy nhiên trong bất cứ hình thái nhà nước nào thì quyền lao động cũng được pháp luật bảo hộ bởi lao động có vai trò rất lớn trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Sức lao động của con người có thể làm thay đổi thế giới vì vậy sự phát
  11. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu văn bản qui phạm pháp luật của quốc gia 1. Đảng Cộng sản Việt Nam , Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX năm 2001, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Dự thảo Văn kiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X năm 2005, Nhà máy in Tiến Bộ 3. Quốc hội, Hiến pháp năm 1992(sửađổi)- Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia năm 2005 4. Quốc Hội, Bộ Luật Lao động năm 2002(sửa đổi)- Nhà xuất bản Lao động năm 2004 5. Chính phủ- Nghị định 39/2003/NĐ-CP ngày 18/ 04/2003 qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về việc làm. NXBLĐ 2004 6. Chính phủ- Nghị định 114/2002/NĐ-CP qui định những ưu đãi dành riêng cho đối tượng lao động nữ, hướng dẫn áp dụng các điều của Bộ luật Lao động, NXBLĐ 2004 7. Một số tài liệu pháp luật lao động nước ngoài Bộ lao động thương binh và xã hội 1995. 8. Tạp chí dân chủ và pháp luật số 3 (2005) "pháp luật lao động Việt Nam với việc toàn dụng lao động và phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế"
  12. 9. Các tạp chí Lao động và xã hội của Bộ Lao động- Thương binh và xã hội năm 2005 và tháng 1,2,3 năm 2006. 10. Giáo trình Luật lao động Việt Nam - Nhà xuất bản Công an nhân dân năm 2005 11. Một số vấn đề về lao động và việc làm và đời sống người lao động ở Việt Nam hiện nay- Ths. Đinh Đăng Định- Nhà xuất bản Lao động năm 2004 12. Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, (2006) Báo cáo đánh giá, so sánh hệ thống pháp luật Việt Nam với Công ước 29 và Công ước 105 về lao động cưỡng bức 13.2Tổng liên đoàn lao động Việt Nam- Văn kiện Đại hội cộng đoàn Việt 8Nam lần thứ IX ] Tài liệu văn bản qui phạm pháp luật quốc tế 14. Điều lệ củaTổ chức lao động quốc tế (International Labour Organization)- Do Bộ Lao động - Thương binh và xã hội phát hành tháng 10/1994 15. Công ước 29 về lao động cưỡng bức của Tổ chức ILO năm 1930, trong tập “Một số công ước và khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế”- Nhà xuất bản Lao động- xã hội năm 2004
  13. 16. Điều lệ củaTổ chức lao động quốc tế (International Labour Organization)- Bộ Lao động - Thương binh và xã hội phát hành tháng 10/1994 17. Công ước số 100 về trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho một công việc có giá trị ngang nhau thông qua ngày 29/6/1951. trong tập “Các công ước và khuyến nghị chủ yếu của Tổ chức lao động quốc tế (ILO)”- Nhà xuất bản Pháp lý năm 1992 18. Công ước số 111 về phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp ngày 25/6/1958. 19. Công ước số 155 về an toàn lao động và vệ sinh lao động và môi trường làm việc ngày 22/6/1981. 20. Hiến chương Liên hợp quốc 1945 21. Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 trong tập “Các văn kiện Quốc tế về quyền con người” Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh năm 1997. 22. Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ ngày 18/12/1979 trong tập “Các văn kiện Quốc tế về quyền con người” Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh năm 1997. 23. Công ước về các quyền kinh tế - xã hội và văn hoá năm 1966 trong tập “Các văn kiện Quốc tế về quyền con người” Nhà xuất bản Thành phố Hồ
  14. Chí Minh năm 1997. 24. Công ước số 5 về qui định tuổi tối thiểu của trẻ em được vào làm trong các công việc công nghiệp, trong tập “Các công ước và khuyến nghị chủ yếu của Tổ chức lao động quốc tế (ILO)”- Nhà xuất bản Pháp lý năm 1992 25. Công ước 105 về xoá bỏ lao động cưỡng bức của Tổ chức ILO năm 1957 trong tập “Một số công ước và khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế”- Nhà xuất bản Lao động- xã hội năm 2004
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2