Thuế thu nhập đối với công ty hợp danh và<br />
doanh nghiệp tư nhân theo pháp luật Việt Nam<br />
Đỗ Thị Lan Hương<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn ThS. ngành: Luật Kinh tế; Mã số: 60 38 50<br />
Người hướng dẫn: TS. Ngô Huy Cương<br />
Năm bảo vệ: 2010<br />
Abstract. Trình bày một số vấn đề cơ bản về thuế thu nhập đối với Công ty hợp<br />
danh và Doanh nghiệp tư nhân theo pháp luật Việt Nam. Phân tích thực trạng chính<br />
sách thuế thu nhập đối với Công ty Hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân từ năm 1990<br />
đến nay. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện thuế thu nhập đối với Công ty<br />
hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân theo pháp luật Việt Nam.<br />
Keywords. Luật kinh tế; Thuế; Pháp luật Việt Nam; Doanh nghiệp tư nhân; Thuế<br />
thu nhập<br />
<br />
Content<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Thuế là một phạm trù kinh tế tài chính mang tính khách quan, đồng thời cũng là một<br />
phạm trù lịch sử - thuế ra đời, tồn tại, phát triển cùng với sự ra đời, tồn tại, phát triển của Nhà<br />
nước. Lịch sử phát triển của xã hội loài người cho thấy một khi Nhà nước chỉ làm nhiệm vụ<br />
quản lý hành chính đơn thuần thì nhu cầu chi tiêu của Nhà nước ở chừng mực nhất định.<br />
Cùng với sự phát triển của xã hội, Nhà nước có thêm nhiệm vụ điều hành, quản lý nền kinh<br />
tế, chăm lo đời sống, văn hóa xã hội của cộng đồng… để đảm bảo cho việc chi tiêu của Nhà<br />
nước thì nhu cầu tất yếu là phải gia tăng nguồn thu tài chính và thuế được Nhà nước sử dụng<br />
như một phương thức cơ bản để động viên nguồn tài chính cho ngân sách quốc gia. Mặc dù<br />
vậy, mức động viên này phải phù hợp với tình hình và mức độ tăng trưởng kinh tế, tổng sản<br />
phẩm quốc nội, thu nhập quốc dân, khả năng đóng góp của dân…điều đó có nghĩa phải đảm<br />
bảo nguyên tắc hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước và người nộp thuế. Về vấn đề này,<br />
Montesqiueu đã viết:<br />
“Phải vận dụng trí thông minh và tính thận trọng để tính toán, điều chỉnh giữa hai<br />
phần: phần lấy của dân và phần để lại cho dân.<br />
Không phải là tính toán cái gì mà dân có thể đóng góp mà cần tính toán dân phải đóng<br />
góp cái gì. Nếu tính những gì người dân có thể đóng góp thì phải tính khả năng đóng góp<br />
thường xuyên ở mức ít nhất” [23]<br />
Ở Việt Nam, trong tiến trình đổi mới kinh tế và đặc biệt là trước xu thế toàn cầu hóa<br />
ngày càng gia tăng, sự giảm dần hàng rào thuế quan do yêu cầu của tự do hóa thương mại là<br />
một tất yếu, ảnh hưởng và làm giảm đáng kể nguồn thu ngân sách Nhà nước; bên cạnh đó,<br />
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế dẫn đến cơ cấu thu ngân sách cũng thay đổi theo hướng<br />
nguồn thu tích lũy từ trong nước tăng dần và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu<br />
<br />
ngân sách Nhà nước thì việc xây dựng hệ thống chính sách thuế minh bạch, đơn giản và hiệu<br />
quả là vô cùng quan trọng góp phần đảm bảo cho sự phát triển bình đẳng của mọi thành phần<br />
kinh tế, nâng cao tỷ trọng thu nội địa để ổn định thu ngân sách nhà nước. Tuy vậy, yêu cầu<br />
đảm bảo nguồn thu ngân sách, đáp ứng nhu cầu chi tiêu ngày càng cao của Chính phủ không<br />
có nghĩa là động viên với bất kỳ giá nào, việc động viên nộp thuế phải phù hợp với điều kiện,<br />
tình hình thực tế cũng như khả năng chi trả của các tầng lớp dân cư, tôn trọng nguyên tắc<br />
đánh thuế theo khả năng để đảm bảo tính khả thi của chính sách thuế. Xét trên phương diện<br />
thuế thu nhập và theo nguyên tắc không đánh thuế trùng thì mỗi khoản thu nhập phát sinh chỉ<br />
phải chịu một lần thuế. Điều đó có nghĩa là nếu một khoản thu nhập đã chịu thuế thu nhập cá<br />
nhân thì đương nhiên không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp và ngược lại, nếu chịu<br />
thuế thu nhập doanh nghiệp thì không thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân nữa. Tuy nhiên<br />
quy định về thuế thu nhập liên quan đến Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân ở Việt<br />
Nam hiện nay chưa thực sự tạo ra sự công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế cũng như trong môi<br />
trường kinh doanh giữa các doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và đề ra một số giải<br />
pháp nhằm góp phần hoàn thiện chính sách thuế thu nhập theo pháp luật hiện hành của Việt<br />
Nam đã và đang là vấn đề cấp thiết được đặt ra. Trong khả năng của mình, tác giả đã lựa<br />
chọn nghiên cứu đề tài: “Thuế thu nhập đối với Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư<br />
nhân theo pháp luật Việt Nam”.<br />
2. Tình hình nghiên cứu<br />
Hiện nay, ở nước ta đã có một số tài liệu, đề tài nghiên cứu về lĩnh vực thuế thu nhập<br />
doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân hoặc nghiên cứu về loại hình Công ty hợp danh, Doanh<br />
nghiệp tư nhân ở những góc độ khác nhau, chẳng hạn như:<br />
- “Thuế thu nhập cá nhân trên thế giới và định hướng vận dụng ở Việt Nam” – Tác giả:<br />
PGS.TS Lê Văn Ái, TS. Đỗ Đức Minh, NXB Tài chính (2002)<br />
- “Luật thuế thu nhập cá nhân đối với vấn đề đánh trùng và bỏ lọt thuế” – Tác giả: Ths.<br />
Đào Ngọc Báu – Viện Nhà nước và pháp luật, Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ<br />
Chí Minh<br />
- “Luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới tác động thế nào tới các doanh nghiệp” – Tạp<br />
chí tài chính số 02/2009<br />
- “Mối quan hệ giữa các sắc thuế thu nhập trong hệ thống thuế” – Tác giả: Nguyễn Văn<br />
Hiệu, Tạp chí thuế Nhà nước số 02/2002<br />
- “Pháp luật về Doanh nghiệp tư nhân – thực trạng và phương hướng đổi mới” – Luận<br />
văn thạc sỹ của tác giả Đỗ Huy Trung (1997)<br />
- “Thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam và định hướng hoàn thiện” – Luận án Phó tiến sĩ<br />
khoa học của tác giả Vũ Xuân Trường (1995)<br />
- “Thuế - Công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế” – Tác giả: PGS.TS Quách Đức Pháp<br />
(1996)<br />
- “Thuế thu nhập – Thực trạng và kiến nghị” – Tác giả Vũ Văn Trường, Tạp chí tài<br />
chính số 06/1994<br />
Các tài liệu, công trình trên đây hoặc chỉ đề cập một cách riêng lẻ vấn đề về thuế thu<br />
nhập, về Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân, hoặc chỉ đề cập một số khía cạnh vấn đề<br />
về thuế thu nhập cá nhân đối với các loại hình doanh nghiệp, chưa có một công trình nào<br />
nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc về vấn đề thuế thu nhập đối với công ty hợp danh<br />
và doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam. Thực tế triển khai các quy định của pháp luật Việt Nam<br />
về vấn đề này đã cho thấy còn nhiều bất cập, chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách<br />
có hệ thống và toàn diện chính sách thuế thu nhập đối với Công ty hợp danh và Doanh nghiệp<br />
tư nhân mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br />
Mục đích nghiên cứu:<br />
<br />
Nghiên cứu sự tác động, tương tác, ảnh hưởng của thuế thu nhập đối với Công ty hợp<br />
danh và Doanh nghiệp tư nhân<br />
Nhiệm vụ nghiên cứu:<br />
Hệ thống hóa các vấn đề liên quan đến thuế thu nhập, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp<br />
tư nhân<br />
Thống kê phân tích các vấn đề về thuế thu nhập đối với Công ty hợp danh, Doanh<br />
nghiệp tư nhân trong thời gian qua, trên cơ sở đó đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện<br />
thuế thu nhập đối với Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân.<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thuế thu nhập đối với Công ty hợp<br />
danh và Doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam<br />
Phạm vi nghiên cứu:<br />
Đây là một đề tài rất rộng, trong phạm vi luận văn này tác giả sẽ tập trung nghiên cứu<br />
về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân. Phần<br />
thuế thu nhập cá nhân đối với Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân sẽ được tác giả<br />
nghiên cứu kỹ trong một đề tài khác.<br />
Thời gian nghiên cứu sẽ được tác giả chọn trong khoảng từ năm 1990 đến nay.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp nghiên cứu được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa<br />
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu,<br />
tác giả sử dụng nhiều phương pháp như thống kê, so sánh, điều tra thực tiễn phân tích, tổng<br />
hợp và hệ thống hóa…từ đó rút ra những ưu điểm trong quy định của pháp luật Việt Nam về<br />
thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân đối với Công ty hợp danh và Doanh<br />
nghiệp tư nhân, đồng thời làm rõ được những mặt còn hạn chế, bất cập trong các quy định<br />
này; nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia trong việc xây dựng và áp dụng<br />
các quy định pháp lý về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhâp cá nhân đối với Công ty<br />
hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân; xem xét tính phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã<br />
hội Việt Nam trên cơ sở đó đưa ra định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của<br />
pháp luật Việt Nam về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân đối với Công ty<br />
hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân.<br />
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn<br />
Hệ thống lại được các vấn đề về thuế thu nhập, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư<br />
nhân.<br />
Trên cơ sở nghiên cứu sự ảnh hưởng của thuế thu nhập đối với Công ty hợp danh và<br />
Doanh nghiệp tư nhân sẽ có những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách thuế thu<br />
nhập đối với hai loại hình Doanh nghiệp này.<br />
7. Bố cục của luận văn<br />
Luận văn gồm 3 chương<br />
Chương 1. Một số vấn đề cơ bản về thuế thu nhập đối với Công ty hợp danh và Doanh<br />
nghiệp tư nhân theo pháp luật Việt Nam.<br />
Chương 2. Thực trạng chính sách thuế thu nhập đối với Công ty Hợp danh và Doanh<br />
nghiệp tư nhân từ năm 1990 đến nay.<br />
Chương 3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện thuế thu nhập đối với Công ty hợp danh<br />
và Doanh nghiệp tư nhân theo pháp luật Việt Nam.<br />
<br />
References<br />
Tiếng Việt<br />
1. Lê Văn Ái, Đỗ Đức Minh (2002), Thuế thu nhập cá nhân trên thế giới và định hướng vận<br />
dụng ở Việt Nam, NXB Tài chính, Hà Nội.<br />
<br />
2. Hoàng Văn Bằng (2009), Lý thuyết và chính sách thuế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.<br />
3. Lê Ngọc Bích (2006), “Tại sao Doanh nghiệp tư nhân không được góp vốn”, Thời báo kinh<br />
tế Sài gòn, (46).<br />
4. Bộ Tài chính (2002), Chương trình hành động của ngành Tài chính thực hiện Nghị quyết<br />
Đại hội lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam.<br />
5. Bộ Tài chính (2003), Chuyên đề thuế quốc tế, NXB Tài chính, Hà Nội<br />
6 .Bộ Tài chính (2008), Báo cáo tổng kết đánh giá tình hình thực hiện luật thuế thu nhập<br />
doanh nghiệp, Hà Nội<br />
7. Bộ Tài chính, Số liệu về nguồn thu thuế tại Việt Nam qua các năm.<br />
8. Bộ Tài chính - Tổng cục Thuế (2010), Dự thảo Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai<br />
đoạn 2011 – 2020.<br />
9. Bộ Tài chính - Tổng cục Thuế (2001), Thuế Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, NXB Chính<br />
trị Quốc gia, Hà Nội.<br />
10. Bộ Tài chính - Tổng cục Thuế, Tổng kết công tác thuế năm 2007, 2008.<br />
11. Hồng Châu (2002), “Có nên đánh thuế thu nhập cá nhân vào thu nhập do đầu tư vốn cá<br />
nhân”, Tạp chí đầu tư chứng khoán, (140), tr.13.<br />
12. Ngô Huy Cương (2007), “Khái niệm Công ty hợp danh tại Luật doanh nghiệp 2005”, Tạp<br />
chí nghiên cứu lập pháp, (11), tr. 23-26.<br />
13. Ngô Huy Cương (2006), “Góp phần bàn về cải cách pháp luật ở Việt Nam hiện nay”,<br />
NXB Bộ Tư pháp, Hà Nội, tr. 408-409.<br />
14. Lý Phương Duyên (2010), Quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam trong điều kiện hội<br />
nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính Hà Nội.<br />
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB<br />
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.<br />
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB<br />
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.<br />
17. Vương Thị Hiền (2006), “Thu hẹp khoảng cách giữa thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế<br />
thu nhập cá nhân”, Tạp chí thuế nhà nước, (34), tr.7-9.<br />
18. Học viện Tài chính (2007), Giáo trình Thuế, NXB Tài chính, Hà Nội.<br />
19. Nguyễn Thị Lan Hương (2009), So sánh pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt<br />
Nam, Trung Quốc và Nhật Bản, Đề tài nghiên cứu khoa học Khoa Luật Đại học Quốc<br />
Gia Hà Nội.<br />
20. Nguyễn Thị Lan Hương (2008), “Cần quy định chi tiết nội dung các điều khoản của Luật<br />
thuế Thu nhập doanh nghiệp”, Tạp chí nghiên cứu Lập pháp, (7), tr.21.<br />
21. Vũ Quỳnh Hương (2000), “Thuế thu nhập cá nhân và vấn đề áp dụng ở Việt Nam”, Tạp<br />
chí tài chính, (7), tr.31-33.<br />
22. Phạm Thị Phương Mai (2008), Thuế thu nhập cá nhân: Kinh nghiệm quốc tế và thực thi ở<br />
Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ kinh tế chính trị, Trường Đại học kinh tế Đại học Quốc<br />
gia Hà Nội.<br />
23. Montesqiueu (1996), “Tinh thần pháp luật”, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr.125.<br />
24. Phạm Duy Nghĩa (2006), Luật doanh nghiệp, Tình huống - Phân tích - Bình luận, NXB<br />
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, (tập 1), tr. 56.<br />
25. Nguyễn Như Phát, Phạm Duy Nghĩa (2001), Giáo trình Luật Kinh tế Việt Nam, NXB Đại<br />
học Quốc gia, Hà Nội.<br />
26. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật thuế TNDN số<br />
14/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008.<br />
27. Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII (1990), Luật công ty số<br />
35-L/CTN ngày 21 tháng 12 năm 1990.<br />
28. Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI (2005), Luật doanh nghiệp<br />
số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005.<br />
<br />
29. Paul A. Samuellson, Willam D. Nordhalls, Kinh tế học, NXB Thống kê, Hà Nội, (tập 1,<br />
2).<br />
30. Nguyễn Xuân Sơn (2007), Hoàn thiện chính sách thuế thu nhập ở Việt Nam phù hợp với<br />
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính Hà<br />
Nội.<br />
31. Joseph Stiglizt (1995), Kinh tế học công cộng, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.<br />
32. Nguyễn Hồng Thắng (2009), “Vận dụng nguyên tắc đánh thuế trong thực tiễn”, Tạp chí<br />
phát triển kinh tế, (220)<br />
33. Thủ tướng Chính phủ, Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và<br />
định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam, (Ban hành kèm theo Quyết định số<br />
291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ).<br />
34. Tổng cục Thống kê (2010), Doanh nghiệp Việt Nam 9 năm đầu thế kỷ 21, NXB Thống<br />
kê, Hà Nội.<br />
35. Tổng cục Thuế (2005), “Tổng kết công tác thuế năm 2005 và 5 năm 2010 – 2015, nhiệm<br />
vụ và giải pháp công tác thuế năm 2006, 5 năm 2006 – 2010”, Báo cáo Tổng cục<br />
Thuế, Hà Nội.<br />
36. Tổng cục Thuế (2009), Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về thuế 2009, NXB Hà<br />
Nội.<br />
37. Lê Tài Triển, Nguyễn Vạn Thọ, Nguyễn Tân (1973), “Luật thương mại Việt Nam dẫn<br />
giải”, Kim Lai ấn quán, Sài Gòn.<br />
38. Vũ Văn Trường (1994), “Thuế thu nhập - Thực trạng và kiến nghị”, Tạp chí tài chính,<br />
(6), tr.16-17.<br />
39. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2005), NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội<br />
40. Từ điển Winkipedia<br />
41. Nguyễn Viết Tý (2006), Giáo trình Luật thương mại, NXB Công an nhân dân, tr.17.<br />
42. Đào Thảo Vy (1925), “Initiation commerciale”, Paris.<br />
43. Các trang web<br />
- www.thuvienphapluat.vn/Default.aspx?CT=NW&NID=25994<br />
- www.brandco.vn/service-view-253/luat-thue-thu-nhap-ca-nhan-voi-van-de-danhthue-trung-va-bo-lot-thue/<br />
-www.lrc.ctu.edu.vn/pdoc/31/1-congty.htm<br />
Tiếng Anh<br />
44. Peter Baker (1997), Income Tax Law for Tax Agent, Eastern House<br />
45. Predrag Bejakovic, Improving the Tax Administration in Trasition Countries, Institute for<br />
public Finance, Zagreb, Croatia.<br />
46. Philippe Merle (1992), Droit Commercial-Société Commerciales, Précis Dalloz.<br />
47.Quick MBA, Law and Business.<br />
[http:www.quickmba.com/law/partnership/general]<br />
48. D. Swann (1990), The Economics of the Common Market, Peguin book.<br />
<br />