i<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH MARKETING<br />
Ngành thủy sản Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với nhiều khó khăn về<br />
vốn, thị trường… Tuy nhiên, với vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn, ngành luôn<br />
được tạo điều kiện thuận lợi về chính sách bởi chính phủ để phát triển. Cùng với sự<br />
kiện, SHB tham gia điều hành và trở thành cổ đông lớn nhất của công ty Thủy sản<br />
Bình An (năm 2012), và chính sách tín dụng tại SHB là: luôn đồng hành cùng các<br />
doanh nghiệp thủy sản, để thủy sản Việt Nam vươn mạnh mẽ ra thị trường quốc tế.<br />
SHB đã nhận định: đây là ngành có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai, và các<br />
doanh nghiệp chế biến – xuất khẩu thủy sản là đối tượng khách hàng tiềm năng cần<br />
tập trung khai thác nhu cầu.<br />
Căn cứ vào thực tiễn trên, đề tài: “Giải pháp Marketing cho dịch vụ tín<br />
dụng đối với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản tại ngân hàng TMCP<br />
Sài Gòn – Hà Nội (SHB)” được chọn để nghiên cứu.<br />
Trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học, luận văn hệ thống hóa những vấn<br />
đề lý luận cơ bản về marketing trong kinh doanh dịch vụ tín dụng đối với các doanh<br />
nghiệp chế biến – xuất khẩu thủy sản. Qua quá trình nghiên cứu nắm rõ thực trạng<br />
marketing cho dịch vụ tín dụng đối với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu<br />
thủy sản, từ đó kiến nghị phương hướng, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu<br />
quả hoạt động marketing tín dụng đối với nhóm khách hàng này tại ngân hàng<br />
TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB).<br />
Đối tượng nghiên cứu: Marketing ngân hàng. Phạm vi nghiên cứu:<br />
Marketing - mix cho dịch vụ tín dụng đối với các doanh nghiệp chế biến – xuất<br />
khẩu thủy sản trên toàn hệ thống ngân hàng SHB. Thời gian nghiên cứu: Từ năm<br />
2011 đến năm 2014.<br />
Luận văn được kết cấu thành 3 chương:<br />
- Chương 1: Lý luận cơ bản về marketing trong kinh doanh dịch vụ tín dụng<br />
đối với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản.<br />
- Chương 2: Thực trạng hoạt động marketing cho dịch vụ tín dụng đối với<br />
<br />
ii<br />
<br />
doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản tại SHB.<br />
- Chương 3: Giải pháp marketing cho dịch vụ tín dụng đối với doanh nghiệp<br />
chế biến, xuất khẩu thủy sản tại SHB.<br />
Về phương pháp nghiên cứu, luận văn tập trung thu thập các thông tin số liệu<br />
về hoạt động marketing cho dịch vụ tín dụng đối với doanh nghiệp chế biến, xuất<br />
khẩu thủy sản tại SHB giai đoạn 2011 – 2014. Và có sử dụng phương pháp phân<br />
tích, tổng hợp, so sánh số liệu qua các giai đoạn.<br />
Luận văn đã giới thiệu về ngân hàng SHB, hoạt động marketing tín dụng đối<br />
với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản tại SHB như sau:<br />
- Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng SHB.<br />
- Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn 2010 -2014.<br />
- Thực trạng hoạt động marketing cho dịch vụ tín dụng đối với doanh nghiệp<br />
chế biến và xuất khẩu thủy sản tại SHB.<br />
Hoạt động marketing cho dịch vụ tín dụng đối với doanh nghiệp chế biến,<br />
xuất khẩu thủy sản tại SHB đã đạt được những thành tựu như sau:<br />
- Chiến lược marketing cho nhóm khách hàng mục tiêu được nghiên cứu trên<br />
cơ sở nghiên cứu hành vi của khách hàng, năng lực cạnh tranh của ngân hàng, có sự<br />
so sánh với các đối thủ cạnh tranh, để đảm bảo tạo ra sự khác biệt trong dịch vụ<br />
cung cấp, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ của SHB.<br />
- Tổng dư nợ cho vay các doanh nghiệp chế biến – xuất khẩu thủy sản không<br />
ngừng gia tăng qua các năm.<br />
- Giá cả dịch vụ linh hoạt, cạnh tranh, thường xuyên áp dụng nhiều chương<br />
trình khuyến mãi về lãi suất, phí đối với các khách hàng thân thiết.<br />
- Hệ thống mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch không ngừng được tăng<br />
lên và được bố trí rộng khắp trong địa bàn khu vực phía Nam, để có thể thuận tiện<br />
trong việc khai thác nhóm khách hàng mục tiêu này và đáp ứng kịp thời nhu cầu của<br />
doanh nghiệp.<br />
- Thương hiệu SHB đã được nhiều doanh nghiệp biết tới, dần xây dựng được<br />
sự tin tưởng nơi khách hàng. SHB trở thành 1 trong 14 ngân hàng TMCP lớn nhất<br />
<br />
iii<br />
<br />
Việt Nam.<br />
- Quy trình cung cấp dịch vụ liên tục được cải tiến và có xu hướng rút ngắn<br />
qua các khâu, cơ chế phối hợp giữa các bộ phận được quy định rõ ràng hơn trong<br />
các văn bản, quy chế nội bộ.<br />
- Đội ngũ nhân viên tiếp tục tăng về số lượng và quy trình đào tạo chặt chẽ<br />
hơn để cải thiện dần về trình độ của nhân viên. Đặc biệt đội ngũ quan hệ khách<br />
hàng có sự tuyển dụng liên tục để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng tín dụng.<br />
Bên cạnh đó, còn tồn tại những hạn chế:<br />
- Chưa có chiến lược, chính sách marketing rõ ràng: Thủy sản là một ngành<br />
kinh tế mũi nhọn tại các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, và có nhiều triển vọng phát triển<br />
trong tương lai. Tuy nhiên, thủy sản vẫn chưa phải là ngành nghề cho vay chủ lực<br />
tại SHB, dư nợ vay thủy sản còn khá khiêm tốn so với các ngành nghề khác, và<br />
trong tổng dư nợ tại SHB. Hoạt động marketing tín dụng cho nhóm khách hàng này<br />
chưa mang tính hệ thống, và chiến lược cụ thể, vẫn còn lồng ghép chung chung với<br />
toàn bộ hoạt động tín dụng của SHB. Nguyên nhân chính là do SHB chưa có bộ<br />
phân chuyên trách về marketing cho dịch vụ tín dụng đối với các doanh nghiệp chế<br />
biến – xuất khẩu thủy sản.<br />
- Chưa có sản phẩm tín dụng riêng: SHB đang trong quá trình thiết lập một<br />
hệ thống sản phẩm hoàn chỉnh cho các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản.<br />
Hiện nay, việc cấp tín dụng cho đối tượng nhóm khách hàng này hoàn toàn dựa trên<br />
các quy định chung về quy chế cho vay, quy chế tài sản đảm bảo. Do vậy, hoạt động<br />
cấp tín dụng hiện nay chưa định hình, chưa gắn được những rủi ro đặc trưng để hình<br />
thành một sản phẩm cho vay chuẩn.<br />
- Hiệu quả hoạt động xúc tiến hỗn hợp chưa cao: việc tiếp cận các doanh<br />
nghiệp thủy sản vẫn chủ yếu dựa vào mối quan hệ của giám đốc và ban lãnh đạo các<br />
chi nhánh. Chưa có một kênh tiếp cận hữu hiệu khác trong việc thu hút, tạo hiệu<br />
ứng để các doanh nghiệp chủ động tiếp cận sản phẩm dịch vụ của SHB, hoặc sử<br />
dụng hiệu quả các kênh tiếp cận khác.<br />
- Trình độ của đội ngũ cán bộ quan hệ khách hàng chưa đồng đều, nhất là<br />
<br />
iv<br />
<br />
đối với đội ngũ cán bộ trẻ có thâm niên công tác tại ngân hàng dưới 3 năm. Chưa<br />
xây dựng được chính sách khuyến khích thưởng phạt công bằng đối với cán bộ.<br />
- Thời gian cung ứng sản phẩm dịch vụ còn bị chậm do hạn chế bởi phân<br />
cấp, phân quyền của từng đơn vị kinh doanh. Thông thường các khoản vay có giá trị<br />
cấp trên 5 tỷ đồng, sau khi được thẩm định tại chi nhánh, phải tiếp tục chuyền hồ sơ<br />
lên hội sở để thực hiện thẩm định. Thông thường trung bình để một khoản vay vượt<br />
cấp được giải ngân phải mất ít nhất 1 tháng. Trình độ của cán bộ tín dụng, cán bộ<br />
thẩm định tín dụng chưa đồng đều, cũng dẫn tới việc chậm trong việc tiếp cận và<br />
hướng dẫn khách hàng.<br />
- Hệ thống email phục vụ hoạt động gửi hồ sơ nội bộ dung lượng tệp đính<br />
kèm theo email còn bị hạn chế, phân quyền đối với hệ thống truy cập nội bộ và hệ<br />
thống tra cứu thông tin, văn bản trên hệ thống còn hạn chế.<br />
Xuất phát từ những hạn chế trên, luận văn đề xuất những giải pháp giúp nâng<br />
cao hiệu quả hoạt động marketing cho dịch vụ tín dụng đối với doanh nghiệp chế<br />
biến, xuất khẩu thủy sản tại SHB như sau:<br />
- Hoàn thiện chính sách sản phẩm (P1 - Product)<br />
- Hoàn thiện chính sách giá (P2 - Price)<br />
- Hoàn thiện kênh phân phối thông qua việc quy hoạch và khoanh vùng các<br />
chi nhánh (P3 - Place).<br />
- Nâng cao hiệu quả các công cụ xúc tiến truyền thông (P4 - Promotion).<br />
- Chiến lược con người (P5 - People).<br />
- Hoàn thiện quy trình cung ứng sản phẩm dịch vụ (P6 - Process).<br />
- Đầu tư nâng cao cơ sở vật chất (P7 – Physical Evidence).<br />
Do giới hạn về thời gian và khả năng tích luỹ về lý luận, chắc chắn đề tài<br />
không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô góp ý để đề tài được hoàn<br />
thiện hơn.<br />
<br />
5<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1.1. Lý do chọn đề tài<br />
Kinh doanh dịch vụ tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng nhất của<br />
các ngân hàng Việt Nam, trong khi xu hướng của các ngân hàng thế giới hiện nay là lợi<br />
nhuận dựa chủ yếu vào các hoạt động dịch vụ. Tại Việt Nam, 95% hoạt động ngân hàng<br />
vẫn tập trung vào tín dụng.<br />
Thị trường tài chính Việt Nam đang chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt của hơn 100<br />
tổ chức tín dụng, trong đó có nhiều chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Sự canh tranh này<br />
đã và đang góp phần sàng lọc các ngân hàng, loại bỏ các tổ chức tín dụng yếu kém.<br />
Trong bối cảnh đó, hoạt động marketing ngân hàng đang ngày càng được quan tâm nhiều<br />
hơn nhằm góp phần nâng cao vị thế, tăng sức cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận của ngân<br />
hàng.<br />
Marketing ngân hàng là một hệ thống tổ chức quản lý của một ngân hàng để đạt<br />
được mục tiêu thỏa mãn tối đa các nhu cầu về vốn cũng như các sản phẩm dịch vụ khác<br />
của ngân hàng đối với một hay nhiều nhóm khách hàng mục tiêu đã được lựa chọn thông<br />
qua các chính sách nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng và cao nhất là tối đa hóa lợi<br />
nhuận.<br />
Marketing tham gia vào hoạt động tín dụng, phối kết hợp các bộ phận của ngân<br />
hàng với nhau và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng nhằm mục tiêu vừa thỏa mãn<br />
sự hài lòng của khách hàng, vừa đảm bảo lợi nhuận khoản vay cho ngân hàng.<br />
Theo đó, marketing sẽ xây dựng, quảng bá hình ảnh ngân hàng, giúp hình ảnh của<br />
ngân hàng trở nên gần gũi hơn với khách hàng, marketing là công cụ giúp ngân hàng lựa<br />
chọn khách hàng tiềm năng, lựa chọn thị trường mục tiêu và tác động vào quá trình đổi<br />
mới, hiện đại hóa ngân hàng.<br />
Ngành thủy sản Việt Nam với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động nuôi<br />
trồng, đánh bắt thủy hải sản, được nhận định là một ngành có nhiều tiềm năng để phát<br />
triển ở hiện tại và trong tương lai.<br />
Tuy nhiên, dự báo trong năm 2015 và các năm tiếp theo, ngành thủy sản Việt Nam<br />
sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là về thị trường. Cụ thể như sau: Tại thị trường<br />
<br />