intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay lại nguồn vốn ODA tại Sở Giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

72
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1 - Tổng quan về hiệu quả cho vay lại nguồn vốn ODA, chương 2 - Thực trạng hiệu quả cho vay lại nguồn vốn ODA tại Sở Giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và chương 3 - Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay lại nguồn vốn oda tại Sở Giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay lại nguồn vốn ODA tại Sở Giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

i<br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> Vốn đầu tư cho phát triển là một trong những yếu tố quyết định đến sự<br /> thành công hay thất bại trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.<br /> Đối với Việt Nam, mục tiêu đặt ra là thực hiện thành công quá trình Công nghiệp<br /> hóa - Hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành<br /> một nước công nghiệp. Do đó việc thu hút vốn đầu tư trở thành chiến lược quan<br /> trọng của đất nước. Nguồn vốn ODA được chính phủ Việt Nam đánh giá là một<br /> trong những nguồn vốn quan trọng của Ngân sách Nhà nước được sử dụng cho các<br /> mục đích phát triển kinh tế xã hội. Nguồn vốn này đã phần nào đáp ứng nhu cầu<br /> bức thiết về vốn trong công cuộc Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nuớc, góp<br /> phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm đói nghèo.<br /> Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn trong nước cho thấy cơ chế quản lý<br /> nguồn vốn là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả thực hiện các Dự án sử<br /> dụng nguồn vốn ODA. Do vậy, trong Dự án Tài chính nông thôn I và II WB và<br /> chính Phủ Việt Nam đã giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng<br /> ĐT&PT Việt Nam quản lý và là đầu mối cho vay lại tới các định chế tài chính<br /> hoạt động tại Việt Nam. Dự án này được thực hiện theo cơ chế tín dụng bán buôn<br /> và bán lẻ tín dụng.<br /> Hoạt động Tín dụng này là hoạt động ngân hàng hiện đại, theo đó, các nhà<br /> tài trợ cung cấp hỗ trợ phát triển (ODA) cho Chính phủ Việt Nam thông qua một<br /> Định chế tài chính được lựa chọn làm ngân hàng cho vay lại tới các định chế tài<br /> chính khác và một số định chế tài chính này sẽ thực hiện cho vay bán lẻ tới<br /> những người vay cuối cùng.<br /> Mặc dù kết quả là khả quan, nhưng hoạt động cho vay lại nói chung và<br /> hoạt động cho vay lại nguồn vốn ODA nói riêng còn khá mới mẻ tại Việt Nam,<br /> nên trong quá trình triển khai hoạt động còn gặp nhiều khó khăn, khiếm khuyết.<br /> Vì vậy, việc nghiên cứu làm rõ bản chất, chức năng và tiềm năng phát triển để<br /> đưa ra các giải pháp nhằm phát huy có hiệu quả loại hình kinh doanh này có tính<br /> cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Đây là lý do tại sao em đã chọn đề tài “Giải<br /> <br /> ii<br /> pháp nâng cao hiệu quả cho vay lại nguồn vốn ODA tại Sở Giao dịch III Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” với trọng tâm là hoạt động cho vay<br /> lại của Dự án Tài chính nông thôn do WB tài trợ đã được lựa chọn để nghiên cứu<br /> trong luận văn thạc sỹ này.<br /> <br /> iii<br /> CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY LẠI NGUỒN VỐN<br /> ODA<br /> <br /> 1.1.<br /> <br /> Hỗ trợ phát triển chính thức- ODA<br /> <br /> Gắn với mỗi giai đoạn lịch sử hình thành và phát triển, ODA được các<br /> quốc gia và tổ chức đưa ra các khái niệm khác nhau, nhưng đều được thống nhất<br /> ở các điểm sau:<br /> Thứ nhất, ODA do các quốc gia phát triển hoặc các tổ chức quốc tế cấp cho<br /> một nước đang hoặc kém phát triển;<br /> Thứ hai, Mục đích của các khoản viện trợ này nhằm thúc đẩy phát triển<br /> kinh tế - xã hội, khắc phục các khó khăn về tài chính hoặc nâng cao phúc lợi xã<br /> hội của nước nhận viện trợ chứ không bao gồm các mục đích thương mại mang lại<br /> lợi nhuận trực tiếp;<br /> Thứ ba, Tính ưu đãi luôn chiếm tối thiểu 25% tổng giá trị khoản vay vốn.<br /> Đặc trưng cơ bản nhất của ODA so với các nguồn vốn khác là có nhiều tính<br /> ưu đãi, chính là phần cho không từ phía nhà tài trợ. Phần này thể hiện ở lãi suất<br /> thấp hơn các khoản vay thông thường, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ thường<br /> nhiều giai đoạn và tỷ lệ trả nợ khác nhau ở nhiều giai đoạn. Do đó, nguồn vốn<br /> ODA thường tập trung tài trợ cho mục đích phát triển kinh tế- xã hội.<br /> ODA ngay từ khi ra đời đã kèm theo điều kiện ràng buộc mà nhà tài trợ đặt<br /> ra cho nước nhận vốn, thể hiện ở những ảnh hưởng về kinh tế và chính trị. Cụ thể<br /> là Nhật tập trung viện trợ cho các nước châu Á, Mỹ tập trung khu vực Trung đông<br /> và Mỹ la tinh,... mục đích sâu xa nhằm tăng cường ảnh hưởng của nước tài trợ tại<br /> khu vực nhận tài trợ. Mặt khác, các nước cung cấp tài trợ ngoài ra còn có tham<br /> vọng đạt được ảnh hưởng về kinh tế, mang lại thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng<br /> hóa và dịch vụ của các nhà sản xuất trong nước, và hơn thế nữa, còn dọn đường<br /> cho nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI chảy vào nước nhận viện trợ. Đây thường<br /> được coi là mặt trái của ODA.<br /> <br /> 1.2.<br /> <br /> Cho vay lại từ nguồn vốn ODA tại Ngân hàng thương mại<br /> Cho vay lại từ nguồn vốn vay ODA tại Ngân hàng thương mại là việc<br /> Chính phủ hoặc một cơ quan thay mặt Chính phủ: (i) ủy quyền cho Ngân hàng<br /> thương mại thực hiện cho vay lại các doanh nghiệp toàn bộ hoặc một phần vốn<br /> <br /> iv<br /> ODA của Chính phủ; hoặc (ii) cho Ngân hàng thương mại vay lại để cho vay tiếp<br /> theo một chương trình tín dụng hoặc hợp phần tín dụng trong một dự án sử dụng<br /> vốn ODA. Tuy nhiên, hoạt động cho vay lại nguồn vốn ODA cũng hàm chứa nhiều<br /> rủi ro như: Rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá.<br /> <br /> 1.3.<br /> <br /> Điều kiện nâng cáo hiệu quả cho vay lại nguồn vốn ODA của Chính phủ<br /> Nâng cao hiệu quả cho vay lại nguồn vốn ODA được hiểu là sự gia tăng về<br /> số lượng, chất lượng về doanh số giải ngân, về dư nợ, số lượng người vay lại để từ<br /> đó gia tăng lợi ích cho Chính phủ, cơ quan cho vay lại cũng như Người vay lại.<br /> Hiệu quả cho vay lại nguồn vốn ODA được phản ánh đầy đủ nhất qua các chỉ<br /> tiêu tương đối (hoạt động cho vay lại phải bảo đảm để cơ quan cho vay lại thực hiện<br /> được chức năng, nhiệm vụ mà Chính phủ, cơ quan ủy quyền đã giao, đồng thời phải<br /> mang lại thu nhập cho Ngân hàng đủ để trang trải các khoản chi phí liên quan và<br /> hạn chế thấp nhất nguy cơ rủi ro như không thu hồi được vốn cho vay hoặc thu hồi<br /> chậm; Khả năng sử dụng vốn vay có hiệu quả của bên đi vay; Đóng góp cho sự tăng<br /> trưởng và phát triển kinh tế của vùng, địa phương và cả nước.) và các chỉ tiêu tuyệt<br /> đối (Doanh số cho vay; Hiệu suất sử dụng vốn; Tỷ lệ nợ quá hạn). Nếu các chỉ tiêu<br /> tuyệt đối đã chỉ ra rằng hiệu quả hoạt động cho vay lại nguồn vốn ODA đang được<br /> nâng cao thì các chỉ tiêu tương đối sẽ cho biết mức độ của sự hiệu quả đó như thế nào<br /> và ngược lại.<br /> Hoạt động cho vay lại nguồn vốn ODA chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố<br /> chủ quan và các nhân tố khách quan. Các nhân tố chủ quan bao gồm : Cơ chế<br /> chính sách quản lý các nguồn vốn được tài trợ; Mô hình tổ chức quản trị điều<br /> hành; Quy trình nghiệp vụ cho vay các nguồn vốn được tài trợ; Nguồn nhân<br /> lực; cơ sở vật chất công nghệ, ...Các nhóm nhân tố khách quan là Về phía các<br /> nhà tài trợ; môi trường kinh tế vĩ mô; Môi trường chính trị, pháp luật; Môi<br /> trường kỹ thuật, công nghệ. Hiệu quả hoạt động cho vay ủy thác từ nguồn vốn<br /> ODA chỉ có thể được nâng cao khi khai thác tốt các nhân tố này.<br /> <br /> v<br /> CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY LẠI NGUỒN VỐN<br /> ODA TẠI SỞ GIAO DỊCH III – NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN<br /> VIỆT NAM<br /> <br /> 2.1.<br /> <br /> Tổng quan về hoạt động của Sở giao dịch III<br /> Sở Giao dịch III là đơn vị trực thuộc BIDV, được thành lập theo quyết định số<br /> 39/QĐ-HĐQT ngày 01/07/2003 của Hội đồng Quản trị BIDV, Sở Giao dịch III đã<br /> trở thành một đơn vị đầu mối của BIDV thực hiện nhiệm vụ “bán buôn”, ngân hàng<br /> đại lý và ủy thác toàn ngành. Năm 2007, Sở Giao dịch III bắt đầu triển khai mảng<br /> tín dụng thương mại và dịch vụ ngân hàng như các Chi nhánh khác của BIDV.<br /> <br /> 2.2.<br /> <br /> Thực trạng hiệu quả cho vay lại nguồn vốn ODA tại Sở giao dịch III – Ngân<br /> hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.<br /> Sở giao dịch III không ngừng mở rộng quan hệ với các định chế tài chính và<br /> <br /> quảng bá sản phẩm. Chính vì vậy đã thu hút được nhiều khách hàng là các tổ chức tín<br /> dụng tham gia (tính đến 31/12/2009 có 25 định chế tham gia), đối tượng người vay cuối<br /> cùng được mở rộng, các dự án được tài trợ trải rộng ở 60/64 tỉnh thành của cả nước.<br /> Đồng thời, BIDV cùng với PFIs thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp để tăng<br /> cường khả năng tiếp cận đối với các đối tượng vay vốn và các tiểu dự án hợp lệ, từ đó<br /> tăng khả năng hấp thụ vốn Dự án cho PFIs.<br /> Đến thời điểm hiện tại trong cơ cấu cho vay của các dự án sử dụng nguồn ODA,<br /> tỷ lệ cho vay trung dài hạn trên tổng vốn vay luôn đạt ở mức cao theo yêu cầu của WB.<br /> Về cơ bản, Sở giao dịch III và các định chế tài chính tham gia đã cố gắng rất nhiều trong<br /> việc giải ngân nguồn vốn đến người vay cuối cùng cũng như tăng cường đáp ứng nhu<br /> cầu vốn trung dài hạn cho các dự án phát triển kinh tế của nhiều lĩnh vực kinh tế khác<br /> nhau ở tất cả các khu vực nông thôn Việt Nam.<br /> Song song với việc giải ngân nguồn vốn ODA tới người vay, Sở Giao dịch III<br /> cũng coi trọng công tác kiểm tra giám sát tình hình sử dụng vốn vay của các PFIs và của<br /> người vay cuối cùng. Định kì hang Quý, cán bộ quản lý các ngân hàng sẽ tiến hành làm<br /> việc với các Định chế tài chính để kiểm tra tính tuân thủ các quy định của Dự án.<br /> Tóm lại với việc triển khai đồng bộ và hoàn thành xuất sắc các mục tiêu của Dự<br /> án Tài chính nông thôn (đặc biệt là Dự án II được WB đánh giá là Dự án có tiến độ giải<br /> ngân nhanh và có hiệu quả nhất trong số các dự án do WB tài trợ tại Việt Nam và đáp<br /> ứng tất cả các tiêu chí về quản lý và thực hiện Dự án) đã cho thấy mặc dù thời gian hoạt<br /> động chưa nhiều nhưng việc quản lý cho vay lại nguồn vốn ODA của Sở giao dịch III đã<br /> có những kết quả nhất định.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2