intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Đồng Tháp

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

73
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn hướng vào 3 mục tiêu sau: Hệ thống hóa cơ sở và lý luận về phát triển tín dụng cá nhân của các Ngân hàng thương mại. Phân tích thực trạng phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Đồng Tháp. Đề xuất giải pháp và nêu kiến nghị phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Đồng Tháp nhằm tận dụng các tiềm năng cũng như khai thác tốt thế mạnh của đơn vị

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Đồng Tháp

*<br /> <br /> Trong sự vận động và phát triển của mỗi nền kinh tế ở bất kỳ một quốc gia<br /> nào, vốn là một trong những yếu tố nguồn lực quan trọng và luôn khan hiếm. Bởi<br /> vậy, việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn là mục tiêu hàng đầu của nhà quản lý<br /> kinh tế dù ở tầm vi mô hay vĩ mô. Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng ngân hàng<br /> là lĩnh vực hoạt động phong phú và là một trong những kênh phân phối, sử dụng<br /> vốn có hiệu quả nhất bởi nó giúp cho nguồn vốn luôn vận động, đáp ứng kịp thời<br /> các nhu cầu của cá nhân, tổ chức, đồng thời tín dụng ngân hàng cũng được sử dụng<br /> như một trong những công cụ kinh tế quan trọng góp phần thúc đầy sự tăng trưởng<br /> và phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.<br /> Vietcombank vốn là một trong những NHTM đi đầu trong thanh toán xuất<br /> nhập khầu, cho vay bán buôn và kinh doanh ngoại tệ, nhóm khách hàng truyền<br /> thống của vietcombank chủ yếu là doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, hiện nay cục diện<br /> đã có nhiều thay đổi, khi mà các NHTM khác đã từng bước lớn mạnh về quy mô,<br /> tiềm lực tài chính và phương thức quản lý đến cung cách phục vụ đã lôi kéo khách<br /> hàng truyền thống của Vietcombank rất gay gắt.<br /> Đối với chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Đồng Tháp (Vietcombank<br /> Đồng Tháp), tiền thân là Ngân hàng thương mại Nhà nước - được thành lập muộn<br /> nất so với các ngân hàng thương mại Nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Để có<br /> thể cạnh tranh được với các NHTM năng động trong nước cũng như các ngân hàng<br /> nước ngoài vốn có thế mạnh về mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ, Vietcombank<br /> Đồng Tháp đã xác định chiến lược phát triển song hành bán buôn đi đôi với bán lẻ,<br /> trong đó tín dụng cá nhân là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu. Chính<br /> vì vậy tôi chọn đề tài “Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng<br /> <br /> TMCP Ngoại thương Việt Nam-chi nhánh Đồng Tháp” làm đề tài nghiên cứu.<br /> Luận văn hướng vào 3 mục tiêu sau:<br /> - Hệ thống hóa cơ sở và lý luận về phát triển tín dụng cá nhân của các Ngân<br /> hàng thương mại.<br /> - Phân tích thực trạng phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại<br /> thương Đồng Tháp.<br /> - Đề xuất giải pháp và nêu kiến nghị phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng<br /> TMCP Ngoại Đồng Tháp nhằm tận dụng các tiềm năng cũng như khai thác tốt thế<br /> mạnh của đơn vị.<br /> Đối tượng nghiên cứu: luận văn tập trung đánh giá thực trạng phát triển tín<br /> dụng cá nhân đang được triển khai thực hiện tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương<br /> Đồng Tháp.<br /> Phạm vi nghiên cứu: Do thời gian và điều kiện có hạn, luận văn chỉ nghiên<br /> cứu trong phạm vi Ngân hàng TMCP Ngoại Đồng Tháp trong giai đoạn từ năm<br /> 2012 đến 2014.<br /> Phương pháp nghiên cứu: Luận văn chủ yếu dựa trên phương pháp thống kê,<br /> phương pháp phân tích, so sánh, quy nạp, phán đoán, tổng hợp để thực hiện nghiên<br /> cứu.<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các từ<br /> viết tắt...nội dung của luận văn gồm 03 chương, cụ thể:<br /> -Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển tín dụng cá nhân tại các ngân hàng<br /> thương mại.<br /> -Chương 2: Thực trạng phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP<br /> Ngoại thương Đồng Tháp.<br /> <br /> -Chương 3: Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại<br /> thương Đồng Tháp.<br /> CHƢƠNG 1<br /> CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN<br /> HÀNG THƢƠNG MẠI<br /> 1.1. Lý thuyết chung về tín dụng ngân hàng<br /> Theo luật các tổ chức tín dụng năm 2010 đã được Quốc hội nước CHXHCN<br /> Việt Nam thông qua thì “Cấp tín dụng là thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng<br /> một khoản tiền hoặc cam kết sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử<br /> dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết<br /> khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp<br /> tín dụng khác”.<br /> 1.1.2. Các loại tín dụng ngân hàng<br /> Căn cứ vào thời gian sử dụng vốn<br /> - Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm, thường được<br /> vào nghiệp vụ thanh toán, cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động vì<br /> thường có vòng quay vốn dưới 1 năm.<br /> - Tín dụng trung hạn: có thời hạn từ 1 đến 5 năm, được dùng để cho vay vốn<br /> phục vụ nhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới kỹ thuật, mở rộng và<br /> xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh.<br /> - Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng để<br /> cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn.<br /> b. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, tín dụng ngân hàng chia thành 2<br /> loại<br /> <br /> - Tín dụng sản xuất và kinh doanh hàng hoá: là loại tín dụng được cung cấp<br /> cho các doanh nghiệp để họ tiến hành sản xuất và kinh doanh.<br /> - Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng được cấp phát cho cá nhân để đáp ứng<br /> nhu cầu tiêu dùng. Loại tín dụng này thường được dùng để mua sắm nhà cửa, xe<br /> cộ, các thiết bị gia đình... Tín dụng tiêu dùng ngày càng có xu hướng tăng lên.<br /> c. Căn cứ vào tính chất đảm bảo của các khoản cho vay, có các loại tín dụng<br /> sau:<br /> - Tín dụng có bảo đảm: là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay phát ra<br /> đều có tài sản tương đương thế chấp, có các hình thức như: cầm cố, thế chấp, chiết<br /> khấu và bảo lãnh.<br /> - Tín dụng không có bảo đảm: là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay<br /> phát ra không cần tài sản thế chấp mà chỉ dựa vào tín chấp. Loại hình này thường<br /> được áp dụng với khách hàng truyền thống, có quan hệ lâu dài và sòng phẳng với<br /> ngân hàng, khách hàng này phải có tình hình tài chính lành mạnh và có uy tín đối<br /> với ngân hàng như trả nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc lẫn lãi, có dự án sản xuất kinh<br /> doanh khả thi, có khả năng hoàn trả nợ...<br /> 1.2. Lý thuyết về tín dụng cá nhân<br /> Tín dụng cá nhân là hình thức tín dụng mà trong đó NHTM đóng vai trò<br /> là người chuyển nhượng quyền sử dụng vốn của mình cho khách hàng cá nhân<br /> hoặc hộ gia đình sử dụng trong một thời hạn nhất định phải hoàn trả cả gốc và<br /> lãi với mục đích phục vụ đời sống hoặc phục vụ sản xuất kinh doanh dưới hình<br /> thức hộ kinh doanh cá thể.<br /> 1.3. Phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thƣơng mại<br /> - Hiểu theo nghĩa hẹp: Phát triển tín dụng cá nhân là sự gia tăng tỷ trọng dư<br /> <br /> nợ tín dụng cá nhân tại ngân hàng (tăng về lượng). [2, trang 35]<br /> - Hiểu theo nghĩa rộng: Phát triển tín dụng cá nhân là sự gia tăng dư nợ tín<br /> dụng cá nhân trong cơ cấu khách hàng cho vay tại một ngân hàng kết hợp với sự<br /> phát triển thêm sản phẩm tín dụng cá nhân, đồng thời tăng chất lượng tín dụng<br /> cá nhân (tăng về lượng và chất).<br /> 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển tín dụng cá nhân<br /> a. Dư nợ tín dụng cá nhân<br /> Chỉ tiêu này phản ánh quy mô hoạt động tín dụng cá nhân của một ngân<br /> hàng. Dư nợ tín dụng cá nhân càng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng cá nhân của<br /> ngân hàng càng phát triển về lượng. Việc đo lường, đánh giá dư nợ tín dụng cá<br /> nhân thông qua tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân.<br /> b. Sự phát triển thị phần<br /> Chỉ tiêu về thị phần là một chỉ tiêu chung và quan trọng để đánh giá bất kỳ<br /> hoạt động kinh doanh nào. Trong kinh tế thị trường thì "khách hàng là thượng<br /> đế" vì chính khách hàng mang lại lợi nhuận và sự thành công cho doanh nghiệp,<br /> hay nói cách khác hơn thì chính khách hàng trả lương cho người lao động.<br /> c. Hệ thống kênh phân phối<br /> Hệ thống kênh phân phối của ngân hàng phản ánh sự phát triển của hoạt<br /> động ngân hàng bán lẻ nói chung và hoạt động tín dụng cá nhân nói riêng.<br /> d. Tỷ lệ nợ xấu<br /> Phát triển tín dụng cá nhân phải đảm bảo đi đôi với tăng chất lượng tín dụng cá<br /> nhân. Chất lượng tín dụng một phần được thể hiện ở mức độ an toàn vốn tín dụng<br /> thông qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu – đánh giá khả năng thu hồi nợ.<br /> e. Thu nhập từ tín dụng cá nhân<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2