MỞ ĐẦU<br />
<br />
<br />
Sự cần thiết của đề tài<br />
<br />
Hoạt động tín dụng là hoạt động căn bản và chủ yếu đem lại lợi nhuận lớn nhất<br />
nhưng kèm theo nó là rủi ro tín dụng. Hoạt động tín dụng Ngân hàng TMCP Ngoại<br />
thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội thời gian qua đã cho thấy rủi ro tín dụng của hệ<br />
thống chưa được kiểm soát một cách hiệu quả. Chính vì vậy, vấn đề quản lý, hạn chế<br />
RRTD đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, là khâu sống còn đối với Chi nhánh cũng như<br />
toàn bộ hệ thống Ngân hàng.<br />
Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp tăng cƣờng quản lý rủi ro tín dụng<br />
tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội”<br />
làm luận văn tốt nghiệp với hy vọng rằng, những đề xuất, kiến nghị trong luận văn của<br />
mình có thể đóng góp phần nào đó giúp cho ngân hàng đưa ra những giải pháp hữu hiệu<br />
để quản lý tốt rủi ro tín dụng trong môi trường kinh doanh đầy cơ hội nhưng cũng không<br />
ít thách thức hiện nay.<br />
<br />
<br />
Mục tiêu đề tài<br />
<br />
Làm rõ và góp phần hoàn thiện lý luận về quản lý rủi ro tín dụng. Phân tích thực<br />
trạng hoạt động tín dụng, nguyên nhân dẫn đến rủi ro và các phương pháp quản lý rủi ro<br />
tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội. Trên cơ<br />
sở lý luận và phân tích thực trạng rủi ro tín dụng để đưa ra một số giải pháp nhằm tăng<br />
cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam<br />
– Chi nhánh Hà Nội<br />
<br />
<br />
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP ngoại<br />
thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội<br />
Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn trong phạm vi chủ yếu là tổ chức và nội dung quản lý<br />
rủi ro tín dụng từ năm 2012 – 2014.<br />
<br />
<br />
Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
<br />
Nguồn dữ liệu thu thập từ các báo cáo tổng hợp số liệu của Ngân hàng TMCP<br />
Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội, các bài báo phân tích, nhận định của các<br />
<br />
chuyên gia kinh tế tại các trang báo điện tử.<br />
Luận văn được nghiên cứu dựa trên các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh.<br />
<br />
<br />
Cấu trúc nội dung nghiên cứu<br />
<br />
Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:<br />
Chương 1: Tổng quan về quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại<br />
Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương<br />
Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội<br />
Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP<br />
Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội<br />
<br />
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN<br />
HÀNG THƢƠNG MẠI<br />
1.1. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại<br />
1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng<br />
RRTD trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất<br />
mà ngân hàng phải chịu do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả hoặc không trả<br />
đầy đủ vốn và lãi<br />
1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng<br />
Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro: Rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục:<br />
Căn cứ vào giai đoạn phát sinh rủi ro: Rủi ro trước khi cho vay, rủi ro trong khi cho vay,<br />
rủi ro sau khi cho vay<br />
Căn cứ theo mức độ tổn thất: Rủi ro đọng vốn và rủi ro mất vốn<br />
1.1.3. Tác động của rủi ro tín dụng<br />
RRTD làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, giảm khả năng thanh toán và uy tín của<br />
ngân hàng và có thể dẫn tới phá sản ngân hàng. Không chỉ vậy một ngân hàng gặp khó<br />
khăn sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống ngân hàng, từ đó ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền<br />
kinh tế. Nó làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng,<br />
xã hội mất ổn định.<br />
1.2. Quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại<br />
1.2.1. Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng<br />
<br />
Quản trị RRTD là quá trình xem xét các nguy cơ tiềm ẩn và khả năng xảy ra nguy<br />
cơ từ các hoạt động liên quan đến tín dụng, từ đó có những hành động thích hợp để hạn<br />
chế các rủi ro ở mức thấp nhất và tìm cách quản lý, hạn chế các rủi ro đó<br />
1.2. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng<br />
Mô hình quản lý RRTD là cách thức tổ chức quản lý, đo lường, kiểm soát rủi ro tín<br />
dụng nhằm khống chế rủi ro tín dụng trong một giới hạn cho phép theo nguyên tắc tối đa<br />
hóa lợi nhuận của tổ chức tín dụng.<br />
Hiện nay, có hai mô hình quản lý RRTD phổ biến đang được áp dụng đó là mô<br />
hình quản lý RRTD tập trung và mô hình quản lý RRTD phân tán.<br />
1.2.4. Nội dung của công tác quản lý rủi ro tín dụng<br />
1.2.4.1. Nhận biết rủi ro tín dụng<br />
Ngân hàng cần xem xét những dấu hiệu sau để phát hiện rủi ro kịp thời: Nhóm dấu<br />
hiệu tài chính, nhóm dấu hiệu liên quan đến quản trị điều hành doanh nghiệp, nhóm dấu<br />
hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng, nhóm dấu hiệu liên quan đến vấn đề kỹ<br />
thuật và thương mại.<br />
1.2.4.2. Đánh giá rủi ro tín dụng<br />
Hiện nay, nhiều ngân hàng đang áp dụng mô hình điểm số và xếp hạng tín dụng<br />
doanh nghiệp: Đây là phương pháp khoa học kết hợp sử dụng dữ liệu để nghiên cứu<br />
thống kê và áp dụng mô hình thuật toán để phân tích tính điểm cho các chỉ tiêu đánh giá<br />
trong mô hình một biến hoặc đa biến. Các tiêu chí sử dụng trong xếp hạng tín dụng được<br />
xác lập theo các nhóm bao gồm phân tích ngành, hoạt động kinh doanh, hoạt động tài<br />
chính và được đưa vào mô hình để tính điểm trọng số và quy đổi điểm nhận được sang<br />
biểu xếp hạng tương ứng. Kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng được sử<br />
dụng để xem xét cấp tín dụng, phân loại nợ và quản lý rủi ro theo danh mục khách hàng.<br />
Thông thường kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng được phân thành các loại: AAA,<br />
AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D có thể có thêm các loại AA+, A+, BB+, B+, CC+,<br />
C+ tùy từng ngân hàng.<br />
1.2.4.3. Ứng phó rủi ro<br />
Ngân hàng cần có hệ thống các công cụ quản lý rủi ro và tổ chức quản lý rủi ro<br />
gồm: mức ủy quyền phán quyết, giới hạn rủi ro,quản lý danh mục cho vay, hệ thống<br />
<br />
thông tin tín dụng tập trung gồm các báo cáo định kỳ và đặc biệt, phân tán rủi ro trong<br />
hoạt động tín dụng. Ngoài ra, ngân hàng có thể sử dụng các công cụ phái sinh, cho vay<br />
đồng tài trợ, mua bảo hiểm tiền vay để phòng ngừa rủi ro tín dụng.<br />
1.2.4.4 Kiểm soát rủi ro<br />
Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng được thực hiện song song với hoạt động quản lý rủi<br />
ro tín dụng bao gồm các hoạt động kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay<br />
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG<br />
TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NỘI<br />
2.1. Khái quát về hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam –<br />
Chi nhánh Hà Nội<br />
VCB Hà Nội chủ yếu cho vay các khách hàng doanh nghiệp lớn nhằm mục đích bù<br />
đắp vốn lưu động. Phần lớn những khoản vay có kỳ hạn ngắn, vay bằng VND và tỷ lệ tài<br />
sản đảm bảo trung bình từ 20-30%. Trong những năm gần đây, VCB Hà Nội đang dần<br />
đẩy mạnh sang mảng bán lẻ tuy nhiên dư nợ của đối tượng khách hàng này còn khá<br />
khiêm tốn so với tiền năng của chi nhánh. Tại 31/12/2014 tổng dư nợ cho vay của VCB<br />
Hà Nội đạt trên 5.481 tỷ VND, đứng thứ 3 trong tổng số trên 90 chi nhánh VCB về quy<br />
mô dư nợ<br />
2.2 Thực trạng công tác quản lý RRTD tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam<br />
– Chi nhánh Hà Nội<br />
2.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý RRTD tại ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam<br />
– Chi nhánh Hà Nội<br />
Bộ máy quản lý RRTD tại VCB được quản lý tập trung trên toàn hệ thống. Hiện<br />
nay VCB Hà Nội đang có mức phán quyết cho vay tối đa trong thẩm quyền của chi<br />
nhánh là 50 tỷ VND/khách hàng đối với hạn mức vay vốn ngắn hạn, tối đa là 25 tỷ<br />
VND/khách hàng đối với cho vay đầu tư dự án và tối đa 30 tỷ đối với cho vay đối tượng<br />
khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh.<br />
2.2.2 Nội dung quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam<br />
– Chi nhánh Hà Nội<br />
2.2.2.1 Nhận biết rủi ro tín dụng<br />
<br />
Hiện nay việc nhận biết RRTD được thực hiện dựa trên sự chủ động của mỗi cán<br />
bộ tín dụng mà chưa có sự hướng dẫn cụ thể của Hội sở chính. Chính vì vậy, việc nhận<br />
biết RRTD phục thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của các cán bộ.<br />
2.2.2.2 Đánh giá rủi ro tín dụng<br />
Việc chấm điểm XHTD được thực hiện khi bắt đầu tiến hành thẩm định hồ sơ khách<br />
hàng và đánh giá lại hàng quý theo đúng quy trình Tổng giám đốc đã ban hành. Việc<br />
đánh giá kết quả XHTD của khách hàng được sử dụng làm cơ sở xem xét cho vay đối với<br />
khách mới và định hướng duy trì cho vay đối với các khách hàng hiện hữu.<br />
Phân loại nợ: việc phân loại nợ tại VCB Hà Nội được thực hiện theo quy định về<br />
chính sách phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro do<br />
Tổng giám đốc VCB quy định từng thời kỳ. Chi nhánh thực hiện phân loại nợ theo hai<br />
phương pháp: phương pháp định lượng (theo tình hình trả nợ thực tế của khách hàng) và<br />
phương pháp định tính (theo kết quả chấm điểm XHTD khách hàng).<br />
2.2.2.3 Ứng phó rủi ro tín dụng<br />
Ngân hàng đã tiến hành xây dựng một số giới hạn rủi ro trong tín dụng trên toàn hệ<br />
thống với chủ trương mở rộng và ưu tiên cho vay đối với những khách hàng có năng lực<br />
tài chính tốt, uy tín cao, có mối quan hệ lâu năm với chi nhánh. Việc áp dụng chính sách<br />
cho vay đối với từng đối tượng khách hàng giúp chi nhánh lựa chọn đúng người đi vay,<br />
áp dụng các điều kiện và các ưu đãi cho vay hợp lý; đảm bảo thu hút được những khách<br />
hàng tốt đến ngân hàng vay mà vẫn hạn chế những khách hàng có mức độ rủi ro cao.<br />
Hiện nay, VCB Hà Nội đang thực hiện việc đảm bảo tiền vay theo tiêu chí sau: Đối<br />
với các khoản vay cá nhân, các khoản vay đầu tư dự án trung, dài hạn, các khoản vay đối<br />
với doanh nghiệp mới thành lập (dưới 2 năm tài chính) VCB Hà Nội đều thực hiện cho<br />
vay có đảm bảo 100%. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Chi nhánh thực hiện cho<br />
vay với điều kiện tài sảm đảm bảo/dư nợ cho vay bình quân đạt từ 70% trở lên. Đối với<br />
các khách hàng là doanh nghiệp lớn có uy tín, chi nhánh phần lớn cho vay có bảo đảm<br />
một phần, tỷ lệ giá trị tài sản bảo đảm/dư nợ cho vay bình quân từ 20% đến 50%.<br />
Việc trích lập dự phòng rủi ro cho vay tại chi nhánh VCB Hà Nội được thực hiện<br />
định kỳ hàng quý, dựa trên kết quả phân loại nợ của khách hàng tại chi nhánh theo quy<br />
<br />