i<br />
<br />
An toàn và lợi nhuận là hai yêu cầu và mục tiêu quan trọng hàng đầu của các<br />
NHTM. Tuy nhiên, an toàn và lợi nhuận lại là hai nhân tố nằm trong tương quan tỷ<br />
lệ thuận với nhau. Lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn. Xu thế quốc tế hoá nền<br />
kinh tế toàn cầu đã đặt ngành ngân hàng nằm trong môi trường cạnh tranh mạnh mẽ<br />
và quyết liệt, việc lựa chọn chiến lược, giải pháp kinh doanh đảm bảo lợi nhuận, an<br />
toàn luôn đặt ra cho các NHTM. Tuy nhiên, trước sự biến động và rủi ro của môi<br />
trường kinh doanh ngày nay, các NHTM thường đặt mục tiêu an toàn kinh doanh<br />
lên trên các mục tiêu khác. Bởi lẽ, hệ luỵ của vấn đề này chính là hiệu quả sử dụng<br />
vốn, là khả năng thanh toán của ngân hàng, uy tín của ngân hàng… và thiết thực<br />
nhất, chính là thu nhập của ngân hàng. Rủi ro tín dụng có thể để lại hậu quả tiêu cực<br />
ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Có thể đây là vấn đề bức thiết<br />
của các NHTM trong bối cảnh hiện nay.<br />
Là một trong những chi nhánh thuộc hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và<br />
Phát triển Nông thôn Việt Nam, trong những năm qua, Ngân hàng No&PTNT Hà<br />
Nội đã có những thành công nhất định trong công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng.<br />
Tuy nhiên, trong một môi trường kinh doanh luôn biến động, tiềm ẩn nhiều rủi ro,<br />
Ngân hàng No&PTNT Hà Nội cũng luôn phải đối mặt và giải quyết vấn đề gặp phải<br />
trong hoạt động tín dụng. Vì những lý do khách quan cũng như chủ quan mà hiện<br />
nay, vấn đề rủi ro tín dụng vẫn còn tồn tại và là một trong những vấn đề quan trọng<br />
hàng đầu được Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội chú trọng.<br />
Xác định vấn đề này, sau đây, học viên xin được trình bày nội dung đề tài<br />
"Hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Hà Nội".<br />
Tình hình nghiên cứu<br />
Tín dụng là hoạt động kinh doanh quan trọng nhất và mang thu nhập chủ yếu<br />
về cho các ngân hàng thương mại hiện nay. Tuy nhiên, đây lại là một loại hình luôn<br />
có rủi ro. Nghiên cứu về hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội đã<br />
có một số đề tài. Tuy nhiên, các đề tài trước đây mới chỉ đi vào phân tích một số<br />
mặt của hoạt động cho vay, chưa có những phân tích cũng như những giải pháp<br />
mang tính chất toàn diện, cụ thể các yếu tố tác động và gây ra rủi ro cho hoạt động<br />
<br />
ii<br />
<br />
tín dụng. Đề tài này sẽ khắc phục những hạn chế trên nhằm đưa ra những phân tích<br />
toàn diện hơn thực trạng cũng như nguyên nhân dẫn dến rủi ro tín dụng tại Chi<br />
nhánh NHNo&PTNT Hà Nội, đồng thời sẽ đề xuất những giải pháp cho vấn đề này.<br />
Mục đích nghiên cứu.<br />
- Tổng hợp những vấn đề lý luận và thực tiễn về rủi ro tín dụng và hạn chế<br />
rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại.<br />
- Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng và công tác hạn chế phòng ngừa rủi ro<br />
tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Hà Nội.<br />
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi<br />
nhánh NHNo&PTNT Hà Nội và các NHTM Việt Nam<br />
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về rủi ro trong hoạt động cho vay tại<br />
Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội. Trong đó tập trung đi vào nghiên cứu thực trạng<br />
rủi ro tín dụng, công tác hạn chế rủi ro tín dụng, phân tích nguyên nhân những tồn<br />
tại của công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.<br />
- Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả tập<br />
trung vào rủi ro trong hoạt động cho vay của Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội<br />
trong giai đoạn năm 2006-2009. Trên cơ sở đó đưa ra giảp pháp hạn chế rủi ro tín<br />
dụng tại Ngân hàng.<br />
<br />
iii<br />
<br />
NỘI DUNG<br />
CHƯƠNG 1<br />
LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG<br />
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br />
<br />
1.1. Rủi ro tín dụng của NHTM<br />
Tín dụng được hiểu chung là mối quan hệ cho vay có hoàn trả giữa hai đối<br />
tác là người cho vay và người đi vay. Tín dụng ngân hàng được phân ra nhiều loại<br />
theo các tiêu chí khác nhau dựa vào thời hạn vay, tài sản đảm bảo, mục đích vay<br />
vốn, phương thức cho vay<br />
Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất ngoài dự kiến cho ngân hàng do<br />
khách hàng không trả nợ đúng hạn, không trả hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi.<br />
Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN, "rủi ro tín dụng<br />
trong hoạt động ngân hàng của TCTD là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động<br />
ngân hàng của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng<br />
thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết".<br />
Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng:<br />
Có nhiều nguyên nhân có thể chia làm hai nhóm là:<br />
+ Nguyên nhân khách quan: Do môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi<br />
trường pháp lý hoặc do người vay (trình độ, năng lực, kinh nghiệm quản lý kinh<br />
doanh hạn chế và sự yếu kém về tư cách đạo đức, ý thức trả nợ của khách hàng…)<br />
+ Nguyên nhân chủ quan: là những nguyên nhân thuộc về ngân hàng do sự<br />
hạn chế của chính sách tín dụng, sai sót khi thực hiện quy trình cho vay, sự yếu kém<br />
tư cách đạo đức và hạn chế trong trình độ chuyên môn, năng lực làm việc của cán<br />
bộ, của lãnh đạo ngân hàng<br />
Các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng<br />
+ Dấu hiệu về khoản vay của khách hàng (khách hàng trả không đầy đủ gốc<br />
lãi hoặc trả không đúng hạn, khách hàng có nhu cầu điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc<br />
xin gia hạn nợ, chu kì vay tăng)<br />
+ Các dấu hiệu liên quan đến khách hàng vay (sự yếu kém về trình độ và<br />
cách thức tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh, nhân sự của khách hàng; tình hình<br />
<br />
iv<br />
<br />
tài chính của khách hàng gặp khó khăn; xuất hiện các rủi ro cho hoạt động sản xuất<br />
kinh doanh của khách hàng; cơ cấu vốn không hợp lý, sử dụng vốn sai mục đích; sự<br />
vi phạm pháp luật của khách hàng; sự biến động bất lợi của giá trị tài sản đảm<br />
bảo…, khách hàng sử dụng tiền vay không đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng…)<br />
Và một số dấu hiệu khác do môi trường kinh tế vĩ mô biến động bất lợi …<br />
Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng<br />
Ngân hàng thường sử dụng các chỉ tiêu sau để đo lường rủi ro tín dụng như:<br />
tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ, tỷ lệ các khoản nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay, tỷ<br />
lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ cho vay trong kỳ và một số chỉ tiêu khác<br />
để đánh giá rủi ro tín dụng như: sự kém đa dạng của tín dụng, chấm điểm khách<br />
hàng…<br />
Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng<br />
+ Đối với ngân hàng, rủi ro tín dụng gây hậu quả tiêu cực đến kết quả hoạt<br />
động kinh doanh, khả năng thanh khoản...cho ngân hàng.<br />
+ Đối với nền kinh tế, hiệu ứng lan truyền khi ngân hàng mất khả năng thanh<br />
khoản gây ra tình trạng rút tiền ồ ạt, thậm chí có thể gây ra khủng hoảng tài chính.<br />
Mặt khác, rủi ro tín dụng còn có thể dẫn đến việc hạn chế cho vay, gây bất lợi cho<br />
sự tăng trưởng, phát triển kinh tế, việc nâng cao đời sống cũng gặp khó khăn, hoạt<br />
động sản xuất kinh doanh của các tổ chức cho vay, gửi tiền bị ảnh hưởng tiêu cực,<br />
làm giảm hiệu quả của việc điều hành vĩ mô nền kinh tế …<br />
Nội dung công tác hạn chế rủi ro tín dụng của NHTM<br />
Nội dung công tác hạn chế rủi ro tín dụng có thể hiểu là bao gồm các giải<br />
pháp được các ngân hàng thực hiện nhằm hạn chế những khả năng xảy ra tổn thất<br />
trong hoạt động cho vay của ngân hàng, cụ thể bao gồm:<br />
+ Xác định cơ cấu tổ chức trong hoạt động tín dụng và phòng ngừa xử lý rủi<br />
ro tín dụng của ngân hàng.<br />
+ Xây dựng chính sách tín dụng theo hướng phân cấp quyền phán quyết tín<br />
dụng, giới hạn an toàn, tài sản đảm bảo tiền vay, quản lý các khoản nợ.<br />
+ Xây dựng chính sách khách hàng<br />
<br />
v<br />
<br />
+ Công tác thẩm định tín dụng và vấn đề kiểm tra, kiểm soát trong hoạt động<br />
tín dụng.<br />
+ Trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng<br />
+ Bảo hiểm và mua bán nợ trong hoạt động tín dụng.<br />
+ Công tác tuyển dụng, bố trí, đào tạo cán bộ<br />
+ Công tác thu thập xử lý thông tin và công nghệ trong hoạt động tín dụng.<br />
1.2. Một số bài học kinh nghiệm phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng ở các<br />
NHTM trên thế giới<br />
Thông qua một số bài học kinh nghiệm từ các NHTM ở một số quốc gia có<br />
thị trường tài chính ngân hàng mạnh trên thế giới, một số bài học về công tác phòng<br />
ngừa hạn chế rủi ro tín dụng được rút ra cho các NHTM Việt Nam như sau: (1) Đề<br />
cao hoạt động kiểm soát trước khi cho vay và căn cứ tình trạng của khách hàng để<br />
cho vay thay vì dựa trên số điểm được chấm và tài sản đảm bảo của khách hàng (2)<br />
Đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng để có biện pháp xử lý càng sớm càng tốt (3)<br />
Hình thành một tổ chức có vai trò giám sát các ngân hàng trong công tác dự phòng<br />
và xử lý những khoản nợ (4) Thiết lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng dựa trên<br />
sự lựa chọn, sàng lọc khách hàng (5) Đề cao trách nhiệm của cán bộ với khoản vay<br />
(6) Hình thành mối liên hệ giữa NHTM với thị trường vốn thông qua nghiệp vụ<br />
“chứng khoán hoá các nghĩa vụ trả nợ” (7) Chính sách quản lý rủi ro tín dụng được<br />
xây dựng theo nguyên tắc có sự độc lập giữa quản lý rủi ro tín dụng và quản lý<br />
nghiệp vụ; xây dựng, quản lý, đào tạo đội ngũ quản lý rủi ro tín dụng cũng như đội<br />
ngũ cán bộ tác nghiệp.<br />
<br />