i<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
Đất nước đang chuyển mình với những bước đi đúng hướng, những thành tựu<br />
mới trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt<br />
khi thực hiện đầy đủ các cam kết của WTO đã mở ra nhiều cơ hội mới cho mọi nhà,<br />
mọi doanh nghiệp, mọi lĩnh vực trong đó không thể không nói tới ngân hàng - một lĩnh<br />
vực hết sức nhạy cảm ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Chúng ta đang bắt đầu thực<br />
hiện các cam kết mở cửa, khiến cho các doanh nghiệp đứng trước sự cạnh tranh ngày<br />
càng khốc liệt, cơ hội nhiều nhưng thách thức cũng không nhỏ. Điều này tạo ra những<br />
ảnh hưởng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, vì thế ảnh<br />
hưởng rất lớn đến hoạt động của các NHTM nói chung và hoạt động tín dụng ngân<br />
hàng nói riêng. Do đó, tín dụng trong điều kiện nền kinh tế mở, cạnh tranh và hội nhập<br />
vẫn tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong kinh doanh ngân hàng và đang đặt ra<br />
những yêu cầu mới về nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trên cơ sở dự báo và hạn<br />
chế rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng.<br />
Với mong muốn đóng góp phần nào cho hoạt động tín dụng của NHTMCP<br />
Công thương Việt Nam nói chung, NHTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh<br />
HBT nói riêng phát triển với chất lượng tốt hơn, đề tài: "Hạn chế rủi ro tín dụng tại<br />
NHTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hai Bà Trưng" được lựa chọn<br />
nghiên cứu.<br />
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn đó là trên cơ sở hệ thống hoá cơ sở lý luận về hạn<br />
chế rủi ro tín dụng của các NHTM cũng như thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng tại<br />
NHTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh HBT (Hai Bà Trưng), tác giả luận văn đề<br />
ra những giải pháp và kiến nghị các cơ quan hữu quan hỗ trợ trong việc thực hiện các giải<br />
pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh HBT.<br />
<br />
ii<br />
<br />
CHƢƠNG 1<br />
RỦI RO TÍN DỤNG VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG<br />
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI<br />
1.1. NHTM và hoạt động tín dụng của NHTM<br />
Xem xét ngân hàng trên phương diện những loại hình dịch vụ mà chúng cung<br />
cấp thì có thể định nghĩa:<br />
NHTM là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa<br />
dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán- và thực hiện nhiều<br />
chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.<br />
Trong tất cả các hoạt động cơ bản của các NHTM thì hoạt động tín dụng được<br />
đánh giá là hoạt động quan trọng nhất, bởi hoạt động này chiếm 60-70% danh mục<br />
tài sản có và mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các NHTM.<br />
Theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 của Quốc hội nước cộng<br />
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá<br />
nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo<br />
nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao<br />
thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”. Tuy nhiên,<br />
trong phạm vi luận văn này tác giả chỉ xem xét tín dụng ngân hàng dưới giác độ<br />
nghiệp vụ cho vay mà cụ thể ngân hàng là người cho vay.<br />
Nhìn chung, tín dụng ngân hàng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát<br />
triển của nền kinh tế, nó thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung vốn và phân bổ lại<br />
nguồn lực đầu tư của xã hội vào các lĩnh vực của nền kinh tế một cách có hiệu quả.<br />
Tín dụng ngân hàng giúp đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành, các<br />
vùng, là cầu nối giữa tiết kiệm và tiêu dùng, là động lực ra đời và phát triển của các<br />
thành phần kinh tế. Ngoài ra, tín dụng ngân hàng cũng góp phần tăng cường cơ sở<br />
vật chất kỹ thuật, mở rộng sản xuất, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động sản<br />
xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế. Hơn nữa, hoạt động tín dụng của<br />
các NHTM là một trong những kênh thông tin quan trọng giúp cho NHTW và<br />
<br />
iii<br />
Chính phủ thực hiện điều tiết cân đối cả nền kinh tế quốc dân nhằm thực hiện các<br />
mục tiêu của Chính phủ trong từng thời kỳ.<br />
<br />
1.2. Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng của NHTM<br />
Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN<br />
Việt Nam "Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả<br />
năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng<br />
không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết".<br />
Hoạt động tín dụng tiềm ẩn rủi ro nhưng không phải thường xuyên xảy ra bất<br />
ngờ và không có dấu hiệu. Đối với hầu hết các trường hợp, một khoản vay đang dần<br />
xấu đi đều có dấu hiệu báo trước.Tuỳ từng khoản vay khác nhau có thể có những<br />
dấu hiệu khác nhau song có thể chia ra các nhóm dấu hiệu như. Nhóm các dấu hiệu<br />
liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng; Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương<br />
pháp quản lý, tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.<br />
Trong kinh doanh ngân hàng, việc đo lường rủi ro tín dụng là vấn đề quan<br />
trọng giúp ngân hàng xác định được chính xác mức độ rủi ro mà mình đang phải đối<br />
mặt, từ đó có những giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu tổn thất tài chính khi xảy ra<br />
rủi ro. Các chỉ số sau đây thường được sử dụng để đo lường rủi ro tín dụng của một<br />
ngân hàng: Tỷ lệ nợ tái cơ cấu; tỷ lệ nợ quá hạn; tỷ lệ nợ xấu; tỷ lệ nợ khoanh, xoá<br />
nợ; tỷ lệ dư nợ tín dụng có tài sản bảo đảm; dự phòng rủi ro tín dụng<br />
Để đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng, các nhà kinh tế, nhà phân tích ngân<br />
hàng đã sử dụng nhiều mô hình khác nhau. Các mô hình này rất đa dạng, bao gồm<br />
mô hình phản ánh về mặt định tính (mô hình 6C) và những mô hình phản ánh mặt<br />
định lượng như: Mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng, mô hình<br />
điểm số Z, mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng.<br />
Rủi ro tín dụng gây ra rất nhiều hậu quả đối với hoạt động ngân hàng như: làm<br />
giảm lợi nhuận trong hoạt động ngân hàng, làm giảm khả năng thanh toán của ngân<br />
hàng, làm suy giảm uy tín của ngân hàng, làm tăng nguy cơ phá sản ngân hàng.<br />
<br />
iv<br />
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng nhưng có thể phân chia<br />
thành các nhóm cơ bản như: Nguyên nhân khách quan; Nguyên nhân thuộc về chủ<br />
quan người vay; Nguyên nhân thuộc về ngân hàng .<br />
<br />
CHƢƠNG 2<br />
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTMCP CÔNG<br />
THƢƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HAI BÀ TRƢNG<br />
2.1. Khái quát về NHTMCP Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh HBT<br />
Trong giai đoạn 2006-2009, Chi nhánh đã đạt được kết quả kinh doanh<br />
tương đối khả quan thể hiện ở một số hoạt động cơ bản sau:<br />
- Công tác huy động vốn: Trong giai đoạn 2007-2009, tổng nguồn vốn huy<br />
động của Chi nhánh không ngừng tăng lên. Tính đến 31/12/2009, tổng nguồn vốn<br />
huy động của Chi nhánh đạt 5.985 tỷ đồng, tăng 818 tỷ đồng so với cùng kỳ năm<br />
2008, nhưng nếu xét về mặt kế hoạch thì không đạt. Nguyên nhân chính là do nền<br />
kinh tế có nhiều biến động, việc cạnh tranh lãi suất giữa các tổ chức tín dụng diễn ra<br />
quyết liệt, thị trường xuất hiện nhiều kênh đầu tư khác nhau, ngoài ra một số yếu tố<br />
chủ quan cũng ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả huy động vốn của Chi nhánh như:<br />
nhiều quỹ tiết kiệm của Chi nhánh có địa điểm làm việc quá chật hẹp, kỹ năng làm<br />
việc của một số cán bộ còn chưa chuyên nghiệp, đặc biệt tác phong giao dịch, văn<br />
hoá giao tiếp chưa thực sự đổi mới…<br />
- Hoạt động tín dụng: Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của Chi nhánh liên tục<br />
tăng trưởng qua các năm, đặc biệt là năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu là để thực hiện<br />
chủ trương ngăn chặn suy giảm kinh tế với nhiều giải pháp của Chính phủ và của<br />
ngành ngân hàng, Chi nhánh đã triển khai rất tích cực, an toàn, có hiệu quả chính<br />
sách hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp, nhờ đó đã khuyến khích các doanh nghiệp<br />
tăng vay vốn ngân hàng để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, năm<br />
2009 Chi nhánh cũng được chỉ đạo tập trung nguồn lực phục vụ một số khách hàng<br />
chiến lược, phục vụ các ngành kinh tế quan trọng như: dầu khí, than và khoáng sản,<br />
xi măng, dệt may…Bên cạnh đó, cơ cấu danh mục đầu tư của Chi nhánh được duy trì<br />
<br />
v<br />
ngày càng hài hoà, các tỷ lệ về cơ cấu tín dụng đều nằm trong phạm vi cho phép, nhất<br />
là tỷ lệ cho vay không có đảm bảo bằng tài sản trong tổng dư nợ, cho vay ngoại tệ<br />
quy VND chiếm tỷ trọng tương đối và nếu phân loại theo kỳ hạn nợ thì cho vay trung<br />
dài hạn là chủ yếu trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.<br />
- Các hoạt động khác của Chi nhánh như: Hoạt động tài trợ thương mại, hoạt<br />
động thanh toán, dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử, công tác tiền tệ kho quỹ cũng đạt<br />
được những hiệu quả nhất định.<br />
Từ những số liệu về hoạt động của Ngân hàng cho thấy mặc dù còn một số<br />
hạn chế nhưng nhìn chung hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam<br />
- Chi nhánh HBT trong thời gian qua đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ.<br />
Để tiếp tục mở rộng thị phần, tăng sức cạnh tranh với các doanh nghiệp hoạt động<br />
cùng ngành nghề, Chi nhánh HBT cần khắc phục một số hạn chế, phát huy kết quả<br />
đã đạt được nhằm sớm hoàn thành những mục tiêu đề ra và đóng góp được nhiều<br />
hơn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.<br />
<br />
2.2.Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHTMCP Công thƣơng Việt Nam –<br />
Chi nhánh HBT<br />
Các số liệu cho thấy hoạt động tín dụng của Chi nhánh ngày càng được mở<br />
rộng. Tuy nhiên, không phải vì thế mà Chi nhánh coi nhẹ chất lượng tín dụng.<br />
Ngược lại, chất lượng tín dụng luôn được Chi nhánh chú trọng và đặt lên hàng đầu.<br />
Năm 2009, Chi nhánh đã quản lý tốt các nhóm nợ, quyết liệt trong công tác thu hồi<br />
nợ xấu, nợ ngoại bảng, không để phát sinh nợ nhóm 2 và nợ xấu mới. Đồng thời,<br />
Chi nhánh thực hiện sàng lọc, lựa chọn khách hàng để luôn đảm bảo cho vay theo<br />
đúng quy trình, chế độ và các món vay được quản lý chặt chẽ. Chính vì vậy, chất<br />
lượng tín dụng tại Chi nhánh tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ. Điều đó được thể<br />
hiện ở những số liệu sau:<br />
Dư nợ tái cơ cấu của Chi nhánh HBT giảm qua các năm. Nếu năm 2006, tổng<br />
dư nợ đã được tái cơ cấu của toàn Chi nhánh là 23,339 tỷ đồng, chiếm 3,5% tổng dư<br />
<br />