TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
Các dịch vụ sản phẩm ngành ngân hàng ngày càng đa dạng nhằm tối ưu lợi<br />
nhuận cho khách hàng cá nhân, cho doanh nghiệp và cho cả các NHTM . Việc phát<br />
triển các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá không những giúp doanh nghiệp hạn chế được<br />
yếu tố rủi ro tỷ giá trong quá trình sản xuất, kinh doanh , tập trung vào sản xuất mà còn<br />
giúp các ngân hàng Việt Nam phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ của mình.<br />
Hiện nay , số lượng các giao dịch này đư ợc thực hiện vẫn khá khiêm tốn, n ghiệp vụ<br />
kinh doanh ngoại tệ ở thị trường Việt Nam vẫn khá đơn giản, chủ yếu là các sản phẩm<br />
ngoại tệ truyền thống mua bán giao ngay (spot). Vì vậy, phát triển các công cụ bảo<br />
hiểm rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp không chỉ giúp DN XNK hạn chế được yếu tố rủi<br />
ro tỷ gi á mà còn giúp thị trường ngoại tệ ở Việt Nam phát triển theo xu hướng và mô<br />
hình hiện đại, chuyên nghiệp của thị trường ngoại tệ quốc tế.<br />
Tuy nhiên, do nhận thức và sự tiếp cận về các công cụ này còn quá nhiều hạn<br />
chế từ phía người cung cấp (các NHTM), người sử dụng (các doanh nghiệp) và cả<br />
người hoạch định chính sách (NHNN) nên doanh số giao dịch và hiệu quả sử dụng các<br />
công cụ phòng ngừa này chưa cao. Trong tương lai, chúng ta cần hoàn thiện các công<br />
cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá như thế nào để chuẩn bị hội nhập kinh tế khu vực và thế<br />
giới. Xuất phát từ tính cấp thiết đó, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện<br />
các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam”<br />
Đề tài sẽ tập trung vào những nội dung chủ yếu : Tập trung vào hệ thống hóa<br />
các vấn đề cơ bản về các công cụ phái sinh ngoại hối cho doanh nghiệp xuất nhập<br />
khẩu Việt Nam. Phân tích, đánh giá thực trạng về việc cung cấp các công cụ bảo hiểm<br />
rủi ro tỷ giá của các NHTM và việc sử dụng các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá ở các<br />
DN XNK. Từ đó, đề xuất một số giải pháp vĩ mô và vi mô nhằm hạn chế rủi ro tỷ giá<br />
cho doanh nghiệp cũng như phát triển các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá tại Việt Nam.<br />
<br />
CHƯƠNG 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG CỤ BẢO<br />
HIỂM RỦI RO TỶ GIÁ CHO DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU CỦA<br />
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br />
1.1<br />
<br />
Tổng quan về rủi ro tỷ giá trong kinh doanh Xuất nhập khẩu<br />
<br />
Các khái niệm<br />
Theo Pháp lệnh về ngoại hối của Việt Nam được Quốc hội ban hành ngày 13<br />
tháng 12 năm 2005, tại Khoản 9, Điều 4: “Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá<br />
của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam”. Trong thực<br />
tế hầu hết các đồng tiền trao đổi đều được quy về đô la Mỹ. Ví dụ, tỷ giá hiện hành<br />
của đồng Việt Nam với đô la Mỹ là 1USD = 21500 VND .<br />
Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá<br />
trị kỳ vọng trong tương lai .<br />
Tác động của tỷ giá tới hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp<br />
Tác động của việc phá giá đồng nội tệ (tăng tỷ giá hối đoái)<br />
Trong ngắn hạn, việc tỷ giá tăng (đồng nội tệ giảm giá) sẽ làm tăng cung hàng<br />
hóa xuất khẩu. Trong dài hạn, việc tỷ giá hối đoái tăng chưa chắc đã làm tăng c ung<br />
hàng hóa xuất khẩu do chi phí sản xuất của doanh nghiệp có xu hướng tăng .<br />
Việc điều chỉnh phá giá đồng nội tệ của nước nhập khẩu khiến hàng hóa nhập<br />
khẩu trở nên đắt hơn tương đối khi quy đổi ra nội tệ , do đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng<br />
cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu với các sản phẩm cùng loại sản xuất trong nước ,<br />
dẫn đến cầu về hàng hóa nhập khẩu giảm nên cung hàng hóa nhập khẩu cũng giảm<br />
theo.<br />
Nếu giá bán hàng hóa xuất khẩu bằng ngoại tệ vẫn giữ nguyê n, thu nhập của<br />
nhà xuất khẩu bằng nội tệ sẽ tăng lên. Để đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hóa, nhà xuất<br />
khẩu có thể giảm giá bán hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ để kích cầu đối với<br />
hàng hóa xuất khẩu mà vẫn không làm giảm lợi nhuận tính bằng nội tệ của m ình. Việc<br />
giảm giá bán hàng hóa có thể khiến cầu về hàng hóa xuất khẩu tăng.<br />
Khi tỷ giá hối đoái tăng thì cầu nhập khẩu giảm do giá hàng hóa nhập khẩu có<br />
xu hướng đắt lên .<br />
<br />
Tác động của việc tăng giá đồng nội tệ (tỷ giá hối đoái giảm)<br />
<br />
Cung hàng hóa xuất khẩu sẽ có xu hướng giảm do doanh thu từ hoạt động xuất<br />
khẩu sẽ giảm một cách tương đối, trong khi đa số hoạt động sản xuất, chi phí máy<br />
móc, nhà xưởng, nhân công được chi trả bằng đồng nội tệ và hàng xuất khẩu trở nên<br />
đắt hơn đối với người mua nước ngoài. Tuy nhiên, đối với một số mặt hàng mà<br />
nguyên liệu đầu vào chủ yếu là hàng hóa nhập khẩu, việc tỷ giá giảm sẽ khiến cho giá<br />
cả nguyên liệu nhập khẩu tính bằng nội tệ giảm. Do đó, chi phí sản xuất hàng hóa xuất<br />
khẩu sẽ giảm. Nếu chi phí sản xuất hàng hóa giảm nhiều hơn mức giảm của doanh thu<br />
bán hàng xuất khẩu, doanh nghiệp vẫn có lãi và phát triển được hoạt động xuất khẩu.<br />
Khi tăng giá đồng nội tệ, giá hàng hóa nhập khẩu quy đổi ra đồng nội tệ sẽ<br />
giảm nên cầu hàng hóa nhập khẩu có xu hướng tăng.<br />
Tỷ giá hối đoái giảm sẽ làm giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ tăng.<br />
Khi các nhân tố khác không đổi, việc tăng giá cả hàng hóa sẽ làm giảm tính cạnh tranh<br />
của sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Điều này khiến cho cầu<br />
về hàng hóa xuất khẩu giảm.<br />
Khi tỷ giá hối đoái giảm thì cầu nhập khẩu tăng do giá hàng hóa nhập khẩu có<br />
xu hướng giảm đi.<br />
1.2 Các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu<br />
Công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá phái sinh<br />
Khái niệm: Công cụ tài chính phái sinh là một l oại công cụ tài chính hoặc một<br />
hợp đồng được sử dụng với mục đích ngăn ngừa rủi ro hoặc được nắm giữ vì mục<br />
đích thương mại.<br />
Đặc điểm: Giá trị của Công cụ tài chính phái sinh có thể bị thay đổi theo sự<br />
biến động của tỷ giá hối đoái; Doanh nghiệp sử dụng Công cụ tài chính phái sinh có<br />
thể phải bỏ ra khoản đầu tư ban đầu nhưng khoản đầu tư ban đầu đó nhỏ hơn giá trị<br />
của các hợp đồng gốc mà những hợp đồng này có khả năng thay đổi do những biến<br />
động của các yếu tố không chắc chắc trên thị trường; Hợp đồng phái sinh được thanh<br />
toán vào một ngày trong tương lai.<br />
Các sản phẩm phái sinh ngoại hối của ngân hàng thương mại: Hợp đồng kỳ<br />
hạn tiền tệ (Forward); hợp đồng hoán đổi tiền tệ (Swap); hợp đồng tương lai tiền tệ<br />
(Futures) và hợp đồng quyền chọn tiền tệ (Option).<br />
Ngoài ra, có rất nhiều công cụ khác để bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp<br />
như: hợp đồng xuất khẩu song hành, sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá, sử dụng thị<br />
trường tiền tệ,…<br />
<br />
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả bảo hiểm rủi ro tỷ giá của NHTM<br />
<br />
<br />
Các nhân tố chủ quan<br />
<br />
Chiến lược phát triển của ngân hàng: việc phát triển các sản phẩm phái sinh<br />
cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu trước hết phụ thuộc vào định hướng và chiến lược<br />
phát triển của ngân hàng đối với nhóm khách hàng này.<br />
Khả năng của ngân hàng về lĩnh vực ngoại hối : khả năng huy động, kinh<br />
doanh ngoại tệ tốt, quy mô ngoại tệ dồi dào cho phép ngân hàng có điều kiện để cung<br />
cấp nguồn ngoại tệ khi doanh nghiệp có nhu cầu.<br />
Cơ sở vật chất và nguồn nhân lực: ngân hàng có mạng lưới chi nhánh rộng sẽ<br />
có điều kiện để tiếp cận được nhiều nhu cầu sử dụng sản phẩm phái sinh của khách<br />
hàng. Đội ngũ cán bộ kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng giữ vai trò quyết định trong<br />
việc phát triển sản phẩm phái sinh ngoại hối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu , quyết<br />
định chất lượng phục vụ khách hàng .<br />
Công nghệ hiện đại cho phép ngân hàng xử lý nhanh và hiệu quả các nghiệp vụ<br />
mua bán ngoại tệ đồng thời hỗ trợ ngân hàng phân tích và quản lý được rủi ro.<br />
Các nhân tố khách quan<br />
Nhu cầu sử dụng công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá của DN XNK: NHTM chỉ có<br />
thể bán được sản phẩm khi khách hàng có nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá .<br />
Tính hiệu quả và thuận lợi của việc sử dụng các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá<br />
phái sinh: Doanh nghiệp XNK chỉ sử dụng cá c sản phẩm phái sinh nếu hiểu rõ được<br />
hiệu quả khi sử dụng công cụ này để bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp. Đồng<br />
thời, yếu tố thuận lợi khi hạch toán các công cụ phái sinh trong báo cáo tài chính của<br />
doanh nghiệp cũng là nhân tố ảnh hưởng đến cầu sử dụng sản phẩm phái sinh của<br />
doanh nghiệp.<br />
Điều kiện pháp lý : Cơ sở pháp lý chưa hoàn thiện sẽ trở thành trở ngại lớn đối<br />
với việc cung cấp đầy đủ các công cụ BH RRTG của NHTM<br />
Biến động của tỷ giá hối đoái: Tỷ giá thị trường phải biến động tới mức đủ để<br />
các doanh nghiệp phải quan tâm chú ý tới vấn đề bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Khi đó, các<br />
doanh nghiệp sẽ có nhu cầu và các NHTM mới thực sự triển khai được sản phẩm phái<br />
sinh.<br />
Các nhân tố khác<br />
Ngoài các nhân tố thuộc về NHTM, DN XNK và NHNN, việc hoàn thiện các<br />
công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá phái sinh của NHTM cho DN XNK còn phụ thuộc vào<br />
<br />
nhiều yếu tố khác như: môi trường kinh tế, môi trường chính trị - xã hội, môi trường<br />
cạnh tranh.<br />
<br />
CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC CÔNG CỤ BẢO HIỂM<br />
RỦI RO TỶ GIÁ CHO DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TẠI<br />
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM<br />
2.1<br />
<br />
Tổng quan về các Ngân hàng thương mại Việt Nam<br />
<br />
Quá trình phát triển của hệ thống Ngân hàng Việt Nam kể từ khi Ngân hàng<br />
Quốc gia Việt Nam ra đời đến nay có thể chia thành hai thời kỳ: Thời kỳ trước đổi mới<br />
(1951 - 1985), hệ thống Ngân hàng Việt Nam được tổ chức theo hệ thống ngân hàng<br />
một cấp (one-tier system), trong đó, Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò là một cơ quan<br />
quản lí nhà nước đồng thời làm chức năng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng,<br />
ngân hàng. Thời kỳ đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống ngân hàng (1986 đến nay),<br />
định hướng cơ bản trong thời kỳ này là chuyển ngân hàng sang hoạt động kinh doanh<br />
Xã hội chủ nghĩa, góp phần hình thành mô hình ngân hàng mới ở dạng sơ khai của hệ<br />
thống ngân hàng hai cấp (two -tier system).<br />
Tính đến nay, hệ thống các TCTD hoạt động tại Việt Nam gồm có 3 ngân hàng<br />
thương mại nhà nước: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam;<br />
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông<br />
Cửu Long; 39 NHTM cổ phần; 01 Quỹ tín dụng Nhân dân Trung ương và 1057 quỹ<br />
tín dụng nhân dân c ơ sở; 5 ngân hàng liên doanh; 48 chi nhánh ngân hàng nước ngoài;<br />
5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài; 48 văn phòng đại diện của các ngân hàng nước<br />
ngoài; 17 công ty tài chính; 13 công ty cho thuê tài chính; một tổ chức tài chính vi<br />
mô. Ngoài ra, còn có Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam thực hiện nhiệm vụ huy<br />
động vốn và cho vay các đối tượng chính sách của Nhà nước, Ngân hàng Phát triển<br />
Việt Nam để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của<br />
Nhà nước.<br />
2.2. Thực trạng sử dụng công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá của Doanh<br />
nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam<br />
Thực trạng ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới các DN XNK Việt Nam<br />
Giai đoạn từ 01/01/2008 đến 20/03/2008: Tỷ giá USDVND liên tục giảm dưới<br />
tỷ giá sàn.<br />
Việc tăng giá VND so với giá USD trong giai đoạn này có lợi cho hoạt động<br />
nhập khẩu. Nhìn chung, quý I nhập khẩu của Việt Nam đạt 21,51 tỷ USD, tăng 71,4<br />
<br />