intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Hoàn thiện các công cụ điều hành CSTT của NHNN Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

41
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

ục đích nghiên cứu của luận văn: Nghiên cứu các lý thuyết cơ bản của các công cụ điều hành CSTT trong nền kinh tế thị trường. Cũng như đánh giá thực trạng hoạt động và phân tích những ưu nhược điểm của các công cụ điều hành CSTT hiện nay. Từ đó, đưa ra các giải pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ CSTT trong điều hành CSTT quốc gia. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Hoàn thiện các công cụ điều hành CSTT của NHNN Việt Nam hiện nay

i<br /> <br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> Mặc dù các công cụ CSTT đã được NHNN Việt Nam hình thành, phát triển và<br /> trong liên tục được đổi mới hoàn thiện, góp phần quan trọng giúp NHNN Việt Nam<br /> trong điều hành CSTT đạt những kết quả khả quan. Nhưng về cơ bản, các công cụ<br /> CSTT vẫn được đánh giá là yếu, bộc lộ không ít tồn tại và chưa tác động đầy đủ và kịp<br /> thời trong việc điều hành CSTT quốc gia.<br /> Đặc biệt, khi nền kinh tế bước sang một giai đoạn mới là hội nhập kinh tế quốc<br /> tế, đòi hỏi không những giảm mà phải là cắt bỏ các biện pháp điều hành thị trường tiền<br /> tệ mang tính chất hành chính và can thiệp trực tiếp bằng các biện pháp phi kinh tế tới thị<br /> trường. Do đó, yêu cầu cấp thiết là NHNN phải có một có hệ thống công cụ mạnh, một<br /> cơ chế phối hợp hiệu quả để quản lý và điều tiết thị trường. Do đó, việc hoàn thiện các<br /> công cụ CSTT là một vấn đề cấp thiết hiện nay khi Việt Nam đã trở thành thành viên<br /> WTO.<br /> Đây là lý do tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện các công cụ điều hành CSTT của<br /> NHNN Việt Nam hiện nay”<br /> * Mục đích nghiên cứu của luận văn<br /> Nghiên cứu các lý thuyết cơ bản của các công cụ điều hành CSTT trong nền kinh<br /> tế thị trường. Cũng như đánh giá thực trạng hoạt động và phân tích những ưu nhược<br /> điểm của các công cụ điều hành CSTT hiện nay. Từ đó, đưa ra các giải pháp cần thiết để<br /> nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ CSTT trong điều hành CSTT quốc gia.<br /> * Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu là các công cụ điều hành CSTT của NHNN Việt Nam.<br /> Phạm vi nghiên cứu là việc sử dụng các công cụ CSTT của NHNN Việt Nam từ năm<br /> 2000 - nay.<br /> * Bố cục của luận văn<br /> <br /> ii<br /> <br /> Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:<br /> Chương 1: Tổng quan về CSTT và các công cụ của CSTT của NHTW.<br /> Chương 2. Thực trạng sử dụng các công cụ điều hành CSTT của NHNN Việt<br /> Nam hiện nay.<br /> Chương 3. Giải pháp hoàn thiện các công cụ điều hành CSTT của NHNN Việt<br /> Nam.<br /> <br /> CHƢƠNG I:TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ<br /> VÀ CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NHTW<br /> 1.1. Tổng quan về chính sách tiền tệ.<br /> Đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay, CSTT được giao cho NHTW<br /> là đơn vị xây dựng và điều hành phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của mỗi<br /> quốc gia. Với vai trò đó, CSTT là cách thức hay tổng thể các biện pháp, công cụ của<br /> NHTW nhằm góp phần đạt được các mục tiêu của chính sách kinh tế, thông qua việc<br /> chi phối, điều tiết quá trình cung ứng tiền và tín dụng, tức là thông qua chi phối dòng<br /> chu chuyển tiền và khối lượng tiền.<br /> CSTT được xây dựng nhằm đạt được những mục tiêu nhất định, NHTW các<br /> nước phát triển đã tạo lập thành một hệ thống mục tiêu tùy theo tính chất tác động, bao<br /> gồm mục tiêu cuối cùng, mục tiêu trung gian và mục tiêu hoạt động.<br /> Mục tiêu cuối cùng của CSTT phải là mục tiêu trung hạn, thường được NHTW<br /> các nước đặt ra một cách cụ thể, như là ổn định hệ thống tiền tệ, hỗ trợ sự phát triển<br /> kinh tế bền vững, ổn định giá cả hay là kiểm soát được lạm phát ở mức mong muốn.<br /> Mục tiêu trung gian là những biến số tiền tệ mà có thể đo lường được, NHTW có<br /> thể kiểm soát được và phải có tác dụng dự báo được mục tiêu cuối cùng. IMF đã chia<br /> mục tiêu trung gian được chia thành 3 loại sau: (i) Mục tiêu trung gian là khối lượng<br /> <br /> iii<br /> <br /> tiền, theo đó NHTW phải xác định được khối lượng tiền cung ứng từng thời kỳ, nhằm<br /> có mức tăng trưởng tiền tệ phù hợp với mục tiêu cuối cùng đối với lạm phát và tăng<br /> trưởng sản lượng thực tế. (ii) Mục tiêu trung gian là tỷ giá, với mục tiêu này CSTT của<br /> NHTW xác định mức biến động tỷ giá cho phép trong từng thời kỳ, thường tỷ giá được<br /> gắn với một đồng tiền mạnh (USD, EURO). (iii) Mục tiêu trung gian là lãi suất thị<br /> trường, với mục tiêu này các hành động của NHTW sẽ nhằm điều chỉnh tới lãi suất thị<br /> trường ở mức mong muốn, từ đó tác động tới các yếu tố của mục tiêu cuối cùng là lạm<br /> phát hay tăng trưởng kinh tế.<br /> Nhưng việc xác định mục tiêu trung gian theo tổng tiền, hoặc tỷ giá hối đoái,<br /> hoặc lãi suất thị trường thì mỗi mục tiêu đều có những khó khăn và thuận lợi khi lựa<br /> chọn, do vậy NHTW từng nước phải dựa trên diễn biến kinh tế và thị trường tài chính<br /> trong từng giai đoạn phát triển để chọn mục tiêu trung gian phù hợp.<br /> Mục tiêu hoạt động là những biến tiền tệ mà NHTW có thể tác động hay kiểm<br /> soát một cách trực tiếp bằng các công cụ CSTT nhằm thay đổi mục tiêu trung gian, qua<br /> đó tác động đến mục tiêu cuối cùng của CSTT. Cũng tương ứng với mục tiêu trung<br /> gian, NHTW cũng có thể chọn mục tiêu hoạt động là lãi suất ngắn hạn hoặc khối lượng<br /> tiền cơ bản để điều tiết.<br /> <br /> 1.2. Các công cụ CSTT.<br /> Theo tổng kết hoạt động của NHTW trên thế giới, có thể phân chia các công cụ<br /> điều hành CSTT thành 2 loại chủ yếu: Công cụ tiền tệ trực tiếp và công cụ tiền tệ gián<br /> tiếp, ngoài ra còn có các công cụ bổ trợ khác. Tuy nhiên, hiện tại xu hướng các NHTW<br /> các nước là tập trung sử dụng các công cụ gián tiếp, hạn chế và tiến tới loại bỏ dần các<br /> công cụ trực tiếp.<br /> Có 3 công cụ gián tiếp chủ yếu được NHTW các nước sử dụng là Dự trữ bắt<br /> buộc, Tái cấp vốn và Thị trường mở. Về cơ bản, các công cụ này sẽ tác động tới lãi suất<br /> hoặc khối lượng tiền tệ, được sử dụng kết hợp với nhau trong điều hành.<br /> <br /> iv<br /> <br /> Đối với DTBB được quy định bằng tỷ lệ % của số tiền mà các ngân hàng huy<br /> động trên thị trường, tùy theo từng loại kỳ hạn nhằm thắt chặt hay nới lỏng khả năng tạo<br /> tiền của các NHTM.<br /> Đối với công cụ tái cấp vốn nhằm tạo ra hành lang dao động cho lãi suất ngắn<br /> hạn trên thị trường liên ngân hàng, cung ứng nguồn vốn cần thiết cho các NHTM khi<br /> nghiệp vụ thị trường mở chưa mang lại hiệu quả đầy đủ; là tín hiệu của CSTT, và cung<br /> cấp vốn khả dụng cho hệ thống thanh toán. Nghiệp vụ này bao gồm các nghiệp vụ là:<br /> Nghiệp vụ thấu chi nhằm cung cấp nguồn vốn qua đêm cho các NHTM do thiếu hụt khả<br /> năng thanh toán; Nghiệp vụ lombar nhằm cung cấp nguồn vốn không liên tục theo yêu<br /> cầu của NHTM, phát sinh nhu cầu thiếu hụt khả năng thanh toán ngoài dự kiến và<br /> không phải là phương tiện cung cấp nguồn vốn lâu dài cho các NHTM; Nghiệp vụ chiết<br /> khấu/tái chiết khấu nhằm cung ứng vốn cho các NHTM dựa trên việc chiết khấu hoặc<br /> tái chiết khấu các giấy tờ có giá.<br /> Còn công cụ thị trường mở hiện rất phát triển và được nhiều NHTW sử dụng<br /> như công cụ CSTT chủ yếu. Nghiệp vụ thị trường mở gồm rất nhiều loại như mua - bán<br /> có kỳ hạn giấy tờ có giá (Repo); Nghiệp vụ mua - bán có kỳ hạn ngoại tệ (Swap); Bán<br /> tín phiếu của NHTW /chứng khoán của chính phủ trên thị trường sơ cấp nhằm thu hút<br /> vốn khả dụng của các NHTM.<br /> <br /> 1.3. Lựa chọn các công cụ CSTT trong điều hành.<br /> Mỗi khuôn khổ CSTT khác nhau sẽ áp dụng những công cụ tiền tệ khác nhau,<br /> hoặc mức độ sử dụng các công cụ tiền tệ cũng khác nhau. Khó có thể có một công thực<br /> chung cho sự lựa chọn, việc chọn công cụ nào phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng điều<br /> hành CSTT của NHTW, cũng như khả năng điều tiết của công cụ tới thị trường.<br /> <br /> 1.4. Nghiên cứu kinh nghiệm các nƣớc<br /> <br /> v<br /> <br /> Trong phần này, luận văn chỉ nêu kinh nghiệm của hai nước cùng khu vực và có<br /> nhiều đặc điểm tương đồng với Việt Nam là Ngân hàng nhân dân Trung Quốc và<br /> NHTW Thái Lan. Có thể rút ra rằng việc sử dụng các công cụ gián tiếp đang được dần<br /> thay thế các công cụ trực tiếp, trong đó công cụ thị trường mở và tái cấp vốn được xác<br /> định như những công cụ chính trong điều hành của NHTW các nước này. Đây cũng là<br /> những bài học cần xem xét đối với Việt Nam.<br /> <br /> CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ ĐIỀU<br /> HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NHNN VIỆT NAM<br /> Trong chương này, luận văn tập trung đánh giá thực trạng sử dụng các công cụ<br /> điều hành CSTT của NHNN Việt Nam trong giai đoạn 2000 – nay, đồng thời điểm lại<br /> một số nét chính về quá trình hình thành và phát triển công cụ điều hành CSTT trong<br /> giai đoạn 1990 – 2000.<br /> <br /> 2.1. Giai đoạn 1990 – 2000.<br /> Đây là giai đoạn đầu hình thành khuôn khổ CSTT cũng như các công cụ điều<br /> hành CSTT của NHNN Việt Nam. Thời gian này, NHNN sử dụng chủ yếu các công cụ<br /> CSTT trực tiếp cụ thể là công cụ lãi suất với việc sử dụng cơ chế lãi suất trần để điều<br /> tiết lãi suất thị trường, ngoài ra công cụ tỷ giá cũng được sử dụng khá tích cực để ổn<br /> định giá trị đồng tiền, công cụ hạn mức tín dụng (1994 - 1998) để khống chế dư nợ cho<br /> vay của các ngân hàng.<br /> Thời kỳ này, công cụ gián tiếp là tái cấp vốn và DTBB cũng bắt đầu được sử<br /> dụng. Đối với công cụ tái cấp vốn thì vai trò chưa được thể hiện đầy đủ mà mới tập<br /> trung chủ yếu vào chức năng cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán gồm tái chiết<br /> khấu và cho vay sau thanh toán bù trừ; Cho vay bổ sung nguồn vốn tín dụng ngắn hạn<br /> áp dụng cho các TCTD.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2