Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có nhi ều chuyển biến mạnh mẽ trên<br />
nhiều ngành nghề và nhiều lĩnh v ực khác nhau. Chúng ta đặt mục tiêu rút ngắn<br />
khoảng cách phát triển kinh tế - xã hội với các nước trong khu vực và trên thế giới,<br />
phấn đấu đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp. Đầu tư vào các dự án kinh tế<br />
hiệu quả được coi là chiếc chìa khoá để mở ra thành công. Hệ thống các doanh nghiệp<br />
kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực BĐS đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc<br />
phát triển nhiều dự án quan trọng và xây dựng cơ sở hạ tầng. Tổng CTCP Đầu tư xây<br />
dựng và thương mại Việt Nam (Constrexim Holdings), Tổng CTCP Xuất nhập khẩu<br />
và xây dựng Việt Nam (Vinaconex)... là những doanh nghiệp đầu ngành về xây dựng,<br />
anh cả trong lĩnh vực đầu tư xây dựng BĐS. CTCP Đầu tư Việt San là một trong<br />
những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh v ực BĐS đã n ổi lên như một doanh nghiệp<br />
nhỏ và vừa với những dự án hợp tác với những ông lớn như CTCP BĐS bưu chính<br />
viễn thông Việt Nam (VNPT Land), CTCP BĐS dầu khí Việt Nam (PV Power Land),<br />
hay CTCP Xuất nhập khẩu và xây dựng số 1 (Constrexim 1). Đầu tư kinh doanh BĐS<br />
được coi là ưu tiên trong chiến lược đầu tư phát triển của doanh nghiệp. Nhưng đây là<br />
hình thức đầu tư có độ rủi ro cao vì những đặc thù nhất định như vốn đầu tư lớn, thời<br />
gian thu hồi vốn chậm. Phân tích, đánh giá chất lượng tài chính dự án, hạn chế rủi ro<br />
là một bài toán khó và tương đối phức tạp đối với hệ thống các doanh nghiệp đầu tư<br />
BĐS ở Việt Nam nói chung.<br />
PTTC dự án có vai trò không chỉ quan trọng đối với chủ đầu tư mà còn cả đối<br />
với các cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư của Nhà nước, các cơ quan tài trợ<br />
vốn cho dự án. Hoạt động PTTC dự án tác động trực tiếp đến kết quả phân tích, qua<br />
đó lại ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đầu tư. Kết quả PTTC dự án giúp doanh<br />
nghiệp trả lời câu hỏi: Dự án có hiệu quả không? Có nên đầu tư hay không? Nếu có<br />
phải kèm theo những điều kiện gì? Khi bắt đầu đầu tư dự án, CTCP Đầu tư Việt San<br />
đã quan tâm đ ến vấn đề chất lượng PTTC dự án đầu tư nhưng vì nhiều lý do cả chủ<br />
quan và khách quan, hoạt động PTTC dự án chưa thực sự được yêu cầu đặt ra để đảm<br />
bảo hiệu quả sử dụng cũng như đ ầu tư vốn an toàn cho doanh nghiệp.<br />
Nhận thấy đây là một vấn đề quan trọng và rất được quan tâm, đề tài: “Hoàn<br />
thiện công tác PTTC dự án tại CTCP Đầu tư Việt San” được chọn làm đề tài nghiên<br />
cứu cho bản luận văn này. Mục đích chính của đề tài này là tìm ra những nguyên nhân<br />
<br />
chính trong quy trình PTTC dự án tại CTCP Đầu tư Việt San và đưa ra một số giải<br />
pháp hoàn thiện. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn này chủ yếu<br />
sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích và đánh giá. Nội dung của chuyên<br />
đề được chia thành ba phần chính:<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH<br />
TÀI CHÍNH DỰ ÁN CỦA DOANH NGHIỆP<br />
<br />
1.1. Những vấn đề chung về dự án<br />
Đầu tư là một nhu cầu thiết yếu đối với sự phát triển của mỗi nền kinh tế. Có<br />
thể hiểu một cách khái quát đầu tư là hoạt động hy sinh các nguồn lực (tiền, tài sản có<br />
sẵn, thời gian, công sức…) vào một hoạt động nào đấy, trong một thời gian nhất định<br />
để đạt được những lợi ích nhất định (tiền, lợi ích xã hội…). Đặc điểm của hoạt động<br />
đầu tư là: quyết định đầu tư là một quyết định tài chính, vì vậy phải cân nhắc về tính<br />
khả thi của nó, cân nhắc giữa những gì phải bỏ ra và những kết quả kỳ vọng đạt được.<br />
Và một đặc điểm rất quan trọng nữa là hoạt động đầu tư mang tính rủi ro cao. Tính rủi<br />
ro của hoạt động này bắt nguồn từ bản chất của đầu tư là việc hy sinh nguồn lực ở<br />
hiện tại để kỳ vọng những lợi ích ở tương lai dài hạn. Vì thế để thực hiện đầu tư và<br />
đầu tư có hiệu quả cao nhất đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo, dự tính và lên kế<br />
hoạch cho các giai đoạn đầu tư cụ thể. Sự chuẩn bị này được thực hiện thông qua việc<br />
soạn thảo các dự án.<br />
Vì vậy, phần đầu tiên của luận văn sẽ khái quát một cách chung nhất về dự án,<br />
cho chúng ta biết được về khái niệm, vai trò, đặc điểm cũng như nhiều loại dự án<br />
được phân chia thành theo loại hình, quy mô và thời hạn.<br />
<br />
1.2. Công tác PTTC dự án trong doanh nghiệp<br />
Đây là nội dung quan trọng nhất trong Chương 1 của đề tài vì phần này không<br />
chỉ giúp người đọc hiểu về PTTC dự án cũng như sự cần thiết phải tiến hành hoạt<br />
động PTTC dự án trong doanh nghiệp mà còn chỉ ra những nội dung cơ bản về PTTC<br />
dự án trong doanh nghiệp.<br />
<br />
PTTC là sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho<br />
phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình<br />
hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả<br />
hoạt động của doanh nghiệp đó. Đối với mỗi một đối tượng khác nhau, PTTC có mục<br />
tiêu và vai trò riêng đối với từng đối tượng. Nhưng có thể nói mối quan tâm hàng đầu<br />
của các nhà PTTC là đánh giá khả năng xảy ra rủi ro phá sản tác động tới các doanh<br />
nghiệp mà biểu hiện của nó là khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, khả năng hoạt<br />
động cũng như khả năng sinh lãi của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, các nhà PTTC tiếp tục<br />
nghiên cứu và đưa ra những dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi<br />
nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai. Nói cách khác, PTTC là cơ sở để dự đoán tài<br />
chính. PTTC có thể được ứng dụng theo nhiều hướng khác nhau: Với mục đích tác<br />
nghiệp (chuẩn bị các quyết định nội bộ), với mục đích nghiên cứu thông tin hoặc theo vị<br />
trí của nhà phân tích (trong doanh nghiệp hoặc ngoài doanh nghiệp). Tuy nhiên, trình tự<br />
phân tích và dự đoán tài chính đều phải tuân theo các nghiệp vụ phân tích thích ứng với<br />
từng giai đoạn dự đoán.<br />
Để tiến hành PTTC dự án trong doanh nghiệp, điều quan trọng là phải dự tính<br />
được tổng vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư của dự án. Vì mỗi một doanh nghiệp khi<br />
bắt đầu xây dựng kế hoạch đầu tư thì cần phải biết rõ mình đầu tư bao nhiêu, chi phí<br />
như thế nào, lợi nhuận cũng như nh ững ích lợi của việc tiến hành đầu tư. Đây là phần<br />
đáng được quan tâm nhất vì phần này đưa ra những công thức và cách giúp ta dự tính<br />
được một cách chính xác nhất tổng mức đầu tư của dự án. Có thể có nhiều phương<br />
pháp khác nhau, nhưng cũng có thể kết hợp các phương pháp này một cách linh hoạt<br />
và hiệu quả nhằm đảm bảo cho quá trình huy động vốn đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn,<br />
tổng mức đầu tư còn được dự tính cho từng giai đoạn của quá trình thực hiện đầu tư.<br />
Bước tiếp theo là lập báo cáo tài chính cho từng năm và xác định dòng tiền của dự án.<br />
Các BCTC giúp chủ đầu tư thấy được tình hình hoạt động tài chính của dự án và nó là<br />
nguồn số liệu giúp cho việc tính toán, phân tích các chỉ tiêu phản ánh mặt tài chính<br />
của dự án.<br />
Để có thể tiến hành PTTC dự án chính xác, doanh nghiệp phải căn cứ vào<br />
những chỉ tiêu nhất định của PTTC dự án đầu tư, như các chỉ tiêu đánh giá tiềm lực tài<br />
chính doanh nghiệp, các chỉ tiêu lợi nhuận thuần, thu nhập thuần của dự án để đánh<br />
<br />
giá quy mô lãi của dự án. Và để xem xét mức độ an toàn về mặt tài chính của dự án,<br />
doanh nghiệp phải xem xét mức độ an toàn trên các phương diện về nguồn vốn, về<br />
khả năng thanh toán nghĩa v ụ tài chính ngắn hạn cũng như kh ả năng trả nợ. Đặc biệt,<br />
với các yếu tố khách quan bên ngoài, chủ đầu tư cũng cần phải lưu ý vì sự tác động<br />
của các yếu tố khách quan thường gây bất ngờ và đôi khi mang lại những hậu quả<br />
không nhỏ đối với dự án. Phân tích sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự<br />
án (lợi nhuận, thu nhập thuần, hệ số hoàn vốn nội bộ...) khi các yếu tố có liên quan chỉ<br />
tiêu đó thay đổi hay còn gọi là phân tích độ nhạy của dự án. Phân tích độ nhạy của dự<br />
án giúp cho chủ đầu tư biết được dự án nhạy cảm với các yếu tố nào hay nói một cách<br />
khác, yếu tố nào gây nên sự thay đổi nhiều nhất của chỉ tiêu hiệu quả xem xét để từ đó<br />
có biện pháp quản lý chúng trong quá trình thực hiện dự án. Mặt khác, phân tích độ<br />
nhạy của dự án còn cho phép lựa chọn được những dự án có độ an toàn hơn cho<br />
những kết quả dự tính. Dự án có độ an to àn cao là những dự án vẫn đạt được hiệu quả<br />
khi những yếu tố tác động đến nó thay đổi theo những chiều hướng không có lợi. Một<br />
yếu tố khác cũng không kém phần đó chính là lạm phát. Lạm phát tác động trực tiếp<br />
lên các khoản chi phí vốn đầu tư. Nếu mức lạm p hát càng cao thì nhu cầu vốn đầu tư<br />
để thực hiện thi công xây lắp các công trình trong tương lai càng cao so với lượng tính<br />
theo thực tại. Vì vậy, để đảm bảo cho quá trình thực hiện đầu tư được thuận lợi, việc<br />
dự tính mức vốn đầu tư cần huy động phải tính đến yếu tố lạm phát.<br />
PTTC dự án phụ thuộc vào nhiều nhân tố và để có được kết quả tốt nhất về<br />
PTTC dự án, cơ sở tin cây để doanh nghiệp ra quyết định đầu tư đúng đắn, cần phải<br />
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng. PTTC dự án bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác<br />
nhau, bao gồm các nhân tố khách quan và chủ quan như các thông tin sử dụng trong<br />
quá trình phân tích, phương pháp phân tích, n ội dung phân tích dự án, đội ngũ cán b ộ,<br />
trang thiết bị công nghệ sử dụng cho hoạt động phân tích, tổ chức công tác PTTC dự<br />
án, sự thay đổi của cơ chế, chính sách liên quan, thị trường yếu tố đầu vào cũng như<br />
thị trường đầu ra của doanh nghiệp, tình hình tăng trư ởng của nền kinh tế và của các<br />
ngành, lĩnh v ực có liên quan. Trong đó, nhân tố con người bao giờ cũng đóng vai trò<br />
trung tâm, cốt lõi của mọi vấn đề, vì một doanh nghiệp có khả thi đến đâu đi chăng<br />
nữa, nhưng nếu chủ đầu tư không biết nắm lấy cơ hội đầu tư thì sẽ không thể nào thực<br />
hiện được dự án.<br />
<br />
CHƯƠNG 2<br />
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI<br />
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VIỆT SAN<br />
<br />
2.1. Tổng quan về CTCP Đầu tư Việt San<br />
Nội dung chính của phần này giới thiệu cho chúng ta biết lịch sử hình thành và<br />
quá trình phát triển CTCP Đầu tư Việt San. Là một doanh nghiệp nhỏ nhưng được hậu<br />
thuẫn bởi cá nhân là người nước ngoài không những là một cơ hội tốt để tiếp cận với<br />
nhiều dự án đầu tư mà còn giúp công ty trong việc phát triển xa hơn nữa không bị giới<br />
hạn trong lãnh thổ Việt Nam. Mặc dù mới được thành lập cách đây không lâu, nhưng<br />
Công ty đã thành lập ra những phòng hoạt động với chức năng chuyên biệt, rõ ràng và<br />
hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, như quản lý dự án, cung cấp vật liệu xây<br />
dựng, kinh doanh các sản phẩm nội thất, kinh doanh ô tô, sàn giao dịch bất động sản,<br />
đầu tư xây dựng bất động sản. Bằng việc kinh doanh hoạt động trên nhiều lĩnh vực<br />
khác nhau như vậy không những giúp các bộ phận hỗ trợ cho nhau trong quá trình<br />
hoạt động mà còn tạo ra tiếng nói của doanh nghiệp trên thương trường. Tình hình<br />
hoạt động của Công ty trong 3 năm gần đây từ năm 2008 đến năm 2010 cho thấy kết<br />
quả kinh doanh hết sức khả quan mặc dù đây năm 2008 là năm nhiều doanh nghiệp<br />
nhỏ gặp khó khăn về tài chính. Tổng tài sản và Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty<br />
vẫn tăng đều qua các năm. Hoạt động trọng tâm của công ty là đầu tư kinh doanh bất<br />
động sản vẫn được duy trì đ ều đặn bởi Công ty có những biện pháp linh hoạt nhằm<br />
huy động tối đa nguồn vốn, việc đầu tư dài hạn được đảm bảo bằng nguồn vốn chắc<br />
chắn và đáng tin cậy.<br />
<br />
2.2. Thực trạng công tác PTTC dự án tại CTCP Đầu tư Việt San giai đoạn<br />
2008 - 2010<br />
Mới thành lập được 4 năm nhưng qua tình hình kinh doanh của Công ty trong 3<br />
năm gần đây cũng có th ể thấy được CTCP Đầu tư Việt San là một trong những doanh<br />
nghiệp nhỏ và vừa có tiềm năng và quy mô tại Hà Nội. Tình hình hoạt động của Công<br />
ty được có lúc lên xuống nhưng nhìn chung vẫn giữ vững được đà tăng trưởng và<br />
<br />